Khi Đảng Cộng sản Trung Quốc phát động chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công vào năm 1999, thế giới đã bất ngờ. Rất ít người bên ngoài Trung Quốc biết Pháp Luân Công là gì vào thời điểm đó. Cũng rất ít người biết được rằng trong vòng 7 năm kể từ khi phổ biến ra xã hội vào năm 1992, Pháp Luân Công đã thu hút tới hơn 70 triệu người tập luyện. Ngày nay Pháp Luân Công đã trở thành một hiện tượng trên thế giới, hầu như mỗi người đều đã nghe qua. Dưới đây là một câu chuyện ít được biết đến hơn, về những ngày đầu của môn tập này ở Trung Quốc.
Văn hóa là linh hồn của dân tộc. Sự phát triển văn hóa định ra lịch sử nền văn minh của một đất nước. Trên thế giới hiện nay, Trung Quốc là đất nước duy nhất có nền văn minh cổ đại được kế thừa liên tục trên 5.000 năm. Những nền văn minh lâu đời khác như Maya, Ai Cập, La Mã, v.v. đã bị đứt quãng hoặc chỉ còn lại tàn tích một thời. Tuy nhiên nền văn hóa Trung Hoa cổ xưa cũng từng phải chịu những tổn thương nặng nề trong lịch sử cận đại, nhất là trong cuộc Đại cách mạng văn hóa (1966-1976).
Xuất phát từ sự đối nghịch cố hữu về ý thức hệ, sau khi cầm quyền, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tập trung các nguồn lực của đất nước vào các cuộc vận động nhằm xóa bỏ những giá trị phổ quát trong văn hóa truyền thống hàng nghìn năm. Những đức tính tốt đẹp được truyền thừa qua bao triều đại là ‘cái gai’ trong bước đường phát triển và nhồi nhét các thứ lý luận du nhập từ Tây phương với quan niệm con người tiến hóa từ động vật và cần đấu tranh với nhau để có thể sinh tồn… “ĐCSTQ bỏ tù hàng triệu người chỉ vì họ là thân nhân của một người là mục tiêu khủng bố của đảng, giết chết hàng triệu người, làm tan vỡ bao nhiêu gia đình, biến bao nhiêu trẻ em thành lưu manh côn đồ, đốt sách, đánh sập những ngôi nhà cổ, và phá hủy phần mộ của những trí thức thời xưa, gây ra mọi loại tội ác dưới danh nghĩa cách mạng.” Có thể tưởng tượng rằng trong điều kiện như vậy, tất cả các tôn giáo và tín ngưỡng, tất cả các giá trị phổ quát như Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín… đều bị tấn công một cách không thương tiếc.
Tuy nhiên, như đạo lý “vật cực tất phản” trong lẽ tự nhiên của Trời đất, khi cái ác xuất hiện điên cuồng thì cái thiện cũng theo đó mà nảy sinh.
Xuất hiện vào giữa thời Đại Cách mạng Văn hóa và lên thành cao trào vào thời kỳ cuối, một điều chưa từng có trong lịch sử nhân loại đã diễn ra: hàng nghìn môn khí công đột nhiên xuất hiện tại Trung Quốc, tạo nên một phong trào thu hút hàng trăm triệu người dân.
Nhiều người nhầm tưởng rằng khí công là sản phẩm của con người hiện đại, dạy hô hấp tập thở, dùng để chữa bệnh khỏe thân. Tuy nhiên rất nhiều môn khí công loáng thoáng có bóng dáng của Đạo gia và Phật gia trong đó. Những môn nổi tiếng nhất thì đều có lịch sử tu Đạo, tu Phật, như Thái Cực Quyền, Ngũ Cầm Hý, Dịch Cân Kinh, v.v..
Khí công được “bình dân hóa” theo một cách đặc biệt. Dù là lưu truyền thông qua khí công sư mở lớp thuyết giảng hay cá nhân dạy cho nhau, thì hình thức lưu truyền khí công thời đó vô cùng đơn giản: mỗi môn khí công có một bộ động tác, có một quyển sách nhỏ hướng dẫn động tác và một vài lưu ý khi tập luyện. Một số môn khí công còn là sự kết hợp của võ thuật (tu ngoại) và thiền định (tu nội).
Bấy giờ giới khí công đều biết rằng tập khí công phải “trọng đức”, làm việc tốt, hành thiện, tuy nhiên không có ai giải thích rõ là tại sao. Những gì truyền xuất ra trong giai đoạn này tuy giới hạn nhưng lại rất phù hợp với mong muốn của người hiện đại: luyện tập để chữa bệnh khỏe người.
Khi cuộc Đại Cách mạng Văn hóa đã đi xa, nhà nước chấp nhận khí công và coi nó như một phong trào quần chúng. Khoảng trống tâm linh sau khi nhận ra sự lừa dối của cuộc Đại Cách mạng Văn hóa đã dẫn dắt người Trung Quốc tiếp tục tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi lớn của đời người. Đồng thời, tác dụng chữa bệnh và những đặc tính siêu thường của khí công khiến người ta đặt hy vọng vào nó rất lớn. Người dân Trung Quốc dường như đang tìm cách kết nối lại với các truyền thống tâm linh cổ xưa, những điều đã bị “đấu tố” và “phê phán” dưới thời Cách mạng văn hóa.
Đầu thập niên 1990, trong cơn sốt khí công ở Trung Quốc, Đại sư Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Công đã xuất hiện một cách rất khiêm tốn.
