Văn Hóa

Kết quả xem xét từ “đãng trí” xuất hiện từ lúc nào trong tuần báo “phong hóa” và “ngày nay”

Lời mở đầu

Sau khi tìm hiểu sơ bộ người viết biết được từ “đãng trí” xuất hiện trong Từ Điển Tiêu Chuẩn Việt Anh – Lê Bá Khanh & Lê Bá Kông (nxb Diên Hồng – Hà Nội, 1951). Trong khi các từ điển tiêu biểu như Đại Nam Quốc Âm Tự Vị – Huỳnh Tịnh Của (nxb Rey, Curioal & Cie, 1893), Việt Nam Tự Điển – Hội Khai Trí Tiến Đức (nxb Trung Bắc Tân Văn Hà Nội, 1931), Việt Hán Thành Ngữ Lược Biên – Nam Sơn Nguyễn Can Mộng (nxb Minh Tâm Ấn Quán Hà Nội, 1949), Việt Ngữ Tinh Nghĩa Từ Điển – Long Điền Nguyễn Văn Minh (nxb Quảng Vạn Thành – Hà Nội, 1950) đều không có từ này.

Từ kết quả trên, người viết tự nghĩ việc từ “đãng trí” xuất hiện đầu tiên (của các từ điển đã tra cứu) từ năm 1951 trong một từ điển Việt Anh cho thấy từ này có khả năng rất thông dụng lúc đương thời nên được đem vào giới thiệu để độc giả biết dịch từ này sang tiếng Anh. Tại sao không được đề cập trong các từ điển xuất bản trong 1890~1930 mà xuất hiện vào năm 1951? Phải chăng từ này bắt đầu thông dụng trong thập niên 1940 hoặc 1950 chăng?

Người viết nghĩ đến các tạp chí hoặc tuần báo nên tra cứu thời gian tồn tại của các tạp chí như Nam Phong (1917~1934) , tuần báo Phong Hóa (1932~1936) , Ngày Nay (1936~1940). Trong 3 tài liệu này, Nam Phong có sớm nhất, kế đến Ngày Nay và tồn tại đến sau nhất.

Từ “đãng trí” trong tuần san Ngày Nay

Qua xem xét sơ khởi người viết tình cờ biết từ “đãng trí” là tựa đề của một chuyện cười xuất hiện trong mục “Vui Cười” của tuần san Ngày Nay số 30 xuất bản ngày 18/10/1936. Trong số 224 xuất bản ngày 7/9/1940 trong mục “Nụ Cười Nước Ngoài” có đến 2 bài “Đãng trí” và “Lại đãng trí”. Người viết chưa xem xét các số 31 đến số 200, để dịp khác.

Sau khi biết từ “đãng trí” đã có từ 18/10/1936 trong tuần san Ngày Nay nên người viết nghĩ rằng từ này có thể đã có nên chuyển sang tìm hiểu tuần san Phong Hóa bắt đầu ra đời từ năm 1932.

Báo Nam Phong ra đời trước Phong Hóa, có từ năm 1917 nhưng không có các mục Vui Cười nên việc tìm từ “đãng trí” có vẻ khó khăn hơn nên tạm gác lại sau.

Từ “đãng trí” trong tuần báo Phong Hóa

Kết quả như sau.

Từ “nhãng trí” xuất hiện trong mục “Vui Cười” của tuần báo Phong Hóa trong 2 số: số 17 phát hành ngày 13/10/1932, và số 22 phát hành ngày 18/11/ 1932.

Sau đó không biết gì lý do gì, từ “nhãng trí” không còn được dùng trong mục chuyện “Vui Cười” mà từ “đãng trí” đã được thay thế từ số 44 phát hành ngày 28/4/1933 dưới hình thức tựa đề của tranh vui cười và trong mục “Vui Cười” cho đến số cuối cùng của Phong Hóa. Cụ thể như trình bày trong Bảng 1 dưới đây.

Bảng 1. Từ “Nhãng trí” và “Đãng trí” trong tuần báo Phong Hóa (1932~36)

Số báo Ngày phát hành Mục Tựa đề Số báo Ngày phát hành Mục Tựa đề
17 13/10/ 1932 Vui Cười Nhãng trí 112 24/8/ 1934 Vui Cười Đãng trí
22 18/11/ 1932 Vui Cười Nhãng trí 121 26/10/ 1934 Vui Cười Đãng trí
44 28/4/ 1933 Tranh (cười) Đãng trí 124 16/11/ 1934 Vui Cười Đãng trí
60 18/8/ 1933 Vui Cười Ông giáo đãng trí 181 3/4/ 1936 Vui Cười Đãng trí
89 16/3/ 1934 Truyện vui Đãng trí 184 23/4/ 1936 Vui Cười Đãng trí
102 15/6/ 1934 Vui Cười Đãng trí

Phong Hóa, số 17 (13/10/1932)
Phong Hóa, số 22 (18/11/1932)
Phong Hóa, số 44 (28/4/1933)
Phong Hóa, số 60 (18/8/1933)

Tóm lại, việc tra cứu sự xuất hiện từ “đãng trí” trong 2 tuần báo Phong Hóa và Ngày Nay đã cho được kết quả như sau.

Cho đến khoảng tháng 4 năm 1933 từ “đãng trí” được dùng thay thế cho từ “nhãng trí” trong tranh hoặc chuyện vui cười.

Từ “nhãng trí” đã được trong năm 1932. Rất tiếc người viết chưa nắm bắt được nguyên nhân.

Nhận xét

Có một điều đáng chú ý như sau. Từ số 21 (11/11/1932), Phong Hóa thông báo “Cuộc thi chuyện “vui cười” và “Cuộc thi tranh khôi hài”. Tuy nhiên phải chờ đến số 23, Phong Hóa mới bắt đầu đăng chuyện vui cười và tranh khôi hài dự thi được chọn đăng. Tuy nhiên, tranh trong số 44 (Hình) không ghi “Tranh dự thi” nên là tranh của Phong Hóa. Chuyện “Đãng trí” trong số 60 là bài dự thi của độc giả. Điều này cho từ “đãng trí” thông dụng trong báo chí và nhân gian.

Lời cảm tạ

Nhân dịp này người viết xin được tỏ lòng biết ơn đến ông Huỳnh Chiếu Đẳng, chủ quán của “Quán Ven Đường” và Thư viện Người Việt, nhờ quý tài liệu mà người viết có được tài liệu để biết về những công trình làm việc của tiền nhân qua các trang web dưới đây.

Nguyễn Sơn Hùng ngày 18/7/2024

Đăng lại từ Diễn Đàn Khai Phóng (DienDanKhaiPhong.org)

Xem thêm cùng tác giả, dịch giả:

Nguyễn Sơn Hùng

Published by
Nguyễn Sơn Hùng

Recent Posts

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

13 phút ago

Nghiên cứu: Kẽm giúp chống lại tình trạng kháng kháng sinh ở vi khuẩn

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…

38 phút ago

Tổng thống Putin cảnh báo sẽ trả đũa các quốc gia cung cấp vũ khí tấn công Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…

1 giờ ago

Ông Trump chọn bà Pam Bondi là ứng cử viên mới cho chức tổng chưởng lý Hoa Kỳ

Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…

2 giờ ago

Gia Lai: Hiệu trưởng nhiều ngày không đến trường, giáo viên huyện biên giới bị chậm lương

Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…

2 giờ ago

Tiệm vàng tại Nghệ An mở sổ tiết kiệm như ngân hàng

Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…

2 giờ ago