Hành vi bầy đàn (Herd behaviour)

“Bầy đàn”, trong ngữ cảnh xã hội học, là một nhóm người chia sẻ một trạng thái, tính chất hoặc một sự mong muốn, và mỗi thành viên trong nhóm nhận thức được sự chia sẻ đó và xem nó là ‘nhóm của mình’. ‘Hành vi bầy đàn’ mô tả hiện tượng nhiều cá nhân trong một nhóm bắt chước nhau và hành động đồng loạt như nhau dù không định trước.

Hành vi bầy đàn thường được thấy ở các loài vật hay sinh hoạt theo bầy như mục súc. Ở con người, Hành vi bầy đàn thường được thấy ở những cuộc biểu tình, nổi loạn, khán giả tại các cuộc tranh đua thể thao, nhưng nó cũng có thể diễn ra trong một nhóm nơi mà tinh thần tập thể được đề cao.

Với con người, Hành vi bầy đàn không nhất thiết phản ánh hành vi của mỗi thành viên nếu họ đứng riêng. Nói cách khác, khi một cá nhân tham gia bầy đàn, họ thường khoác lên mình cái tâm lý và hành vi của nhóm. Các nhà xã hội học đưa ra 3 lý do để giải thích hiện tượng này:

  • Nhận chìm nhân cách (personality submergence): một cách vô thức, cá nhân xem sự tham gia bầy đàn nặc danh của mình là cơ hội để thể hiện quyền lực của nhóm.
  • Truyền nhiễm (contagion): mỗi hành động hay tâm trạng nổi bật trong bầy đàn thường được lan truyền rất nhanh như dịch bệnh, và cá nhân trong đó xem sự bắt chước của mình là phù hợp với lợi ích của nhóm.
  • Sự nhẹ dạ (suggestibility): Hành vi bầy đàn có khả năng cuốn hút thành viên của nhóm, làm họ mất tự chủ và sẵn sàng hành động theo nhóm.

Tại sao lại có hành vi này?

Các nhà sinh vật học cho rằng ở loài vật Hành vi bầy đàn là thuộc về bản năng sinh tồn: mỗi con thú hành động như những con thú kế cận để kết với nhau thành bầy nhằm giảm cơ nguy bị thú dữ ăn thịt. Sự thành lập ‘bầy đàn’ chỉ cần tuân thủ một nguyên tắc duy nhất là con nào cũng muốn tranh thủ vị trí ở giữa đàn vì đó là nơi an toàn nhất. Hành động này của mỗi con thú khiến cho cả bầy dường như đoàn kết với nhau và có hành động nhất quán.

Trong xã hội con người, các nhà triết học và xã hội học tin rằng Hành vi bầy đàn là kết quả của ước muốn bắt chước hành vi của đám đông vì mỗi cá nhân cho đó là hành vi an toàn nhất. Sự bắt chước này có tính phản xạ và không đòi hỏi sự can thiệp của lý trí. Nhiều khi hành vi của đám đông bắt nguồn từ vài người bắt chước hành vi của một cá nhân mà họ ngưỡng mộ – khi một sự chọn lựa (có thể có ý thức) của vài người trở thành sự chọn lựa vô ý thức của đám đông mà ta gọi nó nôm na là ‘a dua’. Các trào lưu có tính cách thời thượng là Hành vi bầy đàn kiểu này. Các nhà xã hội học cho rằng tính a dua đến từ bản tính thích xã giao (sociability) của con người vì họ muốn được đám đông chấp nhận như là một thành viên.

Một tình huống dễ gây nên Hành vi bầy đàn dẫn tới bạo loạn là khi dân chúng tụ tập để bày tỏ sự căm phẫn vì lý do nào đó, nhất là khi có một nhóm đối kháng với họ (công an hay các nhóm bất đồng chính kiến khác). Ta cũng có thể thấy Hành vi bầy đàn tại những cuộc tranh tài thể thao quốc tế khi sự ủng hộ cuồng nhiệt có thể trở thành bạo lực. Tóm lại, khi tinh thần “bộ lạc” (tribalism) trở nên cao trào: ‘Phe Ta chống Phe Nó’.

Trong tình trạng một đám đông hoảng loạn, nguy hiểm lớn nhất của Hành vi bầy đàn là nó dễ thu hút những phần tử lợi dụng cơ hội để thực hiện ý đồ xấu và bạo lực như hôi của, tàn phá, giết người để trả thù.

Bằng chứng lịch sử cho thấy nhiều lãnh tụ độc tài (như Hitler) biết vận dụng Hành vi bầy đàn rất giỏi. Thí dụ như cài ‘cò mồi’ trong đám đông để khích động tính a dua của họ.

Đôi khi Hành vi bầy đàn chỉ là do ngộ nhận ban đầu về thông tin, nhưng khi đám đông tin là có thật thì đến một lúc nào đó thông tin đó trở thành ‘như thật’ và hiệu ứng a dua sẽ tăng theo cấp số nhân. Hiện tượng này dễ xẩy ra trong những xã hội bị bưng bít thông tin và dân chúng không có khả năng kiểm chứng thông tin.

Chính quyền độc tài luôn tìm cách lợi dụng Hành vi bầy đàn

1. Kiểm soát thông tin: chỉ cho báo chí đăng những tin tức không có hại cho chính phủ.

2. Dùng cò mồi và báo chí tay sai để thông tin ‘theo định hướng’.

3. Dùng răn đe, lừa phỉnh và mua chuộc để nguỵ tạo sự ủng hộ của dân chúng cho tới khi hiệu ứng a dua thành hình.

4. Cổ động thói tôn sùng lãnh tụ để đa số dân chúng ít học có thần tượng mà theo. Khi thủ đoạn này thành công thì nó tạo nên hiện tượng ‘cuồng loạn đại chúng’ (mass hysteria) như hay thấy ở Bắc Triều Tiên.

5. Dùng thủ đoạn và vũ lực để ngăn chận tất cả những ý kiến trái chiều hay phản tuyên truyền.

Hành vi bầy đàn là kẻ thù của cá tính và tính sáng tạo. Một nền dân chủ lành mạnh cần cả hai đức tính đó.

Trích theo facebook Nguyen Thi Bich Nga
Đăng có chỉnh sửa dưới sự cho phép của tác giả

Xem thêm cùng tác giả:

Nguyen Thi Bich Nga

Published by
Nguyen Thi Bich Nga

Recent Posts

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

5 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

6 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

6 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

7 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

8 giờ ago

TP.HCM đề xuất xóa nợ quá hạn, khó thu hồi cho người nghèo

UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…

9 giờ ago