Sinh ra ở thị trấn Trường Xuân phía đông bắc Trung Quốc, ông Lý kể rằng mình đã theo học các vị sư phụ Phật giáo và Đạo giáo từ khi còn trẻ. Thời điểm phong trào khí công xuất hiện, ông đã dành thời gian khảo sát và nghiên cứu hết sức kỹ lưỡng các môn phái khí công ở trong và ngoài Trung Quốc, lại tự mình thử tham dự một số lớp học khí công để tìm hiểu về đặc tính của con người thời hiện đại. Từ đó, ông Lý chỉnh lý những điều của bản thân để chuẩn bị truyền ra, với mong muốn giúp đỡ quần chúng có nguyện vọng tu luyện.
Năm 1989, sau khi Pháp Luân Công đã định hình, Đại sư Lý Hồng Chí không vội truyền ra công chúng, mà thận trọng truyền dạy cho một nhóm nhỏ người học.
Năm 1992, sau 2 năm quan sát, nhận thấy Pháp Luân Công phù hợp để phổ biến rộng rãi, ông Lý đã quyết định xuất hiện trước công chúng.
Vào ngày 13 tháng 5 năm 1992, ông Lý tổ chức lớp học đầu tiên về Pháp Luân Công cho khoảng 180 thính giả tại một ngôi trường khiêm tốn ở Trường Xuân, thành phố phía đông bắc Trung Quốc.
Trong vòng 5 tháng, Pháp Luân Công được Hiệp hội Nghiên cứu Khoa học Khí công Trung Quốc do nhà nước điều hành công nhận. Ông Lý chính thức được tuyên bố là “khí công sư” (bậc thầy khí công) và nhận được giấy phép giảng dạy Pháp Luân Công trên toàn quốc.
Vào tháng 6 năm 1992, nhằm để cho nhiều người biết đến Pháp Luân Công hơn nữa, ông Lý tổ chức khám chữa bệnh bằng khí công trên diện rộng. Việc khám chữa bệnh diễn ra ở phòng họp lớn trên tầng 5 tòa nhà nơi đặt trụ sở của Cục Vật liệu Xây dựng, tại Trung tâm thương mại Cam Gia Khẩu ở Bắc Kinh. Việc khám chữa bệnh diễn ra trong 10 ngày, và mỗi ngày bắt đầu vào buổi sáng và kéo dài cho đến buổi chiều.
Từ ngày 12 đến ngày 21 tháng 12 năm 1992, Đại sư Lý Hồng Chí đã cùng các học viên tới tham gia Hội chợ Sức khỏe Đông phương năm 1992 tại Bắc Kinh, tổ chức tại Tòa nhà Thương mại Quốc gia ở Đại Bắc Diêu, Bắc Kinh. Tại hội chợ, hiệu quả chữa bệnh thần kỳ của Pháp Luân Công đã thu hút sự chú ý của mọi người. Ông Lý trở thành người được trao nhiều giải thưởng nhất tại hội chợ. Cũng nhờ thế, sự quan tâm đến Pháp Luân Công ngay lập tức tăng vọt.
Từ ngày 13 tháng 5 năm 1992 đến ngày 21 tháng 12 năm 1994, đáp lại lời mời từ các Hiệp hội Nghiên cứu Khoa học Khí công địa phương trên khắp Trung Quốc, ông Lý đã tổ chức 56 khóa học về các nguyên lý và dạy các bài tập của Pháp Luân Công. Mỗi khóa học kéo dài khoảng mười ngày, và mỗi lần đều thu hút hàng trăm, hàng ngàn học viên tham dự.
Mỗi ngày, ông Lý giảng giải về nguyên lý của môn tập trong khoảng một tiếng rưỡi, sau đó, dành nửa giờ dạy động tác. Ngày cuối cùng, ông sẽ giải đáp thắc mắc của các học viên.
Ông Lý chỉ thu một khoản phí vào cửa nhỏ để trang trải chi phí đi lại và thuê địa điểm. Mức phí này được coi là thấp nhất vào thời điểm đó, trong khi lớp học của Pháp Luân Công lại là đông nhất và thu hút nhất. Mặc dù ông Lý chưa bao giờ quảng cáo Pháp Luân Công, nhưng những lợi ích về sức khỏe của môn tập này đã được truyền miệng nhanh chóng và cuối cùng đã thu hút hàng nghìn người. Khóa học cuối cùng, cũng là khóa học lớn nhất diễn ra tại Quảng Châu được tổ chức tại sân vận động Quảng Châu, thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông với khoảng 6.000 người tham dự.
(1) Từ ngày 13 tháng 5 đến ngày 22 tháng 5 năm 1992, khóa học Pháp Luân Công đầu tiên được tổ chức tại Trường Trung học V, thành phố Trường Xuân, Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên ông Lý truyền giảng Pháp Luân Công cho công chúng, với khoảng 180 người tham gia. Đơn vị đăng cai tổ chức: Hội Khoa học Nghiên cứu Con người thành phố Trường Xuân.
(2) Từ ngày 25 tháng 5 đến ngày 3 tháng 6 năm 1992, khóa học Pháp Luân Công thứ hai tại Trường Xuân đã được tổ chức tại Trường Trung học V, thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm với khoảng 250 người. Đơn vị đăng cai tổ chức: Hiệp hội Nghiên cứu Con người thành phố Trường Xuân.
(3) Từ ngày 25 tháng 6 đến ngày 4 tháng 7 năm 1992, khóa học Pháp Luân Công đầu tiên ở Bắc Kinh được tổ chức tại Thính phòng của Cục Vật liệu xây dựng Quốc gia đặt tại Trung tâm Kinh doanh Cam Gia Khẩu ở Bắc Kinh. Khoảng 240 người tham dự hội thảo. Đơn vị đăng cai tổ chức: Hội Nghiên cứu Khí công Trung Quốc.
(4) Từ ngày 15 tháng 7 đến ngày 24 tháng 7 năm 1992, khóa học Pháp Luân Công lần thứ hai tại Bắc Kinh được tổ chức tại Thính phòng Pháo binh II của Quân đội, trên đường Nam Lễ Sỹ, Bắc Kinh với khoảng 600 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Hội Nghiên cứu Khí công Trung Quốc.
