Ở nước ta hình phạt xưa nhất được ghi chép trong sử sách là xâm chữ vào mặt (hình kình) và xẻo mũi (hình tị).
Đời nhà Triệu, năm 112 TTL, Ai Vương nối ngôi cha, mẹ là Cù Thị được tôn làm thái hậu.
Vì vua còn nhỏ tuổi nên thừa tướng Lữ Gia và thái hậu phụ chính.
Vua nhà Hán sai An Quốc Thiếu Qúy sang dụ mẹ con Ai Vương vào chầu như một chư hầu.
Cù Thị nguyên là người Hán và là tình nhân của Thiếu Qúy khi trước nên nhân dịp này tư thông với nhau.
Vụ này gây giận dữ trong triều và ngoài dân gian.
Sợ nguy biến, Cù Thị nhờ Thiếu Qúy đem biểu về xin vua Hán cho mẹ con sang chầu và xóa bỏ biên giới.
Vua Hán chấp thuận, cấp ấn bạc cho Ai Vương và Lữ Gia, bắt áp dụng luật pháp của nhà Hán và hủy bỏ hình phạt xâm chữ vào mặt (hình kình) và xẻo mũi (hình tị) của nhà Triệu (1).
Từ khước nhận ấn bạc của nhà Hán, Lữ Gia giết Ai Vương và Cù Thị rồi lập người con trưởng của Minh Vương lên làm vua.
Nhằm thực hiện mộng bành trướng, năm 111 TTL, nhà Hán sai Lộ Bác Đức sang xâm chiếm và cai trị nước ta.
Trong hơn một ngàn năm Bắc thuộc, luật pháp áp dụng ở nước ta tất nhiên là luật của kẻ thống trị.
Cho tới thời tự chủ, Đinh Tiên Hoàng đặt vạc lớn và chuồng nuôi cọp ở sân triều đinh như một cách răn đe những kẻ gian ác.
Sang tới đời Lê Đại Hành mới có luật lệ pháp định. Những luật lệ này đã thất truyền.
Hình luật ngày xưa gọi là hình thư.
Vua bổ nhiệm một hoặc vài quan chức soạn thảo hình thư gồm những điều khoản ngăn cấm và trừng phạt những kẻ phạm tội. Vua duyệt lại rồi xuống chiếu ban hành.
Đời Lý Thánh Tông (1054-1072) hình thư gồm 3 quyển được ban hành. Theo Lịch triều hiến chương của Phan Huy Chú, giặc Minh đã đem 3 quyển này về Kim lăng (kinh đô nhà Minh) trong cuộc Bắc thuộc lần thứ tư (1414-1427).
Đời Trần Thái Tông (1225-1293) một quyển hình thư được ban hành. Cũng theo Phan Huy Chú, quyển này đã bị giặc Minh đem về Kim lăng.
Đời Lê Thái Tổ (1428-1433) có ban hành các hình phạt gồm 5 loại:
Thái Tổ cũng ban hành 14 điều về ruộng đất trong các trường hợp thừa kế, cầm thế, mua bán. Ai vi phạm sẽ bị phạt roi hoặc trượng.
1. Tội bị đánh roi
Người phạm vào một trong 14 điều quy định về điền sản nói trên bị phạt 50 roi hoặc 80 trượng.
2. Tội bị đánh trượng và xâm chữ vào mặt
Sử có chép 2 vụ xử phạt đánh trượng cho tới chết.
Đánh trượng nhẹ hơn tội đồ và lưu nhưng bị đánh trượng cho tới chết thì đau đớn và khủng khiếp không kém tội lăng trì.
3. Bị phạt tiền
4. Bị chặt tay
Năm 1721 chúa Trịnh Cương ban hành luật hủy bỏ hình phạt chặt tay nhưng thay thế bằng hình phạt khác như sau:
Tuy nhiên những tội về trộm cướp vẫn giữ nguyên không đổi. Như vậy cho tới thế kỷ 18, các tội trộm cướp vẫn còn bị chặt tay.
5. Bị tù khổ sai (đồ)
6. Bị đày (lưu)
7. Bị tội chết (tử)
Ngoài cách thắt cổ, chém đầu và xẻo thịt, sử sách còn chép vài cách xử tử khác.
