Văn Hóa

Chuyện công chúa Nguyễn Phước Như Mai ở Pháp

Vua Hàm Nghi dù lên ngôi khi còn nhỏ tuổi nhưng có tinh thần chống Pháp rất quyết liệt. Khi bắt được ông, người Pháp đã đày đến Bắc Phi. Sau này Hàm Nghi kết hôn với một người Pháp, và con gái trưởng của ông là công chúa Nguyễn Phước Như Mai.

Ảnh vua Hàm Nghi tại Algiers năm 1900. (Ảnh: Manhhai, Flickr)

Vua Hàm Nghi ở Algérie

Năm 1888, vì có kẻ chỉ điểm, quân Pháp bắt được vua Hàm Nghi. Đến cuối năm nhà Vua bị đưa xuống tàu đi đày ở Algérie. Tháng 1/1889, ông đến Algerie và sống ở làng El Biar.

Ở nơi xứ người, Hàm Nghi vẫn giữ tác phong lề lối ăn mặc của một người Việt. Ban đầu ông nhất định không chịu học tiếng Pháp vì cho đó là tiếng của dân tộc xâm lược nước mình, mọi giao tiếp đều thông qua thông ngôn Trần Bình Thanh. Nhưng sau đó thấy người Pháp nơi đây rất thân thiện, khác hẳn với người Pháp ở Đại Nam, vì thế mà ông mới học tiếng Pháp và chỉ vài năm sau đã nói tiếng Pháp rất giỏi.

Người Pháp đã may bộ âu phục rồi bắt Hàm Nghi phải mặc vào, chụp ảnh gửi đến Đại Nam, nhằm cho dân chúng thấy ông đã quy thuận người Pháp.

Năm 1896, Hàm Nghi đến với hội họa, bức tranh vẽ đầu tiên là bức chân dung tự họa bằng chì than trong trang phục của người Việt. Rồi ông sao ra làm nhiều bản tặng cho những người quen biết với lời gửi gắm: “Tôi là người Việt”.

Năm 1904, Hàm Nghi đã 33 tuổi và kết hôn với một người Pháp là Marcelle Laloe – con gái của chánh án tòa án Alger. Marcelle Laloe sinh năm 1884 ở Algerie, tức nhỏ hơn Hàm Nghi 13 tuổi. Sau khi kết hôn Hàm Nghi lần lượt có 3 người con là công chúa Nguyễn Phước Như Mai, công chúa Nguyễn Phước Như Lý, hoàng tử Minh Đức.

Đám cưới của Hàm Nghi tại Tòa tổng Giám mục Alger năm 1904. (Ảnh: Manhhai, Flickr)
Hàm Nghi và cô dâu trong ngày đính hôn. (Ảnh: Manhhai, Flickr)
Đám đông đứng trên bậc thềm nhà thờ lớn, phía trước Tòa Tổng Giám mục Algiers phía bên kia đường để chờ xem cô dâu chú rể đến. (Ảnh: Manhhai, Flickr)

Tốt nghiệp thủ khoa

Công chúa Nguyễn Phước Như Mai lớn lên được gia đình cho đến Paris ăn học, rồi thi vào trường ĐH Nông Lâm, đỗ cao thứ năm.

Tốt nghiệp Đại học, Như Mai học tiếp lên Thạc sĩ. Trong suốt quá trình này Như Mai học rất giỏi. Khi tốt nghiệp Thạc sĩ ĐH Nông Lâm, công chúa Như Mai đỗ thủ khoa. Kết quả này được các báo lớn ở Paris lúc đó đưa tin.

Người Pháp cũng kính phục Như Mai bởi công chúa là con của một vị Vua yêu nước, và thường gọi cô là “Princesse d’Annam” nghĩa là công chúa An Nam.

Trong suốt quá trình học tập tại trường ĐH Nông Lâm, Như Mai mặc trang phục truyền thống của người Việt, khi có ai hỏi thì cô đáp rằng: “Ăn mặc như thế thể theo ý muốn của cha tôi là vua Hàm Nghi”.

Công chúa Như Mai. (Ảnh: Nguyễn Đắc Xuân, Wikipedia, CC BY-SA 3.0)

Giúp dân trồng trọt, chăm sóc phần mộ cha mẹ

Tốt nghiệp Thạc sĩ, Như Mai về Alger 1 năm sống cùng cha mẹ, rồi đến Pháp tiếp tục học thêm bằng về hóa học, rồi làm việc tại Viện Nghiên cứu nông nghiệp Pháp (Institut Agricole Fancaise). Sau đó cô đến tỉnh Correze hỗ trợ dân nghèo kỹ thuật trồng trọt và được người dân quý mến.

Sau khi Hàm Nghi mất, Như Mai cùng các em đưa hài cốt của cha về Pháp an táng trong nghĩa trang gia đình tại làng Thonac tỉnh Dordogne, gần tỉnh Correze. Bà Marcelle Laloe cũng về Pháp sinh sống cùng các con.

Năm 1974, bà Laloe mất và được chôn cất bên cạnh Hàm Nghi. Như Mai quyết không lấy chồng, ở vậy để chăm sóc phần mộ cho cha mẹ.

Hàm Nghi rất thích vẽ, ông để lại rất nhiều tranh, gia đình đều xem đây là tài sản quý giá nên không bán đi. Tuy nhiên sau này Như Mai thấy nhiều người thân thích trước đây của cha rất thích tranh của ông, nên quyết định đem tặng để làm kỷ niệm. Hàm Nghi có nhiều bức tranh nổi tiếng, như bức tranh “chiều tà” (Déclin du jour) vẽ năm 1915, được bán đấu giá ở Paris ngày 24/11/2010 với giá 8.800 Euro.

Năm 1999, Như Mai qua đời và được chôn gần cha mình trong nghĩa trang gia đình. Em gái bà là công chúa Như Lý mất năm 2005.

Chắt ngoại của Như Lý, cô Amanoline Dabat, tốt nghiệp tiến sĩ chuyên ngành lịch sử nghệ thuật và khảo cổ. Năm 2019, cô đã xuất bản tại Pháp cuốn sách “Hàm Nghi – Empereur en exil, artiste à Alger” (Hàm Nghi – Vị hoàng đế lưu vong, nghệ sĩ ở Alger) gây tiếng vang quốc tế.

Trần Hưng

Xem thêm:

Mời xem video:

Trần Hưng

Published by
Trần Hưng

Recent Posts

Nga bắn tên lửa tầm trung, không phải ICBM — Tổng thống Putin

Trong một bài phát biểu quan trọng được phát sóng truyền hình hôm Thứ Năm,…

2 phút ago

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

6 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

7 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

7 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

8 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

9 giờ ago