Lạc Sơn Đại Phật ngàn năm trấn áp thủy tai, nay lũ ngập đến chân tượng

Ở dưới chân núi Nga Mi, nơi hợp lưu của 3 con sông Dân, Thanh Y và Đại Độ có một ngọn núi tên là Lăng Vân. Trên vách núi dựng đứng có pho tượng Phật được tạc vào vách đá cao hơn 20 trượng, rộng 7 trượng 2 xích, được cho là pho tượng Phật Di Lặc kỳ vĩ nhất thế giới. Đại Phật ngồi ngay ngắn, đối diện với núi Nga Mi, cúi nhìn 3 sông, đầu khắc trên núi, chân đạp bờ sông, tạo hình hùng vĩ, tư thế trang nghiêm. Phàm là du khách đến thăm núi Nga Mi đều không quên đến núi Lăng Vân chiêm ngưỡng pho tượng này. Người dân Lạc Sơn còn lưu truyền một câu ngạn ngữ dân gian: “Rửa mũi chân, hồng thủy ngập”, nghĩa là nếu nước lũ dâng lên đến mũi chân của Lạc Sơn Đại Phật, vậy thì Tứ Xuyên ắt sẽ có thảm họa lũ lụt đặc biệt lớn. Nay trong đợt mưa lũ đặc biệt nghiêm trọng tại Trung Quốc, tỉnh Tứ Xuyên liên tiếp mưa lớn, thượng nguồn 3 con sông Dân, sông Đại Độ, sông Thanh Y đều dâng cao, đỉnh lũ dồn về, mé nước cũng đã đến chân bức tượng Phật khổng lồ. Do vậy mặc dù thông tin cho biết đỉnh lũ đã rút, không gây hậu quả nghiêm trọng, nhưng người dân Tứ Xuyên vẫn nhắc nhở nhau chuẩn bị, cho rằng điềm báo đã minh hiển, đại sự đã cận kề.

Nước ngập đến chân Lạc Sơn Đại Phật. (Ảnh qua Sina.com)

Lạc Sơn Đại Phật bắt đầu được tạc vào năm Khai Nguyên thời Đường Huyền Tông (713 SCN), trải qua hơn 90 năm mới hoàn thành. Đây là một công trình kỳ vĩ, lại bao hàm nhiều ý nghĩa thâm sâu, không phải ai cũng hiểu hết.

Lạc Sơn Đại Phật ngàn năm trấn áp thủy tai

Vào đầu thời Đường, trên ngôi chùa Lăng Vân ở núi Lăng Vân có một lão hoà thượng tên là Hải Thông. Đương thời dưới núi Lăng Vân, nơi hợp lưu của 3 con sông này, nước sâu và chảy xiết, sóng dâng cao thường nhấn chìm các thuyền bè, nguy hại đến dân chúng. Lão hòa thượng nghĩ rằng, nếu như trên vách núi này khắc tạo một tượng Phật, nhờ pháp lực của Phật, nhất định sẽ hàng phục được thế nước, để thuyền bè qua lại không còn gặp tai ương nữa.

Hoà thượng Hải Thông đã trải qua biết bao khó khăn vất vả, đi khắp nơi hóa duyên để gom kinh phí tạc tượng Phật. Theo cuốn Phật Tổ Thống Ký kể lại, hòa thượng Hải Thông hoá duyên trở về, mời được nhiều thợ tạc tượng giỏi tạc tượng Đại Phật. Dân chúng xung quanh nghe nói hòa thượng Hải Thông mời được người tạc tượng Đại Phật để trấn áp yêu quái ở ngã 3 sông, cũng tấp nập kéo nhau đến làm giúp.

Khi tượng Phật được tạc đến vai, hòa thượng Hải Thông viên tịch, việc tạc tượng cũng vì thế mà bị dừng lại. Sau đó, hai đời Tiết độ sứ tiếp tục tập trung quyên góp bổng lộc, tạo tác tượng Phật, lại được triều đình tiếp thêm kinh phí, qua nỗ lực của 3 thế hệ, trải qua hơn 90 năm, Lạc Sơn Đại Phật cuối cùng đã hoàn thành.

