Vào thời cổ đại, để khuyến khích việc nhà nông, các vị Hoàng đế minh quân làm lễ Tịch điền. Trong nghi lễ này, bậc quân vương phải đích thân cày ruộng.
Thời Xuân Thu, nghi lễ này không được coi trọng. Đến thời Hán Văn Đế bắt đầu khôi phục lễ tịch điền. Hán Văn Đế xuống chiếu:
“Trẫm tự thân thống suất người thiên hạ cày ruộng để cấp lương cho việc tế tự tông miếu, Hoàng hậu đích thân trồng dâu để cấp trang phục tế tự; hãy chế định lễ nghi cho việc này!”
Từ đó, lễ Tịch điền được tiếp nối qua các triều đại quân chủ, đến tận nhà Thanh vẫn còn.
Vào thời Càn Long, Thị lang Tiền Nhữ Thành kiêm phụ trách phủ Thuận Thiên đã dâng lên Hoàng đế Càn Long bộ tranh “Ích tượng trưng nông đồ”. Bộ tranh miêu tả 24 bộ nông cụ được Hoàng đế đích thân sử dụng trong các nghi lễ, là bộ sách tranh duy nhất thời Trung Quốc cổ đại miêu tả về nông cụ.
Thời gian bộ tranh được dâng lên được cho là từ tháng 3 năm Càn Long thứ 26 đến tháng 4 năm Càn Long thứ 30. Mục đích của bộ sách nhằm giúp Hoàng đế Càn Long làm quen với các nông cụ trong nghi lễ, đề cao tư tưởng trọng nông, khuyến nông của nhà Thanh.
Về bố cục, bộ sách tranh được trình bày dưới dạng thuyết minh kèm theo hình ảnh từng nông cụ, phần giải thích tập trung giới thiệu về lịch sử, các tên gọi và công dụng của từng nông cụ.
Dưới đây là mô tả về một số bức trong bộ tranh:
“Lục xỉ mộc bả” (Bồ cào sáu răng) là dụng cụ làm tơi và phủ đất khi gieo hạt. Sau khi gieo hạt xong, dùng dụng cụ chà cho tơi đất rồi phủ kín hạt giống, ngăn chim không ăn hạt giống.
Thạch truân là dụng cụ gồm một thanh gỗ ngang xuyên qua lỗ của một khối đá hình tròn, người ta có thể kéo nó đi lại. Nó là một công cụ nông nghiệp được sử dụng để nghiền cán đất phục vụ cho gieo trồng.
Giảng tử là công cụ gieo hạt theo luống. Hình dạng của nó giống như một chiếc cày có ba chân, ở giữa đặt một cái thùng để đựng hạt giống. Phía trước là một con trâu kéo xe và phía sau là một người giữ, chiếc xe vừa đi vừa lắc làm hạt giống rơi theo.
Câu liêm là dụng cụ mà người làm nông tất phải có, gồm một lưỡi cong được gắn vào cán có lỗ tròn rỗng ở giữa, dùng để cắt cỏ, cắt lúa.
Lạp có nguồn gốc lâu đời, được làm từ cỏ nhược (cỏ hương bồ non), dùng để che mưa che nắng và ngăn chặn bùn bắn vào tai.
Tạm dịch: Liên hòa hay Liên gia là dụng cụ đập lúa hay còn gọi là “kẹp đập lúa”, cũng được gọi là “Liêu giáp”. Nó cũng được dùng để tuốt hạt. Người ta dùng bốn hoặc năm thanh tre đan vào nhau rồi buộc vào một cái trục vòng trên đầu một cán gỗ dài. Khi cầm dụng cụ này đập sẽ làm cho hạt rơi ra.
Hướng dũng (thùng gỗ vuông) dùng để vận chuyển lương thực và quần áo ra đồng. Khí cụ đựng cơm thời cổ đều được làm từ tre trúc. Sau này hướng dũng được cải sửa thành thùng gỗ sâu hơn, có khả năng giữ nhiệt tốt hơn cho quần áo và lương thực.
Tông y là áo tơi dùng để người nông dân mặc làm việc khi trời mưa. Nó được đan bện từ lớp màng hình sợi trên thân cây dừa hoặc từ cỏ có da trơn nhẵn ruột rỗng không bị mưa thấm qua. Đường viền cổ áo được buộc bằng dây để cố định.
Cuốc là một nông cụ có cán dài và lưỡi phẳng, mỏng được gắn theo chiều ngang và được sử dụng để cuốc đất, trồng trọt, làm cỏ. Trong “Chu lễ” viết: “Cứ vào mùa xuân vì cỏ nảy mầm và mọc tươi tốt nên sẽ dùng cuốc để rẫy cỏ, diệt cỏ”. Đây cũng là một công dụng của nông cụ này.
Theo ZhengJian.org
An Hòa biên tập
Xem thêm:
Mời xem video:
Các bác sĩ, giám định viên tại Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên…
Trên đường trở về, thời tiết vốn trong xanh bỗng chốc trở nên u ám,…
Hãy dành thời gian để làm quen với các nghi thức khi tham gia một…
“Thế Dân” mang hàm nghĩa là “Tế thế an dân”. Đường Thái Tông Lý Thế…
Vùng đất Nam bộ dù trù phú và giàu có nhưng mãi đến khi vua…