Categories: Văn Hóa

Đấu củng – Linh hồn của kiến trúc truyền thống

Trong thành ngữ ngày nay khi chỉ mức độ tranh đoạt giữa người với người, chúng ta thường dùng khá nhiều thành ngữ như: ngươi lừa ta gạt, minh tranh ám đấu, tranh quyền đoạt thế… để nói về việc sử dụng mưu trí tranh đấu kịch liệt gay gắt với nhau hòng giành chiến thắng. Ngoài ra còn có một cách nói thời cận đại là “câu tâm đấu giác”. Thực chất “câu tâm đấu giác” là một câu thành ngữ được sử dụng để hình dung về độ chặt chẽ, chính xác và tinh xảo của kiến trúc cung thất thời cổ, đặc biệt là một loại kết cấu mang tên “đấu củng”.

Đấu củng đỡ hiên được trang trí sặc sỡ tại gác chuông của Tửu Kiến tự, Hyōgo, Nhật Bản. (Ảnh: 663highland, CC BY-SA 3.0)

“Câu tâm đấu giác” vốn là lời ca ngợi, có xuất xứ từ bài “A Bàng cung phú” của thi nhân cuối thời Đường là Đỗ Mục. Trong đó viết rằng: “Ngũ bộ nhất lâu, thập bộ nhất các, lang yêu man hồi, diêm nha cao trác, các bão đích thế, câu tâm đấu giác”, 5 bước một lầu, 10 bước một gác, hành lang như dải lụa vấn vít, mái thềm sắp xếp như hàm răng tựa mỏ chim mổ lên trời cao, lâu đài đều xây dựa theo thế đất cao thấp, góc nhà chỗ thấp như móc vào mái nhà chỗ cao, đúng là “câu tâm đấu giác”. Chữ “tâm” ở đây là chỉ trung tâm của cung điện, còn “giác” là chỉ góc mái hiên của cung điện. Cả câu này nguyên nghĩa là để ca ngợi khí thái mạnh mẽ và sự nguy nga tráng lệ, sừng sững của cung A Bàng, cung điện do Hoàng đế Tần Thủy Hoàng xây dựng.

A Bàng, hay còn được phiên âm là A Phòng, là cung điện được Tần Thủy Hoàng xây dựng sau khi thống nhất Trung Nguyên, chiến thắng lục quốc. Cung A Bàng hội tụ những ưu điểm của các kiến trúc cung điện các nơi trên khắp Trung Nguyên, quy mô lớn chưa từng có, khí thế hoành tráng. Trong Sử ký viết rằng cung A Bàng “đông tây 500 trượng, nam bắc 50 trượng, trên có thể chứa vạn người, dưới có thể dựng cột cờ cao 5 trượng”. Hán thư viết rằng cung A Bàng “điện cao mấy chục nhận, đông tây 5 dặm, nam bắc nghìn bộ, bốn ngựa có thể chạy mà không hề bị trở ngại, ngay cả cờ  xí trên các xe cũng không va chạm nhau”. Có thể thấy về mặt kiến trúc thì loại công trình này thời bấy giờ đúng là chưa từng có.

Cung A Bàng. (Tranh: Họa sĩ Viên Diệu, Wikipedia, Public Domain)

Thành ngữ “câu tâm đấu giác” ngoài để chỉ sự nguy nga của cung thất, thì cũng để chỉ một kết cấu đặc biệt, được mệnh danh là linh hồn của kiến trúc truyền thống, chính là “đấu củng”. Vì để cho phần mái hiên của cung điện có thể vươn ra xa nhất, các kiến trúc sư thời cổ đại đã sử dụng kết cấu đấu củng. Đấu củng là một loại kết cấu đặc biệt. “Đấu” là những miếng gỗ đệm thường có dạng khối hình gần vuông có xẻ rãnh, đóng vai trò khớp nối chèn vào giữa các củng. Còn “củng” là những thanh gỗ ngang hoặc cong nối giữa cột và xà, đóng vai trò bệ đỡ. Đấu củng thường được dùng ở dưới mái hiên hoặc giữa các thanh xà.

Đấu củng tại Đông Đại tự, Nại Lương, Nhật Bản. (Ảnh: Gisling, Wikipedia, CC BY-SA 4.0)

Bằng cách sử dụng đấu củng, người ta không cần dùng đinh sắt, không cần dùng keo dán, chỉ dựa vào kỹ thuật kết cấu dạng lỗ mộng truyền thống mà khéo léo đem rất nhiều mảnh gỗ ghép thành một mái cong hình tam giác hướng chếch lên trên.