(5) Từ ngày 26 tháng 8 đến ngày 4 tháng 9 năm 1992, khóa học Pháp Luân Công lần thứ ba tại thành phố Trường Xuân được tổ chức tại Câu lạc bộ Giải trí Trường Không, thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm. Khoảng 550 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Hội Nghiên cứu Con người thành phố Trường Xuân.
(6) Ngày 7 tháng 9 năm 1992, ông Lý thuyết giảng tại thành phố Trường Xuân. Từ ngày 8 tháng 9 đến ngày 17 tháng 9 năm 1992, khóa học Pháp Luân Công lần thứ tư tại Trường Xuân được tổ chức tại Thính phòng Tỉnh ủy, thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm với khoảng 700 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Hội Nghiên cứu Con người thành phố Trường Xuân.
(7) Từ ngày 18 tháng 9 đến 25 tháng 9 năm 1992, khóa học Pháp Luân Công lần thứ ba tại Bắc Kinh được tổ chức tại Thính phòng Pháo binh II của Quân đội, Bắc Kinh với khoảng 1.000 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Hội Nghiên cứu Khí công Trung Quốc.
(8) Tháng 10 năm 1992, khóa học Pháp Luân Công tại Thái Nguyên được tổ chức tại Thính phòng Công đoàn của Nhà máy Khai khoáng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây với khoảng 120 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Liên đoàn Lao động của Nhà máy Khai thác Mỏ thành phố Thái Nguyên.
(9) Từ ngày 27 tháng 10 đến ngày 5 tháng 11 năm 1992, khóa học Pháp Luân Công lần thứ tư tại Bắc Kinh được tổ chức tại Thính phòng Pháo binh II của Quân đội, Bắc Kinh với khoảng 1.500 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Ủy ban Thể dục và Khí công thuộc Hội Nghiên cứu Khí công Trung Quốc.
(10) Từ ngày 16 tháng 11 đến ngày 25 tháng 11 năm 1992, khóa học Pháp Luân Công tại Huyện Quan được tổ chức tại Thính phòng Nhà máy Quán Quan, huyện Quan, tỉnh Sơn Đông với khoảng 150 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Hiệp hội Khí công huyện Quan.
(11) Từ ngày 30 tháng 11 đến ngày 9 tháng 12 năm 1992, khóa học Pháp Luân Công lần thứ năm tại Bắc Kinh được tổ chức tại Viện nghiên cứu III của Cục Hàng không Vũ trụ ở Vân Cương, Bắc Kinh với khoảng 400 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Ủy ban Thể dục và Khí công của Hội Nghiên cứu Khí công Trung Quốc.
(12) Từ ngày 3 tháng 1 đến ngày 12 tháng 1 năm 1993, khóa học Pháp Luân Công lần thứ 6 tại Bắc Kinh được tổ chức tại Thính phòng của Nhà máy Thiết bị Hạt nhân, Đại Bắc Diêu, Bắc Kinh với khoảng 1.000 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Ủy ban Thể dục và Khí công của Hội Nghiên cứu Khí công Trung Quốc.
(13) Từ ngày 7 tháng 2 đến 14 tháng 2 năm 1993, khóa học Pháp Luân Công lần thứ bảy ở Bắc Kinh đã được tổ chức tại Thính phòng Pháo binh Thế chiến II của Quân đội, Bắc Kinh với khoảng 1.500 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Ủy ban Thể dục và Khí công của Hội Nghiên cứu Khí công Trung Quốc.
(14) Từ ngày 15 tháng 2 đến 22 tháng 2 năm 1993, khóa học Pháp Luân Công lần thứ tám ở Bắc Kinh được tổ chức tại thính phòng của Viện nghiên cứu III của Cục Hàng không Vũ trụ, Vân Cương, Bắc Kinh với khoảng 400 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Ủy ban Thể dục và Khí công của Hội Nghiên cứu Khí công Trung Quốc.
(15) Từ ngày 23 tháng 2 đến ngày 4 tháng 3 năm 1993, khóa học Pháp Luân Công lần thứ chín ở Bắc Kinh được tổ chức tại Thính phòng Nhà máy Thiết bị Hạt nhân, Bắc Kinh với khoảng 1.000 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Ủy ban Thể dục và Khí công của Hội Nghiên cứu Khí công Trung Quốc.
(16) Từ ngày 15 tháng 3 đến ngày 24 tháng 3 năm 1993, khóa học Pháp Luân Công đầu tiên ở Vũ Hán được tổ chức tại Thính phòng của Viện Nghiên cứu 701 tại quận Vũ Xương, thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc với khoảng 300 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Hiệp hội Khí công thành phố Vũ Hán.
(17) Từ ngày 29 tháng 3 đến ngày 7 tháng 4 năm 1993, khóa học Pháp Luân Công lần thứ hai tại Vũ Hán được tổ chức tại Thính phòng của Đảng bộ thành phố Hán Khẩu, thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc với khoảng 1.000 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Hiệp hội Khí công thành phố Vũ Hán.
(18) Từ ngày 13 tháng 4 đến 22 tháng 4 năm 1993, khóa học Pháp Luân Công đầu tiên tại Quảng Châu được tổ chức tại Liên minh Lao động Cao su Quảng Châu, thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông với khoảng 200 người. Đơn vị đăng cai tổ chức: Trường Quảng Đông Bảo Lâm Quảng Châu.
(19) Từ ngày 29 tháng 4 đến ngày 6 tháng 5 năm 1993, khóa học Pháp Luân Công lần thứ 10 tại Bắc Kinh được tổ chức tại thính phòng của Viện Nghiên cứu II của Cục Hàng không Vũ trụ ở Ngũ Khỏa Tùng, Bắc Kinh với khoảng 1.500 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Ủy ban Thể dục và Khí công của Hội Nghiên cứu Khí công Trung Quốc.