(Ảnh: Min Zhou, Flickr)

Bởi vì tượng Đại Phật này là tượng Phật tạc đá lớn nhất, cho nên mọi người gọi là Đại Phật, cũng gọi là Lạc Sơn Đại Phật. Ngôi chùa Lăng Vân nằm bên cạnh Đại Phật cũng được đổi tên thành chùa Đại Phật.

Người ta lưu truyền lại rằng, thời ấy dưới sông thực sự có thủy quái, thuyền bè gặp nạn là do nó mà ra. Qua một đoạn thời gian, thấy công trình tượng Phật sẽ trấn áp được mình, bèn nổi sóng cao, muốn cuốn hết thợ trên vách núi đi. Người dân và thợ thấy nổi sóng gió to, bèn cùng nhau nhặt đá từ vách bị đẽo gọt ra để tạo hình tượng Phật, ném xuống. Đá rơi như mưa, dần dần chôn lấp thủy quái, chẳng mấy chốc gió yên sóng lặng, từ đó cũng không còn thấy thuyền bè gặp nạn nữa.

Ngày nay, các nhà khoa học cho rằng, trong quá trình xây dựng công trình khổng lồ này, các lớp đá được bóc tách ra đã trầm lắng xuống lòng sông, làm cho các dòng chảy bị biến đổi và vì thế làm cho tàu bè qua lại an toàn hơn.

Vài lần Lạc Sơn Đại Phật hiển linh

Lạc Sơn Đại Phật từ khi bắt đầu tạo dựng đến nay, đã trải qua nhiều thảm họa qua các thời đại chiến tranh, sau khi Đại Tượng Các bảo vệ Đại Phật bị phá hủy, tượng Đại Phật lộ ra ngoài hàng trăm năm, nên càng bị phong hóa và xói mòn. Trong lịch sử, Đại Phật đã trải qua nhiều lần sửa chữa, sớm nhất là lần sửa chữa từ thời Tống. Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc giành chính quyền, cũng có ghi chép về nhiều lần sửa chữa tượng Đại Phật, nhưng nguyên nhân của những lần sửa chữa này lại rất đặc thù. Theo đó, người dân trong vùng vẫn còn lưu truyền về việc tượng Phật chảy nước mắt trong những thảm họa tại Trung Quốc cận đại.

Lần đầu tiên người ta nhìn thấy bức tượng Phật chảy nước mắt là vào một đêm năm 1962. Đây là thời điểm ngay sau khi diễn ra nạn đói lớn, hệ quả của kiếp nạn “Đại nhảy vọt” trong giai đoạn 1959-1961. Cả Trung Quốc bấy giờ có khoảng 35 triệu người dân bị chết đói. Trong đó có ít nhất 7 triệu người dân là thuộc tỉnh Tứ Xuyên. Vì không còn đủ sức lực để đào mộ, nên người ta chỉ gói các xác chết lại trong tấm chiếu rồi thả trôi sông.

Lạc Sơn Đại Phật đã nhắm cặp mắt lại khi hàng nghìn thi thể trôi xuống chỗ hợp lưu của 3 con sông từ phía thượng nguồn. Chính quyền Trung Quốc bấy giờ đã phái một nhóm các nhà khoa học đến điều tra. Nhưng họ không thể đưa ra câu trả lời nào, và không có một báo cáo nào từng được đưa ra. Sau đó bức tượng Phật đã được tu sửa lại về trạng thái mở mắt như trước đó. Bức ảnh Đại Phật trong trạng thái nhắm mắt vẫn còn được lưu giữ tại Nhà trưng bày Lạc Sơn.