Nhiều người có thể không biết kỹ thuật “đấu củng” nhưng có lẽ đều đã nhìn qua rất nhiều lần những hàng lang và mái hiên truyền thống được kỹ thuật này nâng đỡ. Tầng tầng lớp lớp đấu củng với những tạo hình khác nhau không chỉ đẹp mắt mà còn tạo ra một nét độc đáo trong kiến trúc cổ xưa.

Tượng tháp chùa, cổ vật thời Lý khai quật tại khu di tích Hoàng Thành Thăng Long. Thấy rõ kết cấu đấu-củng, mái lợp ngói âm dương. (Ảnh: Gryffindor, Wikipedia, CC BY-SA 3.0)

Về mặt kiến trúc, công dụng của đấu củng chính là chuyển lực từ mái về cột. Lúc ban đầu chỉ là một củng và một đấu, củng đóng vai trò là thứ mở rộng sự tiếp xúc và truyền lực giữa mái và cột, đấu đóng vai trò là thứ mở rộng sự tiếp xúc giữa mái và củng. Cứ như vậy, trên cái đấu ấy lại mọc thêm một củng để mở rộng tiếp xúc giữa mái và củng rồi truyền lực về cột. Nhờ tác dụng này đấu củng giúp mở rộng mái hiên và không gian trong lòng một công trình. Một bộ mái hiên có thể vươn xa tới 4-6m nhờ những cành đấu củng chồng xếp lên nhau, cũng nhờ đó mà tạo ra những cung điện nguy nga với không gian bên trong rộng lớn dành cho những dịp đại lễ, thiết triều…

Ngoài tác dụng trọng yếu là chịu lực ra đấu củng còn có tác dụng giảm thiểu sự xói mòn của nước mưa đối với tường nhà, cửa ra vào, cửa sổ và cột.

Đấu củng tại tu viện Jokhang (Đại Chiêu tự), Tây Tạng. (Ảnh: Search255, Wikipedia, CC BY 2.0)

Việc chế tác và lắp đặt đấu củng vô cùng tỉ mỉ và tốn thời gian. Cho nên thông thường chỉ ở những nơi quan trọng như cung điện, đàn miếu, lâm viên… người ta mới sử dụng loại kết cấu này. Hình ảnh sớm nhất về đấu củng có thể được tìm thấy vào thời Tây Chu. Đấu củng phát triển mạnh mẽ vào triều nhà Đường và cũng có quy định trong dân gian không được sử dụng loại kết cấu này. Theo “Minh sử” ghi lại: “Thứ dân nhà cửa đơn sơ, không được quá ba gian, không được dùng đấu củng và không được trang trí màu sắc sặc sỡ”.

Vào thời nhà Tống, hình dạng và cấu tạo của đấu củng có xu hướng phức tạp hơn, kích thước của nó cũng nhỏ đi, nó phản ánh chức năng cấu trúc của đấu củng đang dần suy yếu và chức năng trang trí đang dần tăng lên. Đến thời Minh Thanh, chức năng của đấu củng gần như biến mất và chỉ còn tác dụng trang trí. 

Tầng tầng lớp lớp đấu củng tạo nên khí thế tráng lệ và nét duyên dáng sống động trong các kiến trúc cổ. Có thể nói đấu củng là linh hồn của kiến ​​trúc cổ đại. Loại kiến trúc với kết cấu chặt chẽ và tinh xảo này mang đến cho người đời sau sự thán phục vô cùng, đồng thời thể hiện ra trí tuệ bác đại và tài nghệ cao siêu của người xưa mà người thời nay không thể không ngưỡng mộ.  

Theo Vision Times tiếng Trung
An Hòa biên tập

Xem thêm:

Mời xem video:

An Hòa

Published by
An Hòa

Recent Posts

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

48 phút ago

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

1 giờ ago

Nghiên cứu: Kẽm giúp chống lại tình trạng kháng kháng sinh ở vi khuẩn

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…

2 giờ ago

Tổng thống Putin cảnh báo sẽ trả đũa các quốc gia cung cấp vũ khí tấn công Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…

2 giờ ago

Ông Trump chọn bà Pam Bondi là ứng cử viên mới cho chức tổng chưởng lý Hoa Kỳ

Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…

3 giờ ago

Gia Lai: Hiệu trưởng nhiều ngày không đến trường, giáo viên huyện biên giới bị chậm lương

Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…

3 giờ ago