(20) Từ ngày 8 tháng 5 đến ngày 17 tháng 5 năm 1993, khóa học Pháp Luân Công đã được tổ chức tại Thính phòng của Trường Đảng Lâm Thanh, thành phố Lâm Thanh, tỉnh Sơn Đông với khoảng 500 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Hội Nghiên cứu Con người của thành phố Lâm Thanh.
(21) Từ ngày 25 tháng 5 đến ngày 4 tháng 6 năm 1993, khóa học Pháp Luân Công đầu tiên ở Quý Dương được tổ chức tại thành phố Quý Dương, tỉnh Quý Châu với khoảng 400 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Hội Nghiên cứu Khí công tỉnh Quý Châu.
(22) Từ ngày 5 tháng 6 đến ngày 15 tháng 6 năm 1993, khóa học Pháp Luân Công lần thứ hai tại Quý Dương đã được tổ chức tại thành phố Quý Dương, tỉnh Quý Châu với khoảng 700 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Hội Nghiên cứu Khí công tỉnh Quý Châu.
(23) Từ ngày 19 tháng 6 đến ngày 26 tháng 6 năm 1993, khóa học Pháp Luân Công lần thứ năm tại Trường Xuân được tổ chức tại Thính phòng của Tỉnh ủy thành phố Trường Xuân với khoảng 1.000 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Hiệp hội nghiên cứu con người thành phố Trường Xuân.
(24) Từ ngày 27 tháng 6 đến ngày 4 tháng 7 năm 1993, khóa học Pháp Luân Công lần thứ sáu ở Trường Xuân được tổ chức tại Thính phòng Minh Phóng Cung của Đại học Cát Lâm, thành phố Trường Xuân với khoảng 1.200 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Hiệp hội Nghiên cứu Con người thành phố Trường Xuân.
(25) Từ ngày 14 đến ngày 23 tháng 7 năm 1993, khóa học Pháp Luân Công đã được tổ chức tại Thính phòng Bưu điện và Viễn thông Tề Tề Cáp Nhĩ, thành phố Tề Tề Cáp Nhĩ, tỉnh Hắc Long Giang với khoảng 500 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Hiệp hội Nghiên cứu Khoa học thành phố Tề Tề Cáp Nhĩ.
(26) Từ 25 tháng 7 đến 3 tháng 8 năm 1993, khóa học Pháp Luân Công lần thứ 11 tại Bắc Kinh được tổ chức tại Đại học Công an Bắc Kinh với khoảng 2.200 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Ủy ban Thể dục và Khí công của Hội Nghiên cứu Khí công Trung Quốc.
(27) Từ ngày 4 tháng 8 đến 11 tháng 8 năm 1993, khóa học Pháp Luân Công lần thứ mười hai ở Bắc Kinh được tổ chức tại Thính phòng của Viện Nghiên cứu II của Cục Hàng không Vũ trụ ở Ngũ Khỏa Tùng, Bắc Kinh với khoảng 1.500 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Ủy ban Thể dục và Khí công của Hội Nghiên cứu Khí công Trung Quốc.
(28) Từ ngày 15 tháng 8 đến ngày 21 tháng 8 năm 1993, khóa học Pháp Luân Công lần thứ ba tại Quý Dương đã được tổ chức tại thành phố Quý Dương, tỉnh Quý Châu với khoảng 1.700 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Hội Nghiên cứu Khí công tỉnh Quý Châu.
(29) Từ ngày 27 tháng 8 đến ngày 5 tháng 9 năm 1993, khóa học Pháp Luân Công lần thứ 13 ở Bắc Kinh được tổ chức tại Thính phòng của Nhà máy sản xuất Trường Tân Điếm 27, Bắc Kinh với khoảng 560 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Ủy ban Thể dục và Khí công của Hội Nghiên cứu Khí công Trung Quốc.
(30) Từ ngày 12 tháng 9 đến 22 tháng 9 năm 1993, khóa học Pháp Luân Công được tổ chức tại Thính phòng của Chính quyền quận Giang Bắc, thành phố Trùng Khánh, tỉnh Tứ Xuyên với khoảng 480 người. Đơn vị đăng cai tổ chức: Trường Khí công Y tế, thành phố Trùng Khánh.
(31) Từ ngày 25 tháng 9 đến ngày 2 tháng 10 năm 1993, khóa học Pháp Luân Công lần thứ ba tại Vũ Hán được tổ chức tại Thính phòng Đại học Tài chính và Kinh tế Trung Nam, quận Vũ Xuyên, thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc với khoảng 1.000 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Hội Nghiên cứu Khí công thành phố Vũ Hán.
(32) Từ ngày 3 tháng 10 đến ngày 10 tháng 10 năm 1993, khóa học Pháp Luân Công lần thứ tư tại Vũ Hán được tổ chức tại Thính phòng của Đảng bộ Hán Khẩu, thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc với khoảng 1.200 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Hội Nghiên cứu Khí công thành phố Vũ Hán.
(33) Từ ngày 11 tháng 10 đến ngày 18 tháng 10 năm 1993, khóa học Pháp Luân Công lần thứ năm ở Vũ Hán được tổ chức tại Thính phòng Công ty Gang thép Vũ Hán, quận Thanh Sơn, thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc với khoảng 1.000 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Hội Nghiên cứu Khí công thành phố Vũ Hán.
(34) Từ ngày 25 tháng 10 đến ngày 3 tháng 11 năm 1993, khóa học Pháp Luân Công lần thứ hai tại Quảng Châu được tổ chức tại Thính phòng của Liên minh Lao động thành phố Quảng Châu với khoảng 700 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Trường học Bảo Lâm, thành phố Quảng Châu.
