Categories: Blog

Đấu tranh tự do: Thế hệ người Hồng Kông mới trong cuộc chiến chống Luật dẫn độ

Phong trào phản đối Luật dẫn độ của người Hồng Kông sau nhiều lần biểu tình quy mô lớn đã phát triển thành xung đột dữ dội giữa cảnh sát và người biểu tình, khiến tình hình bạo lực giữa hai bên không ngừng leo thang. Mỗi khi tuyến đầu thảo luận về vấn đề nên trở về hay ở lại, luôn có người khuyên mọi người nên bình tĩnh, trở về chờ cơ hội tiếp theo. Nhưng cũng luôn có người khóc không muốn rời đi, quyết chí đến cùng trong cho cuộc chiến này. Những người trẻ này đã đặt cược tuổi xuân, thậm chí cả mạng sống vì hai chữ “tự do”.

Giới trẻ Hồng Kông đã đặt cược tuổi xuân, thậm chí cả mạng sống vào trận chiến này, đã thắp lên “mùa hè của tự do”. (Ảnh: Getty Images)

Trong ba tháng qua, những cảnh tượng ly kỳ kinh động như chặn đường, đụng độ bạo lực, ném bom xăng… gần như cuối mỗi tuần lại nổ ra trên đường phố Hồng Kông. Có người đã chỉ trích họ là “côn đồ”, “con gián”, cáo buộc rằng họ đã nhận tiền để làm loạn Hồng Kông, nhưng cũng có người gọi họ là “nghĩa sĩ”. A Tổng (bí danh) là một trong số đó, vì đâu anh sẵn sàng mạo hiểm sinh mạng xông pha trên đường phố như vậy?

A Tổng nói: “Công lý, dân chủ, tự do là giá trị phổ quát của chúng tôi. Trong thế giới này, tự do và nhân quyền luôn là giá trị thiêng liêng nhất, chúng tôi không thể để chế độ độc tài tước đoạt tự do, vì vậy tôi chọn ra tuyến đầu chiến đấu.”

Kể từ năm 2012 khi Chính phủ Hồng Kông khởi xướng Khoa Giáo dục Quốc dân, A Tổng đã tích cực tham gia nhiều hoạt động biểu tình, trong phong trào phản đối Dự luật dẫn độ này anh cũng là người thường xuyên ra đường phản kháng. Anh cho biết hành động của anh là vì tương lai của thế hệ tiếp theo.

A Tổng nói: “Chúng tôi lên án thế hệ trước đã không đấu tranh cho dân chủ của chúng tôi trước khi Hồng Kông bị trả về Trung Quốc Đại Lục năm 1997, vì thế chúng tôi càng quyết tâm phải vì thế hệ tiếp theo mà đấu tranh cho dân chủ. Chúng tôi dấn thân đấu tranh là vì thế hệ sau.”

Hổ thẹn sau chấn thương

Khó tránh cảnh sẽ bị thương tích khi đối diện va chạm xung đột bạo lực trên đường phố có thể xảy ra bất cứ lúc nào, A Tổng không ngoại lệ, trong lần biểu tình lớn tại Yuen Long ngày 27/7, vì bất chấp hiểm nguy xông ra cứu trợ hai người không quen biết mà anh đã trúng đạn cao su trọng thương.

A Tổng nói: “Về cơ bản, nếu tôi lùi lại, tôi sẽ không bị thương, nhưng một số cảnh sát chống bạo động đuổi theo hai cô gái, họ sợ nên đã dừng lại. Thông thường thì lựa chọn là rời bỏ đi, nhưng lựa chọn của tôi khi đó là phải kéo họ đi, giúp họ tránh bạo lực từ phía cảnh sát, cho dù biết có thể bị trúng đạn. Cuối cùng cảnh sát chống bạo động thấy tôi chống trả, họ sợ hãi và lập tức rút súng ra bắn, khiến tôi bị thương.”

Nhưng sau khi bị bắn trọng thương, khó chịu do vết thương trên cơ thể gây ra không là gì so với vết thương trong lòng. Thời gian đó ngày nào cũng có người bị thương, A Tổng không dám đọc tin tức, bởi vì mỗi lần đọc xong thì anh lại tự trách mình tại sao khi đó anh không thể chiến đấu bên cạnh mọi người.