Giọt nước mắt màu trắng ở khóe mắt bức tượng và vệt nước mắt không thể xóa. (Ảnh: Chi King, Flickr)

Lần thứ hai bức tượng Phật này rơi lệ xảy ra vào năm 1963. Đây là cột mốc đánh dấu sự bắt đầu của cuộc Đại Cách mạng văn hóa tàn khốc. Một lần nữa, chính quyền Trung Quốc đã chỉ thị tu sửa lại bức tượng. Điều hết sức kỳ lạ là, mặc dù đã tiêu tốn hơn 40 triệu vạn tệ (khoảng 6 triệu đô-la) vào công việc tu sửa, nhưng vệt nước mắt trên gương mặt bức tượng Phật vẫn không thể phai mờ.

Tháng 7-1976, cặp mắt của tượng Phật một lần nữa lại nhắm lại, và đây là lần thứ 3. Nó xảy ra ngay sau trận động đất 7,8 độ richter ở Đường Sơn, Tứ Xuyên làm khoảng 650.000 người thiệt mạng. Nguyên nhân được cho là do chính quyền địa phương che dấu cảnh báo sớm, và chính phủ cũng từ chối viện trợ quốc tế. Kèm theo hiện tượng chảy nước mắt với hai mắt nhắm lại, bức tượng Phật cũng thể hiện một gương mặt giận dữ. Dấu vết lần này không lưu lại trên tượng Phật, chỉ có người địa phương chứng kiến mà thôi.

Còn một chuyện nữa là vào ngày 7-6-1994, khách du lịch và các con tàu xung quanh Lạc Sơn Đại Phật kể lại một hiện tượng lạ, đó là việc toàn bộ tượng Phật rung lên. Vệt nước mắt trên tượng Phật vẫn không phai mờ, nhưng lần này người ta nói rằng tượng Phật đã cười. Hiện tượng này chỉ diễn ra trong một thời gian rất ngắn và đến nay người ta vẫn chưa lý giải được thiên cơ đằng sau hiện tượng kỳ lạ này.

Tượng Phật mang huyền cơ thâm sâu

Bản thân núi Ô Long và núi Lăng Vân nơi có Lạc Sơn Đại Phật chính là một bức tượng phật tự nhiên khổng lồ đang ngủ. Nhìn từ xa, núi Ô Long giống như phần đầu của tượng Phật, lông mày có thể phân biệt được; núi Lăng Vân giống như thân của tượng Phật, nhìn từ xa có thể thấy rõ. Bức tượng Phật ngủ tự nhiên này đã tồn tại hàng nghìn năm, nhưng không có mấy người ngộ ra. Thời cận đại, mãi cho đến ngày 11/5/1985, lão nông Phan Hồng Trung ở Thuận Đức tỉnh Quảng Đông vô tình chụp được một bức ảnh, lúc này mới đột nhiên phát hiện hình dáng của núi giống như thân Phật đang nằm.

Còn tượng Lạc Sơn Đại Phật ngồi ngay ngắn trong hẻm núi sâu ở vị trí trái tim của tượng Phật khổng lồ đang ngủ, dường như ứng với ngụ ý “Tâm trung hữu Phật” (tu Phật nghĩa là tu tâm), tạo thành kỳ quan “trong Phật có Phật”. Bởi vậy người Tứ Xuyên còn lưu truyền câu nói: “Sơn thị nhất tọa Phật, Phật thị nhất tọa sơn”, núi là một bức tượng Phật tự nhiên, tượng Phật được điêu khắc lại cũng như một ngọn núi nhỏ.

Tượng Lạc Sơn Đại Phật là tượng Phật Di Lặc bằng đá cao nhất thế giới. (Ảnh: Wikimedia)

Bấy giờ khi lão hòa thượng Hải Thông kêu gọi tạc tượng, thì đã chọn hình ảnh Đức Phật Di Lặc đang ngồi với hai tay đặt trên đầu gối. Bởi vì trong Phật giáo có giảng “độ nhân”, độ con người khỏi biển khổ và đến bến bờ bình an, nên tượng Phật Di Lặc tạc tại nơi sông nước như vậy, một công trình hùng vĩ như vậy, ngoài mang đến bình an cho con người địa phương, còn mang ý nghĩa rất đặc biệt. Cũng giống như huyền cơ trong quần thể tượng Phật tại hang đá Long Môn, việc tạc tượng Phật Di Lặc này mang ý nghĩa giúp con người tương lai bình an vượt qua kiếp nạn thời mạt thế. Tượng Phật đứng bên sông, bảo hộ cho con người được cứu độ, lên “thuyền Pháp” bình an.