(35) Từ ngày 21 tháng 11 đến ngày 1 tháng 12 năm 1993, khóa học Pháp Luân Công được tổ chức tại thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy với khoảng 510 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Hiệp hội Khí công tỉnh An Huy.
(36) Từ ngày 6 tháng 1 đến ngày 15 tháng 1 năm 1994, khóa học Pháp Luân Công lần thứ ba tại Quảng Châu được tổ chức tại thành phố Quảng Châu, với khoảng 800 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Trường Khí công, Bảo Lâm, Quảng Châu.
(37) Từ ngày 17 tháng 1 đến ngày 26 tháng 1 năm 1994, khóa học Pháp Luân Công được tổ chức ở Thiên Tân tại Thính phòng Nhân dân, tọa lạc trên đường Kiến Thiết, quận Hòa Bình, thành phố Thiên Tân với khoảng 1.000 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Phòng Phát triển Khí công của Công ty Tư vấn Khoa học và Công nghệ Thiên Tân.
(38) Từ ngày 28 tháng 1 đến ngày 5 tháng 2 năm 1994, khóa học Pháp Luân Công đầu tiên tại Tế Nam được tổ chức tại Trường Cao đẳng Thanh niên Sơn Đông, đường 27 Nguyên Thạch, thành phố Tế Nam, tỉnh Sơn Đông với khoảng 500 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Trung tâm Dịch vụ Văn hoá Khoa học và Công nghệ Thanh niên, tỉnh Sơn Đông.
(39) Từ ngày 11 tháng 2 đến ngày 18 tháng 2 năm 1994, khóa học Pháp Luân Công được tổ chức tại Nhà khách của Tỉnh uỷ Khẩn Lợi, huyện Khẩn Lợi, tỉnh Sơn Đông với khoảng 400 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Ban Quản lý Khu Phát triển Kinh tế và Công nghệ Hoàng Hà Khẩu, thuộc tỉnh ủy Khẩn Lợi, tỉnh Sơn Đông.
(40) Từ ngày 20 tháng 2 đến ngày 1 tháng 3 năm 1994, khóa học Pháp Luân Công được tổ chức tại Thính phòng của Tổng Liên đoàn Lao động của Công ty Gang thép Lăng Nguyên, huyện Lăng Nguyên, tỉnh Liêu Ninh với khoảng 800 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Liên đoàn Lao động của Tổng công ty Gang thép Lăng Nguyên, tỉnh Liêu Ninh.
(41) Từ ngày 3 tháng 3 đến ngày 12 tháng 3 năm 1994, khóa học Pháp Luân Công được tổ chức tại Cung điện Thanh Niên ở thành phố Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc với khoảng 800 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Hội Nghiên cứu Con người Viễn Long, thành phố Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc.
(42) Từ ngày 14 tháng 3 đến 22 tháng 3 năm 1994, khóa học Pháp Luân Công được tổ chức tại Thính phòng Bát Nhất, quận Hòa Bình, thành phố Thiên Tân với khoảng 1.200 người tham dự. Các đơn vị đăng cai tổ chức: Hội Nghiên cứu Con người thành phố Thiên Tân và Phòng Phát triển Khí công thuộc Công ty Tư vấn Khoa học và Công nghệ Thiên Tân.
(43) Từ ngày 27 tháng 3 đến ngày 4 tháng 4 năm 1994, khóa học Pháp Luân Công đầu tiên tại Đại Liên được tổ chức tại Thính phòng Nam Viện của Đại học Ngoại ngữ Đại Liên, thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh với khoảng 600 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Hội Nghiên cứu Khí công thành phố Đại Liên ở tỉnh Liêu Ninh.
(44) Từ ngày 5 tháng 4 đến ngày 12 tháng 4 năm 1994, khóa học Pháp Luân Công được tổ chức tại thành phố Cẩm Châu, tỉnh Liêu Ninh với khoảng 500 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Hội Nghiên cứu Khí công thành phố Cẩm Châu ở tỉnh Liêu Ninh.
(45) Từ ngày 15 tháng 4 đến ngày 24 tháng 4 năm 1994, khóa học Pháp Luân Công được tổ chức tại thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy với khoảng 1.000 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Hội Nghiên cứu Khí công tỉnh An Huy.
(46) Từ ngày 29 tháng 4 đến ngày 8 tháng 5 năm 1994, khóa học Pháp Luân Công lần thứ bảy tại Trường Xuân được tổ chức tại Thính phòng Minh Phóng Cung của Đại học Cát Lâm, thành phố Trường Xuân với khoảng 1.000 người tham dự khóa ban ngày và khoảng 1.000 người tham dự khóa buổi tối. Đơn vị đăng cai tổ chức: Hội Nghiên cứu Khí công thành phố Trường Xuân.
(47) Từ ngày 20 tháng 5 đến ngày 27 tháng 5 năm 1994, khóa học Pháp Luân Công được tổ chức tại Thính phòng của Nhà máy III của Công ty Thép Trùng Khánh, thành phố Trùng Khánh, tỉnh Tứ Xuyên với khoảng 700 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Trường Khí công Trị liệu thành phố Trùng Khánh.
(48) Từ ngày 29 tháng 5 đến ngày 5 tháng 6 năm 1994, khóa học Pháp Luân Công được tổ chức tại thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên với khoảng 500 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Hội Nghiên cứu Khí công tỉnh Tứ Xuyên.
(49) Từ ngày 11 tháng 6 đến ngày 18 tháng 6 năm 1994, một khóa học Pháp Luân Công được tổ chức tại Sân vận động Phong Vũ của thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam với khoảng 1.500 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Hiệp hội Khí công thành phố Trịnh Châu.
