Nạn hồng thủy tại Cantre’r Gwaelod – Atlantis của xứ Wales

Những Thần thoại về Đại hồng thủy ấy, tuy được sản sinh trong các nền văn minh khác nhau, nhưng lại giống nhau đến không ngờ. Giả như Đại hồng thủy đúng là ký ức của nhân loại thì nó đang nói với chúng ta điều gì? Nội hàm gì ẩn đằng sau một sự kiện từ thời viễn cổ trên quy mô toàn thế giới? Nó đã đặt ra cho nhân loại thật nhiều hoài nghi và giả thuyết…

Câu chuyện về lục địa Atlantis là một trong những truyền thuyết nổi tiếng nhất thời Hy Lạp cổ. Triết gia Plato cũng đã từng nhắc đến việc Atlantis bị biển sâu nhấn chìm trong Timaeus. Nhưng câu chuyện về Atlantis của Hy Lạp không phải là câu chuyện duy nhất trên thế giới về một lục địa hay một mảnh đất bị nhấn chìm dưới đáy biển. Và một trong những câu chuyện tương tự đã xảy ra với vương quốc Cantre’r Gwaelod – Atlantis của xứ Wales.

Tàn tích của một khu rừng tại phía Tây vịnh Cardigan (Ảnh: Richerman/Wikipedia, CC BY-SA 3.0)

Cantre’r Gwaelod hay vùng Trăm Trũng, là một vương quốc cổ trong truyền thuyết của xứ Wales. Người ta tin rằng nó đã từng là một vùng đất màu mỡ trải dài 32 km về phía Tây của vịnh Cardigan, nằm giữa đảo Ramsey và đảo Bardsey. Cantre’r Gwaelod xuất hiện trong rất nhiều truyền thuyết, văn chương và âm nhạc.

Vùng bờ biển nghi ngờ là Cantre’r Gwaelod (Ảnh: NASA, Wikipedia, Public Domain)

Chuyện kể rằng Cantre’r Gwaelod được nhà vua Gwyddno Garanhir huyền thoại trị vì vào thế kỷ thứ 6. Chính vì thế mà cho đến tận thế kỷ 17, Atlantis của xứ Wales vẫn còn biết đến với cái tên Maes Gwyddno, có nghĩa là vùng đất của Gwyddno.

Truyền thuyết về nạn hồng thủy tại Cantre’r Gwaelod có khá nhiều dị bản. Trong đó, sớm nhất phải kể đến câu chuyện được kể trong cuốn Llyfr Du Caerfyrddin (Tạm dịch: Sách đen của vùng Carmarthen). Theo đó, một trinh nữ tên là Mererid là người coi sóc một giếng nước thần. Nhưng cô đã xao lãng trách nhiệm của mình, và khiến nước tràn ra khỏi giếng, gây ngập lụt cho cả vùng Cantre’r Gwaelod.

Cuốn Llyfr Du Caerfyrddin (Ảnh: National Library of Wales, Wikipedia, CC0 1.0)

Một truyền thuyết khác thì kể rằng Atlantis của xứ Wales là một vùng đất vô cùng màu mỡ, màu mỡ đến nỗi một mảnh đất ở đây có giá trị gấp 4 lần mảnh đất ở nơi khác. Tuy nhiên, vùng đất này lại phụ thuộc vào một con đê chắn biển. Khi thủy triều xuống, các cửa cống sẽ được mở, để nước chảy ngược ra biển, còn khi thủy triều lên, thì các cửa sẽ được đóng lại.

Thủ phủ của Cantre’r Gwaelod là Caer Wyddno, nơi ở của nhà vua Gwyddno Garanhir. Tại đây có hai hoàng tử chịu trách nhiệm đóng mở cửa dẫn nước. Trong đó có một hoàng tử tên là Seithenyn, vốn là một kẻ ưa chè chén no say. Có một lần, khi Seithenyn đang tham gia vào một buổi tiệc tại hoàng cung và đã say mèm, thì một cơn bão biển ập tới. Các cửa dẫn nước không được đóng lại, khiến nước biển tràn vào và phá hủy toàn bộ 16 ngôi làng của Cantre’r Gwaelod. Vua Gwyddno Garanhir và thần dân buộc phải rời khỏi vùng đất màu mỡ để định cư tại một vùng đất khác.

Còn trong một dị bản khác, không phải hoàng tử Seithenyn mà trinh nữ Mererid mới là kẻ chịu trách nhiệm đóng mở cửa dẫn nước. Tuy nhiên, Mererid đã bị xao lãng bởi sự có mặt của vị vua láng giềng mang tên Seithennin. Cô ta đã quá say đắm Seithennin đến nỗi quên mất trách nhiệm của mình khi cơn bão đến, khiến cho Cantre’r Gwaelod bị phá hủy trong nạn hồng thủy.

Mererid đã quên mất trách nhiệm của mình. (Tranh minh họa: Họa sĩ Frederick Goodall, Wikipedia, Public Domain)

Một số nhà khoa học tin vào sự tồn tại của Cantre’r Gwaelod và cũng đã có các công trình nghiên cứu nhằm chứng minh cho điều đó. Năm 1770, nhà khảo cổ học xứ Wales là William Owen Pughe báo cáo rằng ông đã nhìn thấy một số kiến trúc của con người khoảng 6,4 km bên ngoài bờ biển Ceredigion, nằm giữa sông Ystwyth và sông Teifi. Bên cạnh đó, trong Từ điển địa hình xứ Wales năm 1846, Samuel Lewis cũng mô tả một số kiến trúc bằng đá và các đường đắp cao bên dưới vịnh Cardigan.

Tàn tích tại vịnh Cardigan. (Ảnh: Eveengland, Wikipedia, CC BY-SA 4.0)

Đôi khi, tàn tích của các cánh rừng cổ đại cũng lộ ra tại vịnh Cardigan. Bên cạnh đó, một số hóa thạch dấu vết chân người và động vật, cùng một số vật dụng đã được phát hiện tại đây. Tuy nhiên, chúng lại có niên đại từ hàng ngàn năm về trước, còn vượt xa thời đại trong truyền thuyết của vua Gwyddno Garanhir. Như vậy, xác thực là vùng đất này đã từng vượt khỏi mực nước biển.

Cũng có giả định cho rằng người dân xứ Wales, sau khi nhìn thấy những tàn tích nơi đây, đã sáng tạo ra truyền thuyết về Cantre’r Gwaelod để răn dạy người đời sau về sự nguy hiểm của dục vọng, và sự cần thiết của đức hạnh.

Quang Minh

Xem thêm:

Mời xem video:

Quang Minh

Published by
Quang Minh

Recent Posts

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

7 phút ago

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM bị khởi tố

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…

16 phút ago

Vụ án UFO lớn nhất Trung Quốc: 3 lần mất tích bí ẩn

Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…

27 phút ago

Ông Kim Jong Un cáo buộc Hoa Kỳ gây căng thẳng, cảnh báo về chiến tranh hạt nhân

Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…

32 phút ago

Thượng nghị sĩ Mike Rounds giới thiệu dự luật xóa bỏ Bộ Giáo dục Hoa Kỳ

Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…

1 giờ ago

Bộ Tài chính Mỹ nhắm mục tiêu vào Gazprombank của Nga với các lệnh trừng phạt mới

Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới…

1 giờ ago