Đoàn Nhữ Hài trong việc ngoại giao khuất phục Chiêm Thành

Thời vua Trần Anh Tông trị vì, Chiêm Thành không thần phục, Vua phải thân chinh đưa quân tiến đánh. Nhờ tài ngoại giao của Đoàn Nhữ Hài, Đại Việt đã khuất phục được Chiêm Thành mà không phải động binh đao.

Bối cảnh

Năm 1301, Thượng Hoàng Trần Nhân Tông ghé thăm Chiêm Thành và được vua Chế Mân tiếp đón nồng hậu. Vua ở đất Chiêm gần 9 tháng, hứa gả công chúa Huyền Trần (em gái vua Trần Anh Tông) cho Chế Mân.

Năm 1306, Chế Mân đưa lễ vật đến cầu hôn, Thượng Hoàng Tràn Nhân Tông đồng ý gả công chúa. Huyền Trân đến Chiêm Thành và được phong làm Hoàng hậu. Chế Mân dâng hai vùng đất là châu Ô (phía nam tỉnh Quảng Tri) và châu Lý (Thừa Thiên Huế ngày nay) cho Đại Việt làm của hồi môn.

(Tranh minh họa của Họa sĩ Sỹ Hòa, báo Bình Phước Online)

Nhà Trần cho đổi tên hai Châu này thành châu Thuận và châu Hóa. Tuy nhiên người Chiêm ở hai Châu này không chịu phục tùng, vua Trần Anh Tông phải cử Tri khu mật viện Đoàn Nhữ Hài đến hai Châu này.

Đoàn Nhữ Hài bổ nhiệm quan tước, cấp ruộng đất cho dân chúng, lại miễn giảm thuế, chăm lo đồi sống cho dân, nhờ đó mà hai Châu này ổn định.

Giải cứu công chúa Huyền Trân

Công chúa Huyền Trân chỉ kết hôn được 1 năm thì vua Chế Mân mất vào năm 1307. Theo phong tục nước Chiêm thì Vua mất, Hoàng hậu phải lên giàn hỏa để tuẫn táng theo Vua.

Trần Anh Tông không muốn mất em gái liền để Trần Khắc Chung cùng đám tùy tướng sang sang Chiêm, tiếng là dự tang, nhưng thực chất là tìm cách cứu công chúa Huyền Trân về nước.

Khắc Chung đến kinh thành Đồ Bàn gặp Thái tử, nói rằng theo tục lệ bản quốc thì công chúa phải ra biển để làm lễ chiêu hồn người mất, đón linh hồn về cung, xong việc này rồi sẽ hỏa táng sau. Thái tử thuận tình.

Khi công chúa xuống thuyền ra biển, Khắc Chung bố trí sẵn thuyền nhẹ đến đón công chúa lên thuyền rồi chạy về nước.

Đại Việt đưa quan nam tiến

Em của Chế Mân là Chế Chí lên ngôi Vua, lấy lý do công chúa Huyền Trân đã về nước để đòi lại hai châu là châu Ô và châu Lý. Dù vẫn Triều cống cho Đại Việt nhưng Chế Chí đồng thời xúi dục người dân hai Châu này làm loạn, các toán quân Chiêm Thành cũng thực hiện cướp phá vùng biên giới. Thấy tình hình bất ổn, nhà Trần chuẩn bị kế hoạch tiến đánh Chiêm Thành.

Trong tình huống đó, trại chủ Câu Chiêm theo định kỳ đến Đại Việt Triều cống, Đoàn Nhữ Hài liền tìm gặp và nhờ làm nội ứng.

(Tranh minh họa của Họa sĩ Sỹ Hòa, báo Bình Phước Online)

Tháng 12 âm lịch năm 1311, vua Trần Anh Tông quyết định đưa binh tiến đánh Chiêm Thành. Vua đích thân ra trận cùng Đoàn Nhữ Hài, quân Đại Việt chia 3 đường thủy bộ nam tiến.

Đến Câu Chiêm, Đoàn Nhữ Hài đến gặp trại chủ nói rõ quân Đại Việt đang tiến đến kinh thành, yêu cầu trại chủ báo cho vua Chiêm và khuyên nên hàng.

Chế Chí thấy Đại Việt hùng mạnh, biết không chống nổi liền đem cả gia quyến đến doanh trại vua Anh Tông xin hàng.

Sự việc này Đại Việt Sử ký Toàn thư có ghi chép rằng: “Vua đến Câu Chiêm dừng lại. Nhữ Hài sai người tới chỗ trại chủ, nói rõ ý yêu cầu quốc chủ ra hàng. Trại chủ báo cáo với Chế Chí. Chế Chí nghe theo, đem gia thuộc đi đường biển tới hàng.”

Vua Trần Anh Tông cho em của Chế Chí là Chế Đà A Bà Niêm làm Á Hầu. Việc phong Hầu này cho thấy đối với Đại Việt, Chiêm Thành chỉ là nước chư hầu. Chế Chí bị đưa về Đại Việt và ở đến cuối đời.

Từ đó Chiêm Thành hoàn toàn thần phục Đại Việt, không còn nghĩ tưởng việc lấy lại hai châu Ô và châu Lý nữa. Việc xuất quân này đạt được mục đích mà không phải tốn một mũi tên nào, mà công đầu thuộc về Đoàn Nhữ Hài.

Trần Hưng

Xem thêm:

Mời xem video:

Trần Hưng

Published by
Trần Hưng

Recent Posts

Nghiên cứu: Kẽm giúp chống lại tình trạng kháng kháng sinh ở vi khuẩn

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…

19 phút ago

Tổng thống Putin cảnh báo sẽ trả đũa các quốc gia cung cấp vũ khí tấn công Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…

46 phút ago

Ông Trump chọn bà Pam Bondi là ứng cử viên mới cho chức tổng chưởng lý Hoa Kỳ

Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…

1 giờ ago

Gia Lai: Hiệu trưởng nhiều ngày không đến trường, giáo viên huyện biên giới bị chậm lương

Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…

2 giờ ago

Tiệm vàng tại Nghệ An mở sổ tiết kiệm như ngân hàng

Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…

2 giờ ago

Bị phạt 20 tháng tù vì hỗ trợ ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công tại Mỹ

Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…

3 giờ ago