A Tổng nói: “Bị trúng đạn nên không thể đi ra tiền tuyến, vì đôi chân đi lại khó khăn. Khi không thể ra tuyến đầu thì không thể bảo vệ được người khác, cảm thấy bản thân vô dụng, đau buồn. Ý thức biết trách nhiệm cộng đồng, lại thấy cảnh người bị thương tích mà không giúp được gì, cho nên cảm giác trong lòng rất khó chịu.”

Từ nhỏ anh đã thích đọc sách về triết học chính trị, và nó giúp anh có được tư duy độc lập về các vấn đề xã hội. Trong quá trình dấn thân đấu tranh phản đối Dự luật dẫn độ lần này cũng đã giúp anh có hiểu biết sâu sắc hơn về quan hệ giữa chính phủ và nhân dân.

A Tổng nói: “Trên thực tế, sự tồn tại của Chính phủ là vì có người dân. Chính phủ mà bỏ quên nhân dân thì có còn là Chính phủ không? Chúng ta vừa chào đời đã bị kẻ khác cướp bóc và tước đoạt quyền con người cơ bản, tại sao chúng ta không thể giành lại quyền lợi của mình? Tại sao tôi không thể đi giành lấy tự do? Tại sao tôi phải tuân phục thứ pháp luật của kẻ độc tài, thứ tư duy chế độ quân chủ?”

Dùng sinh mạng thắp lên ngọn lửa tự do

Kể từ tháng Sáu đến nay người dân Hồng Kông đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình quy mô lớn, nhưng những cuộc biểu tình ban đầu hòa bình khi đến giai đoạn cuối thường chuyển biến thành xung đột gay gắt giữa cảnh sát và người dân, vũ lực giữa hai bên không ngừng leo thang, trước tình cảnh này khiến nhiều người nêu câu hỏi cuối cùng thì ranh giới của cuộc đấu này là gì? Mỗi lần đấu tranh, cứ đến giai đoạn cuối, khi tuyến đầu thảo luận về vấn đề nên trở về hay ở lại, luôn có người khuyên mọi người nên “như nước”, trở về chờ cơ hội tiếp theo, nhưng luôn có người vừa khóc vừa nói “Tôi đã định sẽ chết”.

A Tổng nói: “Khi tôi xông pha lên trước, tôi chỉ ôm ấp quyết tâm phải vì công bằng chính nghĩa mà dẹp bỏ quyền lực độc tài. Tôi không màng đến hậu quả, tôi dùng máu của mình để đổi lấy tự do, không phải tự do của tôi mà là tự do của Hồng Kông, tôi sẵn sàng hy sinh tất cả. Tôi thà dùng máu của mình, để đốt lên ngọn lửa cho tự do, dùng mạng sống của mình để thắp lên ngọn lửa tự do, vì vậy tôi sẽ làm tất cả mọi thứ.”

Họ đã đặt cược tuổi xuân, thậm chí cả mạng sống vào trận chiến này, đã thắp lên “mùa hè của tự do”. Không ai lường trước được cuộc chiến này cuối cùng sẽ kết thúc ra sao, nhưng có thể khẳng định so với thế hệ trước tôn thờ tiền bạc thì những người trẻ đấu tranh cho tự do này đáng trân trọng hơn nhiều.

(Blog Trịnh Nhật Nghiêu)

Xem thêm:

Trịnh Nhật Nghiêu

Published by
Trịnh Nhật Nghiêu

Recent Posts

Nhà Hậu Trần – P5: Giằng co cản bước quân Minh nam tiến

Nhà Hậu Trần giằng co cản bước quân Minh nam tiến sau khi Trương Phụ…

8 phút ago

Chút tản mạn về tên ba vị đồ đệ trong Tây Du Ký

Ba vị đồ đệ trong Tây Du Ký có pháp danh lần lượt là Tôn…

18 phút ago

Có cách nào cải thiện tình trạng quần áo bị xù lông?

Các sợi lông lỏng lẻo trên bề mặt vải có thể dễ dàng được loại…

25 phút ago

Ý định của ông Trump trong việc muốn giải thể Bộ Giáo dục Mỹ

Tổng thống đắc cử Donald Trump trong quá trình tranh cử đã nhiều lần chỉ…

28 phút ago

Cựu Dân biểu Matt Gaetz rút lui khỏi vị trí ứng cử viên tổng chưởng lý

Ông Matt Gaetz hôm thứ Năm (21/11) đã tuyên bố rằng ông sẽ rút lui…

35 phút ago

Ông Trump bán cây đàn guitar có chữ ký với giá hơn 10.000 USD

Có hơn 1.000 cây guitar acoustic và guitar điện không có chữ ký của ông…

53 phút ago