(Ảnh: Manhhai, Flickr, CC BY 2.0)
Tạm dùng thuật ngữ giấy cổ truyền để chỉ vào các thứ giấy do người thợ thủ công Việt Nam sản xuất khi chưa tiếp xúc với kỹ thuật Phương tây. Chúng tôi sẽ không nói tới các loại giấy mới được sản xuất ở Đáp Cầu, Lam Sơn, Đức Thọ trước và sau 1945 và các loại giấy Tân Mai, Vĩnh Trụ, Bãi Bằng ngày nay. Chúng tôi chỉ nói đến những loại giấy được sử dụng khi việc học theo Nho học còn thịnh hành.
Có thể kể:
Tất nhiên không phải cùng một lúc chúng ta có ngần ấy loại giấy, mà đây là cả một quá trình hình thành lâu dài. Thí dụ: đầu tiên chỉ có thể là loại giấy thô sơ như giấy Moi, giấy Phèn dùng để gói, giấy Bản loại thường để viết.
Tiếp đến, do nhu cầu sử dụng ngày một cao, đòi hỏi ngày một khác (nhất là yêu cầu của Nhà nước quân chủ) nên nghề giấy phải vươn lên về mặt chất lượng với các loại giấy tốt, giấy quý như giấy Nghè, giấy Nhũ tương… để sử dụng làm các sắc phong, lệnh chỉ…
Đồng thời vẫn phải có những loại giấy để phục vụ các ngành nghề khác như nghề làm quạt, nghề dát vàng… Ở mỗi làng có nghề giấy, các nghệ nhân đã sản xuất ra một loại giấy đặc biệt, như giấy Điệp dùng cho các làng tranh: tranh Đông Hồ, tranh Kim Hoàng.
Những loại giấy trên đến thời kỳ Nho học suy tàn thì sản xuất không còn thịnh vượng nữa, nhưng ở nông thôn loại giấy bản vẫn phổ biến. Các văn tự văn khế, hương ước, gia phả, v.v. vẫn dùng đến giấy bản.
Giấy dó lụa (loại mịn, mỏng, dai) vào những năm 40 của thế kỷ này đã trở thành thứ giấy quý, dùng in những loại sách đặc biệt quý.
Hoàng Hồng Cẩm
Trích “Bước đầu tìm hiểu nghề giấy cổ truyền”
Tạp chí Hán Nôm số 1 năm 1992
Xem thêm:
Mời xem video:
Theo báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán, năm 2024 Tập đoàn Vingroup đã…
Đi kèm với các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn gần Đài Loan…
Ông Musk chỉ ra tỷ lệ sinh đang giảm ở Hoa Kỳ và Hàn Quốc,…
Khoảng 2h20 sáng, ngọn lửa bùng lên bao trùm một căn nhà ở phường Xóm…
6 trường đại học nổi tiếng của Úc đã đóng cửa các Viện Khổng Tử…
Nghiên cứu mới từ Đại học Simon Fraser (SFU) cho thấy có mối liên quan…