(50) Từ ngày 21 tháng 6 đến ngày 28 tháng 6 năm 1994, khóa học Pháp Luân Công lần thứ hai tại Tế Nam được tổ chức tại sân vận động Hoàng Đình ở thành phố Tế Nam, tỉnh Sơn Đông với khoảng 4.000 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Trung tâm Dịch vụ Văn hoá Trung tâm Khoa học và Công nghệ Thanh niên tỉnh Sơn Đông.
(51) Từ ngày 2 tháng 7 đến ngày 9 tháng 7 năm 1994, khóa học Pháp Luân Công lần thứ hai tại Đại Liên được tổ chức tại Sân vận động của Nhà máy Đầu máy Đại Liên, thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh với khoảng 1.500 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Hội Nghiên cứu Khí công thành phố Đại Liên.
(52) Từ ngày 15 tháng 7 đến ngày 18 tháng 7 năm 1994, khóa học Pháp Luân Công được tổ chức tại sân vận động của Trung tâm Huấn luyện Bóng chuyền Nữ Quốc gia, thành phố Sâm Châu, tỉnh Hồ Nam với khoảng 500 người tham dự. ông Lý chỉ giảng Pháp mà không dạy các bài công pháp. Đơn vị đăng cai tổ chức: Tỉnh Hồ Nam, Hội Nghiên cứu Khí công khu vực Chiết Giang.
(53) Từ ngày 19 tháng 7 đến ngày 27 tháng 7 năm 1994, khóa học Pháp Luân Công lần thứ tư tại Quảng Châu được tổ chức tại thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông với khoảng 1.000 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Trường Khí công Bảo Lâm Quảng Châu.
(54) Từ ngày 5 tháng 8 đến ngày 12 tháng 8 năm 1994, khóa học Pháp Luân Công được tổ chức tại sân vận động Khúc Côn Cầu ở Phi Trì tại thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang với khoảng 1.500 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Hội Nghiên cứu Khí công thành phố Cáp Nhĩ Tân.
(55) Từ ngày 20 tháng 8 đến ngày 27 tháng 8 năm 1994, khóa học Pháp Luân Công được tổ chức tại sân vận động khu Duyên Biên ở thành phố Duyên Cát, tỉnh Cát Lâm với khoảng 4.000 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Hội Nghiên cứu Khí công thành phố Duyên Cát.
(56) Từ ngày 21 tháng 12 đến ngày 29 tháng 12 năm 1994, khóa học Pháp Luân Công lần thứ năm tại Quảng Châu được tổ chức tại sân vận động Quảng Châu, thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông với khoảng 6.000 người tham dự. Đơn vị đăng cai tổ chức: Hội Nghiên cứu Con người thành phố Quảng Châu.
Những bài nói chuyện của ông Lý không giống những bài giảng của các thầy khí công khác. Điểm khác biệt lớn nhất là ông luôn tập trung vào các tiêu chuẩn đạo đức và dạy cho người học cách tự hoàn thiện bản thân. Pháp Luân Công dạy nguyên lý Chân, Thiện, Nhẫn, nhấn mạnh việc tu dưỡng đức hạnh như một con đường thực sự mang đến sức khỏe thể chất và thăng hoa tinh thần.
Lúc đầu nhiều người đến với Pháp Luân Công vì tác dụng chữa bệnh của nó. Tuy nhiên, họ nhanh chóng nhận ra rằng yêu cầu dành cho họ là: Hãy sống theo Chân, Thiện, Nhẫn, buông bỏ những tâm lý tiêu cực, những thói quen xấu, có trách nhiệm với bản thân và người khác.
Ông Lý cũng không chấp nhận các hình thức cuồng tín hay tôn thờ mà nhiều người dành cho các vị thầy khí công ở Trung Quốc vào thời điểm đó. Ông không nhìn nhận Pháp Luân Công là tôn giáo, và khuyến khích người học Pháp Luân Công tập trung vào việc trở thành một người tốt hơn nữa, tập trung vào việc tu dưỡng bản thân.
Người dân Trung Quốc nhận ra các bài giảng của Pháp Luân Công hàm chứa những nguyên lý cốt lõi từng được nói đến trong các tôn giáo lớn của Trung Quốc như Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo. Nhưng không giống như những tôn giáo này, Pháp Luân Công không có luật lệ, không có giáo đường, không có thầy tu hay trụ trì, không có cập bậc, không có những hạn chế khắt khe hoặc yêu cầu người tập phải xuất gia. Người tập được yêu cầu chiểu theo các tiêu chuẩn đạo đức mà bản thân hiểu được để thực hành trong cuộc sống hàng ngày. “Trực chỉ nhân tâm”, nhắm thẳng vào tâm của người học mà tu, đây là điều ông Lý truyền dạy.
Cuốn sách “Pháp Luân Công Trung Quốc” được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1993 đã giúp cho một lượng độc giả rộng rãi hơn có thể tiếp cận môn tu luyện này. Các chủ đề được nói tới trong cuốn sách như: nguồn gốc của bệnh tật, mục đích thực sự của việc tu luyện, nghiệp và đức là gì, sự chuyển hóa và tác động của chúng, các nguyên lý cơ bản của vũ trụ, v.v..
Công chúng nhanh chóng công nhận những điều được giảng giải trong Pháp Luân Công như một bộ nguyên tắc hữu ích trong cuộc sống. Điều này đã thu hút người tập từ mọi thành phần và tầng lớp trong xã hội, bao gồm cả nông dân ít chữ viết, giáo sư đại học, người nội trợ hay cán bộ đảng viên.