Đời Lý Nhân Tông, năm 1109 bọn phản nghịch Tô Hậu và Kỷ Sùng bị xử tử. Trước khi bị lăng trì, tội nhân bị “cho lên ngựa gỗ” nghĩa là bị căng thân bằng đinh trên tấm ván và đem bêu ngoài chợ, sau đó mới bị xẻo thịt cho tới chết.
Năm 1530 Lê Ý phò vua Lê chống Mạc Đăng Dung bị Đăng Dung bắt và bị xé xác bằng xe ngựa.
Năm 1802 nữ tướng Bùi Thị Xuân của Tây sơn bị Nguyễn Ánh cho voi giày. Giáo sĩ Bissachère chứng kiến và thuật lại: “Lính thét quỳ xuống nhưng bà xăm xăm bước tới, voi lùi lại, lính phải cầm giáo thọc vào đùi voi, bấy giờ voi mới dùng vòi quặp bà tung lên trời.”
Trường hợp tội nhân là người tôn thất hoặc đại thần, vua cho tự xử bằng thuốc độc hoặc tự thắt cổ chết.
Những người trên 70 và dưới 15 tuổi hoặc có họ với vua (để tang nhau từ 9 tháng trở lên) nếu phạm từ tội lưu trở xuống được chuộc tội bằng tiền. Tuy nhiên không được chuộc nếu phạm một trong 10 tội đại ác:
Đời nhà Hồ, tội nhân được chuộc tội bằng ruộng.
Những người trên 80 và dưới 10 tuổi có khuyết tật được dần dần giảm nhẹ hình phạt.
Con cháu chịu đánh roi thay cho ông bà cha mẹ, số roi bị phạt được giảm xuống một bậc.
Tội nhân có thể được xét ân giảm nếu thuộc một trong 8 trường hợp gọi là “bát nghị” như sau:
Con cháu của những người thuộc bát nghị cũng được xét ân giảm.
Ngự sử đài của triều đình có nhiệm vụ cứu xét ân giảm theo tiêu chuẩn bát nghị sau đó trình lên vua duyệt để thi hành.
Xã Đa giá thượng thuộc huyện Gia Viễn, phủ Trường Yên, xứ Thanh Hoa (nay thuộc phủ Yên Khánh, Ninh Bình) nằm trên đường độc đạo xuyên qua núi rừng hiểm trở.
Từ xã trưởng xuống dân đinh toa rập nhau lập điếm canh kiểm soát người qua lại.
Vì đường xa vắng vẻ nên xã này thuận tiện cho khách nghỉ chân và ngủ trọ. Khách trọ nếu có nhiều tiền hoặc vàng bạc, ban đêm bị người trong xã giết chết và quăng xác xuống khe núi phi tang.
Tội ác đã 20 năm, tới năm 1694 mới bị phát giác. Một người vợ của nạn nhân nhờ có nhan sắc nên được tên xã trường tha chết và lấy làm vợ lẽ. Người phụ nữ này đã tìm cách tố cáo với triều đình. Chúa Trịnh sai Thạc quận công Lê Hải điều tra.
Xã bị vây kín, Lê Hải khám xét từng nhà để thu thập tang chứng. Đống xương người dưới khe núi là tang chứng hiển nhiên và khủng khiếp.
Đồ đảng gồm 290 tên bị bắt giam. Xã trưởng và những kẻ trực tiếp gây tội ác gồm 52 người bị chém và bêu đầu. Số còn lại bị chặt một ngón tay và bị đày đi viễn châu.
Từ đó xã Đa giá thượng bị xóa tên.
Bùi Quý Chiến
Trích đăng từ Đặc San Lâm Viên (www.dslamvien.com)
Cước chú
(1) Triệu Đà áp dụng luật pháp nhà Tần gồm có 5 hình phạt: hình kình, hình tị, phi (chặt chân), cung (thiến) và đại tích (chém đầu). Tội bị thiến nặng hơn chặt chân vì bị thiến thì tuyệt tự; không có con nối dõi tông đường là đại bất hiếu.
Tham khảo
Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…
Chuẩn Đô đốc Thomas Buchanan tuyên bố rằng Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí…
Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…