Văn Hóa

Duy Tiên: Vùng đất văn hiến với núi Đọi – sông Châu

Duy Tiên là một huyện thuộc tỉnh Hà Nam, vùng đất này được biết đến với Núi Đọi – sông Châu mang đậm dấu ấn văn hóa của người Việt từ thuở xa xưa. Các cuộc khảo cổ đã tìm thấy trống đồng cùng nhiều văn vật khác tại Duy Tiên. Đây cũng là nơi nổi tiếng phát triển các nghề từ cổ xưa như nghề trống Đọi Tam, nghề dâu tằm Tiên Phong, lụa Nha Xá.

Đền Lảnh Giang

Xã Mộc Nam ở Duy Tiên có đền Lảnh Giang thờ Tam vị danh thần đời Hùng Vương thứ 18, có công giúp vua Hùng Duệ Vương chống lại Thục Phán. Đền thờ rộng đến 3.000 m². Sau nhiều lần tu sửa, đến nay đền có hồ bán nguyệt, tam quan và đền chính.

Hồ Bán nguyện có trồng hoa súng đỏ, giữa hồ là ngọn bảo tháp 2 tầng và cây cầu cong tạc hình “lưỡi long hướng địa” nối bảo tháp với tam quan.

Đền còn lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị như khám long đình, kiệu bát cống long đình, sập thờ và nhiều hoành phi câu đối.

Lễ Tịch điền

Ở xã Đọi Sơn có có một ngọn núi, nhìn từ xa trông giống như một con rồng lớn đang bay về phía Kinh thành Thăng Long, nên núi này được gôi là Long Đọi Sơn (thường được gọi là núi Đọi).

Mùa xuân năm 987, vua Lê Đại Hành cày ruộng Tịch điền ở núi Đọi. Sự kiện này được Đại Việt Sử ký Toàn thư chép lại như sau:

“Mùa xuân, Vua lần đầu cày ruộng tịch điền ở núi Đọi được một hũ nhỏ vàng. Lại cày ở núi Bàn Hải, được một hũ nhỏ bạc, nhân đó đặt tên là ruộng Kim Ngân.”

Từ đó về sau, cứ vào dịp xuân về là các vị Vua lại xuống ruộng Kim Ngân cày ruộng, gọi là lễ Tịch điền. Lễ này tưởng nhớ đến Thần Nông khai sinh nghề lúa nước, đồng thời thể hiện sự xem trọng của Triều đình đối với nông nghiệp.

Chùa Đọi

Đến thời nhà Lý, Phật giáo thịnh hành, chùa chiền được xậy ở khắp nơi, các vị Vua dùng Phật Pháp để giáo hóa dân chúng khiến Xa Tắc ổn định, Giang Sơn hùng mạnh, trăm họ được hưởng cảnh no ấm thái bình.

Năm 1054, vua Lý Thánh Tông lên ngôi, cho đổi tên nước từ Đại Cồ Việt thành Đại Việt. Vua cho xây ở đỉnh núi Đọi một ngôi chùa gọi là chùa Long Đọi Sơn (dân chúng quen gọi là chùa Đọi).

Ngôi cổ tự ẩn mình trong rừng cây xanh mát quanh năm. (Ảnh: Hà An, Cổng Thông tin điện tử Bộ VHTTDL)
Những bia đá cổ trong khuôn viên chùa Long Đọi Sơn. (Ảnh: Hà An, Cổng Thông tin điện tử Bộ VHTTDL)

Đến năm 1118, vua Lý Nhân Tông cho tu sửa ngôi chùa xây lớn hơn rất nhiều, đồng thời xây dựng thêm tháp Sùng Thiện Diên Linh mang ý nghĩa cầu thiện. Đến năm 1121 thì việc xây dựng hoàn tất. Năm 1122, Vua mở hội lớn khánh thành chùa tháp, mang ý nghĩa cầu thiện đúng như tên gọi tháp Sùng Thiện Diên Linh.

Vua cũng cho khắc tấm bia tháp Sùng Thiện Diên Linh, đây là tấm bia rất lớn, được chạm khắc tinh xảo với hình rồng thời Lý theo bố cục đối xứng chầu lá đề, phía dưới chân chạm hình sóng nước

Chùa có diện tích lớn đến 10.0000m2, lưng dựa vào núi Điệp, có 3 dòng sông vây quanh, quanh chân núi có 9 giếng nước tự nhiên mà dân gian hay gọi là 9 mắt rồng. Từ đó chùa Đọi trở thành trung tâm Phật giáo của cả trấn Sơn Nam.