Tâm lý chung của người dân Trung Quốc bấy giờ, dù họ có chọn tập luyện Pháp Luân Công hay không, thì đều nhìn nhận đó là di sản văn hóa Trung Hoa đã được hồi sinh. Một quan chức đã nghỉ hưu thời đó kể lại: “Mọi người thực sự quan tâm. Trong Pháp Luân Công, chúng tôi tin rằng những điều tốt đẹp, cổ xưa thực sự đã quay trở lại!”
Từ năm 1993 tới năm 1994, trong thời kỳ ông Lý đích thân truyền dạy Pháp Luân Công, môn tập này cũng nhận được nhiều giải thưởng và bằng khen.
Ngày 31 tháng 8 năm 1993, Tổ chức “Bảo vệ Công lý và Giải cứu Người gặp nguy hiểm”, Bộ Công an, viết thư tri ân gửi Hiệp hội Nghiên cứu Khoa học Khí công Trung Quốc để cảm ơn Đại sư Lý Hồng Chí đã trị bệnh miễn phí cho những người được trao giải trong Hội nghị Quốc gia lần thứ ba về “Bảo vệ Công lý và Giải cứu Người gặp nguy hiểm”.
Ban tổ chức đã mời ông Lý trị liệu bằng khí công cho những người tham dự hội nghị để xoa dịu nỗi đau của họ. Trong số hàng trăm người tham dự, nhiều người đã bị thương và tàn tật khi chiến đấu với tội phạm, vẫn phải chịu nhiều triệu chứng khác nhau, ngay cả sau khi được điều trị y tế thường xuyên. Nhiều người bị biến chứng sức khỏe lâu dài do vết đâm, đạn bắn và các vết thương khác.
“Một số người chứng kiến khối u của mình biến mất sau khi được điều trị; một số thải sỏi mật ra ngoài trong vòng 24 giờ sau khi điều trị; một số người mắc bệnh dạ dày, bệnh tim hoặc bệnh khớp cảm thấy các triệu chứng của họ được loại bỏ ngay sau khi điều trị. Trong số gần 100 bệnh nhân này, ngoại trừ một người mắc bệnh nhẹ và không cảm thấy hiệu quả rõ rệt, tất cả những người còn lại đều cảm nhận được hiệu quả điều trị rõ rệt ở nhiều mức độ khác nhau. Chúng tôi đánh giá cao hiệu quả mạnh mẽ của những buổi trị liệu”, ban tổ chức nêu trong thư cảm ơn.
Ngày 21 tháng 9 năm 1993, tờ Công an Nhân dân Nhật báo do Bộ Công an Trung Quốc xuất bản đã đăng một bài báo có tiêu đề “Pháp Luân Công trị bệnh miễn phí cho các cán bộ tiêu biểu của Tổ chức Bảo vệ Công lý và Giải cứu Người gặp nguy hiểm”. Bài báo nói rằng tất cả các cán bộ tiêu biểu, đều do Bộ Công an bình chọn, “đã thấy khỏe lên rất nhiều sau khi được Đại sư Lý Hồng Chí chữa bệnh”.
Từ ngày 11 đến ngày 20 tháng 12 năm 1993, ông Lý một lần nữa đưa một số học viên tới tham gia Hội chợ Sức khỏe Đông phương năm 1993 tại Bắc Kinh, được tổ chức tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Tam Nguyên Kiều ở Bắc Kinh. Ông Lý đã tham gia sự kiện này với tư cách là một trong những thành viên của Ban tổ chức Hội chợ. Ông đã có ba bài giảng vào ngày 15, 17 và 20 tháng 12. Kết thúc hội chợ, Đại sư Lý đã được trao giải thưởng danh giá nhất của Hội chợ – “Giải thưởng Khoa học Liên ngành Tiên tiến”, “Giải thưởng Vàng đặc biệt” và được vinh danh là “Đại sư khí công được quần chúng hoan nghênh nhất”.
Ngày 27 tháng 12 năm 1993, ông Lý đã nhận được bằng khen của Tổ chức “Bảo vệ Công lý và Giải cứu Người gặp nguy hiểm”, thuộc Bộ Công an Trung Quốc.
Ngày 14 và 15 tháng 5 năm 1994, ông Lý đã thực hiện hai bài giảng tại thính phòng của Đại học Công an Nhân dân ở Bắc Kinh. Đơn vị tài trợ sự kiện này là Tổ chức “Bảo vệ Công lý và Giải cứu Người gặp nguy hiểm” của Trung Quốc.
Sau khóa học với 6.000 người tham dự tại Quảng Châu vào tháng 12 năm 1994, ông Lý tuyên bố kết thúc việc truyển giảng Pháp Luân Công tại Trung Quốc. Từ thời điểm đó trở đi, Pháp Luân Công được lưu truyền trong quần chúng một cách tự phát thông qua hình thức miễn phí.
Tại các công viên, quảng trường công cộng, các tình nguyện viên sẽ hướng dẫn tập miễn phí cho bất kỳ ai muốn học. Khi một điểm tập luyện trở nên quá lớn, người tình nguyện sẽ mở những điểm mới ở các địa điểm khác. Số lượng học viên Pháp Luân Công bắt đầu tăng nhanh chóng.
Pháp Luân Công trở nên phổ biến đến mức tại các công viên và quảng trường công cộng mỗi sáng, từ những ngôi làng nhỏ đến thành phố lớn, người ta có thể thấy hàng trăm, thậm chí hàng nghìn người đang thực hiện các bài thiền định của Pháp Luân Công trên nền nhạc ôn hòa trước khi đi làm.
