Nghề cổ đất Việt: Chạm bạc Đồng Xâm

Mang trong mình những nét tinh hoa độc đáo, nghề chạm bạc Đồng Xâm nổi tiếng với những sản phẩm tinh tế và tỉ mỉ. Kế thừa kinh ngiệm của ông cha, những người con đất Đồng Xâm vẫn luôn gìn giữ và lưu truyền nghề qua các thế hệ.

Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm nằm tại xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Nghề chạm bạc ở đây đã có từ rất lâu rồi. Tương truyền nghề có từ tận thế kỷ 15, do một người khách lạ đi thuyền xuôi dòng Trà Lý thơ mộng, truyền nghề trạm kim khí cho người dân Đồng Xâm.

Còn theo văn bia của làng thì tổ nghề chạm Bạc là cụ Nguyễn Kim Lâu. Năm 1428, cụ đã về đây, truyền nghề cho dân làng, rồi lập thành phường Phúc Lộc, có một trùm phường và 7 chi phường cai quản 7 hạng thợ, tổng cộng là 149 người thuộc nhiều dòng họ như: họ Nguyễn, Trần, Đinh, Vũ, Hoàng, Đỗ, Ngô…

Bên trong các căn nhà ở Đồng Xâm, dù trời nắng hay mưa, những người thợ vẫn cần cù, tỉ mỉ khắc lên hoa văn trang trí bằng đôi bàn tay khéo léo, bền bỉ, với công cụ thô sơ như dùi, đinh búa… để tạo nên những bức họa, những hoa văn tinh tế.

(Ảnh qua Facebook Chạm bạc Đồng Xâm)
(Ảnh qua Facebook Chạm bạc Đồng Xâm)

Để có được một sản phẩm chạm bạc, người thợ phải làm qua rất nhiều công đoạn. Mỗi công đoạn đều đòi hỏi kĩ thuật, tài năng và sự sáng tạo. Sự phong phú về mẫu mã, cũng như sự đa dạng về chủng loại chính là cái khó mà người thợ chạm bạc phải vượt qua để làm hài lòng khách hàng.

Để làm nổi chi tiết hoa văn, người thợ phải tiến hành dát tán vào bàn xi, rồi lại dùng ve để đục cho nổi hình lên, rồi đảo mặt để chạm, chênh, bong, tỉa, hạ và làm nhẵn. Công đoạn khó thường là tạo hình sản phẩm, chọn hoa văn trang trí, rồi đục tạo vân nổi chìm. Người thợ chạm cần thấu hiểu sự sáng-tối từ ánh kim loại để tạo hình cho sản phẩm, vậy nên họ phải có trí tưởng tượng phong phú và thực sự am hiểu chi tiết góc cạnh của sản phẩm.

Từng con ngõ của làng nghề chạm bạc Đồng Xâm thật yên tĩnh vắng vẻ. Những ngôi nhà mái ngói đỏ nâu, những con ngõ lát gạch đỏ đã phai màu thời gian, yên ắng như khắc họa một bức tranh làng cổ yên bình. Ít ai biết rằng bên trong những căn nhà dưới ánh đèn vàng, và các thế hệ gia đình luôn miệt mài và say mê chạm bạc…

Nghề chạm bạc Đồng Xâm cũng qua nhiều thăng trầm biến đổi. Khi nghề mới phát triển chỉ có ít người theo, nhưng đến nay đã có gần 2.000 người thợ gắn bó. Cả làng làm nghề, các gia đình cứ cha truyền con nối qua nhiều thế hệ. Mặc dù ngày nay thợ ở các nơi khác cũng học được nghề chạm bạc Đồng Xâm, nhưng nét chạm thì vẫn không thể giống như đích thân thợ Đồng Xâm làm ra.

Dẫu cuộc sống có bom chen vất vả bao nhiêu, dẫu còn có nhiều thăng trầm trong nghề chạm bạc, thì những người con Đồng Xâm vẫn luôn giữ truyền thống mà người xưa để lại. Nó không chỉ mang lại giá trị kinh tế bền vững cho người dân mà còn lưu lại những giá trị tinh hoa trong đó. Mỗi sản phầm thành công đều chứa đựng cái cái tâm, tình yêu nghề, sự cần cù sáng tạo và lòng đam mê của người con đất Đồng Xâm.

Lê Nguyên tổng hợp

Xem thêm:

Mời xem video:

Lê Nguyên

Published by
Lê Nguyên

Recent Posts

Gia Lai: Hiệu trưởng nhiều ngày không đến trường, giáo viên huyện biên giới bị chậm lương

Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…

12 phút ago

Tiệm vàng tại Nghệ An mở sổ tiết kiệm như ngân hàng

Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…

34 phút ago

Bị phạt 20 tháng tù vì hỗ trợ ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công tại Mỹ

Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…

1 giờ ago

Biểu tình bảo vệ quyền lợi ở Trung Quốc tăng mạnh – Báo cáo của Freedom House

Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…

1 giờ ago

Ngoại trưởng Ukraine Andrey Sibiga bác bỏ khả năng nhượng bộ lãnh thổ

Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…

2 giờ ago

Chuyện danh y thời Tống tích âm đức cải biến mệnh

Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…

2 giờ ago