Tiếc rằng đến thời thuộc Minh thì ngôi chùa bị phá hủy, chỉ còn lại tấm bia Sùng Thiện Diên Linh và 6 pho tượng Kim Cương, tượng thần Kinaras. Sau đó chùa được nhiều lần tu bổ, đặc biệt là vào thời nhà Nguyễn.

Năm 1947, chùa bị phá hủy trong chiến tranh. Năm 1957, các tăng ni, phật tử cùng dân chúng dần dần xây dựng khôi phục lại cho ngôi chùa.

Sông Châu

Ngoài núi Đọi, Duy Tiên còn được biết đến với dòng sông Châu (còn được gọi là Châu giang) với những làn điệu giao duyên trữ tình. Các chiếu chèo cổ làm phong phú đặc sắc văn hóa Duy Tiên. Ngoài ra nơi đây còn có các trò chơi dân gian và tục vồ cầu ở đình đá Tiên Phong.

Sông Châu cũng là nơi chứng kiến đội quân Thánh dực Dũng nghĩa dưới sự chỉ huy của Trần Bình Trọng đã anh dũng cầm cự trước đại quân Nguyên Mông hùng mạnh, để nhà Vua và quân chủ lực rút đi an toàn. Cuối cùng quân Nguyên bắt được Trần Bình Trọng và hỏi có muốn làm Vương không, ông đáp rằng: “Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc. Ta đã bị bắt thì có một chết mà thôi, can gì mà phải hỏi lôi thôi” (Đại Việt Sử ký Toàn thư). Không thể làm gì được, quân Nguyên đã giết Trần Bình Trọng. Tướng quân Trần Bình Trọng cùng 1.000 quân Thánh Dực nằm xuống bên bờ sông Châu.

Lễ hội truyền thống

Từ năm 2009, núi Đọi đã khôi phục lễ Tịch điền vốn có từ thời vua Lê Đại Hành. Lễ hội chùa Đọi cũng được tổ chức hàng nằm vào ngày 21 tháng 3 âm lịch khơi dậy truyền thống văn hóa, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của dân chúng.

Đền Lảnh Giang cũng tổ chức hai lần lễ hội mỗi năm, từ ngày mùng 2 đến mùng 5 tháng 6 âm lịch, và một lần vào ngày 20/8 âm lịch. Ngoài tế lễ, rước thánh còn có chọi gà, đánh gậy, đấu cờ người, múa sư tử, thi thổi cơm trên quang gánh, diễn tập trận giả, hát chầu văn, thi bơi chải trên sông Hồng..

Trần Hưng

Xem thêm:

Mời xem video:

Trần Hưng

Published by
Trần Hưng

Recent Posts

Trung tâm Kennedy bị đe dọa đánh bom, Shen Yun vẫn biểu diễn như kế hoạch

Chuyến lưu diễn toàn cầu của Shen Yun bị đe dọa trong vài tuần qua

22 phút ago

70 nước ủng hộ chủ quyền của Trung Quốc đối với Đài Loan có nghĩa gì?

The Economist đã công bố tin cho biết, 70 nước trên thế giới công khai…

33 phút ago

Tin đồn: 80% người chết ở nhà tang lễ ở Trung Quốc đều dưới 60 tuổi

Mới đây, trên mạng có người cho biết về độ tuổi hỏa táng gây sốc…

7 giờ ago

Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục miễn thuế TNCN đối với lãi tiền gửi tiết kiệm

Bộ Tài chính đề nghị tiếp tục giữ nguyên quy định về miễn thuế thu…

8 giờ ago

Hải Phòng, Hải Dương chi tổng hơn 6.000 tỷ đồng hỗ trợ cán bộ nghỉ việc

Hải Phòng dự kiến chi hơn 6.000 tỷ đồng và Hải Dương chi 158 tỷ…

9 giờ ago

Hải Phòng đóng góp 11.000 tỷ đồng làm đường sắt kết nối với Trung Quốc

Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng cho biết thành phố đóng góp…

13 giờ ago