Năm 1998, sau 3 năm Pháp Luân Công phát triển tự phát, đài truyền hình nhà nước đã công khai quảng bá Pháp Luân Công, đồng thời tuyên bố “100 triệu người trên khắp thế giới đang học Pháp Luân Đại Pháp”. Năm 1999, theo ước tính chính thức của chính quyền Trung Quốc, có 70 triệu người học Pháp Luân Công, số còn lại là tập luyện ngẫu nhiên trong một thời gian ngắn. Như vậy cứ 13 người ở Trung Quốc thì có 1 người tập Pháp Luân Công. Trong nhiều trường hợp, cả gia đình vài thế hệ đã theo tập Pháp Luân Công sau khi nhìn thấy những thay đổi tích cực mà nó mang lại cho bạn bè và người thân. Hầu như mỗi người Trung Quốc đều quen biết một ai đó tu luyện Pháp Luân Công.
Khi Pháp Luân Công ngày càng trở nên phổ biến ở Trung Quốc và trên thế giới, những dấu hiệu đàn áp ban đầu đã xuất hiện.
Dấu hiệu đầu tiên là khi cuốn sách Chuyển Pháp Luân, cuốn sách trọng tâm tập trung toàn bộ bài giảng của ông Lý, được xuất bản vào tháng 3 năm 1995. Đến mùa xuân năm 1996, cuốn sách đã được xếp vào danh sách sách bán chạy nhất toàn quốc trong vài tháng.
Ngay sau khi Chuyển Pháp Luân được Nhật báo Thanh niên Bắc Kinh liệt vào danh sách sách bán chạy nhất vào tháng 1, tháng 3 và tháng 4, sách Pháp Luân Công đã bị cấm xuất bản theo lệnh của Cục Xuất bản Tin tức Trung Quốc, một đơn vị trực thuộc Bộ Tuyên truyền. Cáo buộc đưa ra là Pháp Luân Công “truyền bá mê tín”.
Năm 1996, Pháp Luân Công rút khỏi Hiệp hội Nghiên cứu Khoa học Khí công Trung Quốc. Ngay sau đó, Pháp Luân Công tiếp tục bị cáo buộc là truyền bá mê tín.
Sự chia rẽ nội bộ giữa giới lãnh đạo chính trị Trung Quốc trở nên rõ ràng hơn, khi cả những báo cáo tích cực về Pháp Luân Công và các cuộc tấn công nhằm vào Pháp Luân Công đều được phát sóng cùng nhau trên các phương tiện truyền thông nhà nước.
Năm 1997, Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật La Cán lệnh cho Bộ Công an phải tiến hành một cuộc điều tra nội bộ đối với Pháp Luân Công, để quyết định Pháp Luân Công có phải là một “tà giáo” hay không, cuộc điều tra đã phải tạm dừng vì không có chứng cớ.
Ngày 21/7/1998, Văn phòng số 1 của Bộ Công an Trung Quốc phát hành thông tư số 555/1989 với tựa đề “Chú ý về điều tra Pháp Luân Công” cùng lời tuyên bố sẵn Pháp Luân Công là một tà giáo, song lại yêu cầu tất cả các điều tra viên phải tìm ra được bằng chứng nhằm chứng minh lời tuyên bố trên. Thông tư này đã khiến lực lượng công an trên toàn quốc ra quân đàn áp, giải tán các điểm tập luyện dù không có bất kỳ chứng cứ phạm pháp nào.
Ngày 20 tháng 10 năm 1998, Ủy ban Thể thao Quốc gia Trung Quốc đã tuyên bố: “Chúng tôi tin rằng các bài tập và tác dụng của Pháp Luân Công là tuyệt vời. Nó đã làm được một điều phi thường trong việc cải thiện sự ổn định và đạo đức của xã hội. Điều này cần được khẳng định một cách hợp lý.”
Nửa cuối năm 1998, một nhóm cán bộ hưu trí do cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Kiều Thạch dẫn đầu đã thực hiện điều tra tìm hiểu về Pháp Luân Công và đi đến kết luận rằng Pháp Luân Công hoàn toàn có lợi cho quốc gia, đồng thời giao báo cáo điều tra lên trung ương. Ông Kiều Thạch viết “Pháp Luân Công đối với đất nước và nhân dân chỉ có trăm điều lợi mà không có một điều hại” vào báo cáo điều tra và còn ghi thêm rằng “được lòng dân là được thiên hạ, mất lòng dân là mất thiên hạ”.
Vào ngày 14 tháng 2 năm 1999, một quan chức của Ủy ban Thể thao Quốc gia Trung Quốc đã nói chuyện với tờ US News & World Report. Vị quan chức này ước tính rằng có thể có tới 100 triệu người đã tập luyện Pháp Luân Công và nhấn mạnh hoạt động này đang tiết kiệm cho hệ thống chăm sóc sức khỏe quốc gia của Trung Quốc, đồng thời tuyên bố rằng: “Thủ tướng Chu Dung Cơ rất vui vì điều đó”.
Tuy nhiên, vào tháng 7 năm 1999, cuộc đàn áp Pháp Luân Công cuối cùng vẫn bị Đảng Cộng sản Trung Quốc phát động.
Ngày nay, hơn 20 năm sau khi cuộc đàn áp bắt đầu, những người tập Pháp Luân Công trên toàn thế giới vẫn tiếp tục cho thấy sự phổ biến và vẻ đẹp của môn tập này, đồng thời phơi bày tội ác của Đảng Cộng sản Trung Quốc…
Minh Nhật biên tập
Tài liệu tham khảo:
Từ ngày 26/11, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời chuyển lạnh, đến đêm chính…
Từ chỗ hết lòng nghiên cứu Tây y, bác sĩ Vương Nguyên Phủ tiếp xúc…
Tùng Thiện vương có số lượng sáng tác rất phong phú bao trùm các lĩnh…
Ông Piotr Kulpa, cựu Thứ trưởng Ba Lan, khẳng định rằng Ukraine không nhận được…
Tiếng vang, tiếng trống, tiếng cung kiếm, tiếng người ngựa gào thét...
Tổng thống đắc cử Donald Trump đã quyết định đề cử Tiến sĩ Dave Weldon,…