Phật Di Lặc và thời mạt thế

Trong tiên tri của Phật Thích Ca, thời mạt thế mạt Pháp là khi Phật Pháp mà Phật Thích Ca truyền không còn linh nghiệm, tức là Phật giáo không còn có thể độ nhân được nữa, đã bị ma làm loạn. Giống như trong “Phật thuyết Pháp diệt tận” nói, kẻ “ở trong Pháp ta, tuy cạo đi tóc râu, mặc lên áo cà sa, huỷ phá Giới cấm, hành xử không như Pháp”; chúng sinh trở thành nô lệ cho đồng tiền hoặc danh lợi; kẻ xuống tóc đi tu trở thành sư hoặc ni cô, không những vô đạo đức mà còn dâm dục phóng túng, hành vi hỗn loạn bẩn thỉu; tăng nhân nam nữ chung sống với nhau, không còn băn khoăn về lễ độ luật pháp. Bên trong người tu hành còn thế, thì có thể hiểu con người bình thường sẽ ra sao. Bởi thế đây cũng là thời mà trong tâm con người không có Pháp, không còn có thể ước thúc, chuyện gì cũng dám làm, mọi giá trị đạo đức đều méo mó.

Những hiện tượng này nếu người có tâm nhìn là sẽ nhận ra ngay khi nào là thời mạt thế mạt Pháp.

Tương truyền rằng khi thời mạt thế đến thì nhân loại sẽ ở trong tình cảnh vô vàn nguy hiểm, bởi nhân tâm mục ruỗng nên các thảm họa sẽ lần lượt ập đến: thiên tai, dịch bệnh, nhân họa, chuyện gì cũng có thể xảy ra. Các thảm họa này trong kinh Phật hay kinh Thánh cũng đều có miêu tả. Cũng tương truyền rằng khi đó, Phật Di Lặc sẽ chuyển Pháp Luân, sẽ hạ thế truyền Phật Pháp cao thâm, là Phật Pháp vượt qua Phật Pháp mà Phật Thích Ca truyền, có thể chính lại tất cả và cứu vớt chúng sinh.

Lạc Sơn Đại Phật mang trong mình sự mong chờ và hy vọng của người phương Đông đối với Đức Phật Di Lặc, chính là Đức Chuyển Luân Thánh Vương. (Ảnh: ancient-origins.net)

Có một số học giả cho rằng, hình tượng Đức Phật Di Lặc chuyển Pháp Luân thực chất còn bắt nguồn từ một tín ngưỡng cổ xưa trong một vùng rộng lớn bao gồm Tây Á, Bắc Phi, Tiểu Á, lưu vực Lưỡng Hà, Ai Cập và thậm chí còn xa hơn thế.

Di Lặc, trong tiếng Sanskrit gọi là “Maitreya”, tiếng Pali gọi là “Metteya”. Vị Thần, Thiên Chúa mà người Tây phương chờ đợi gọi là “Messiah” trong tiếng Anh và bắt nguồn từ chữ “Masiah” trong tiếng Hebrew (có lúc viết thành “Mashiach”). Tiếng Hy Lạp phiên dịch thành “Christos”, bởi vậy mới có chữ “Christ” (Cơ Đốc). “Messiah”“Christ” về cơ bản là có nghĩa tương đương, và Tân Ước coi Chúa Cứu Thế tương đồng với Messiah của Do Thái giáo. Theo kinh Phật ghi lại, Di Lặc là Phật hiệu của “Vạn vương chi Vương”. Trong Thiên Chúa giáo hay Kitô giáo thì gọi Chúa Cứu Thế là “Lord of Lords”. Hai xưng hiệu này đều có ý nghĩa tương đồng, chính là vị Thần toàn năng có vị trí tối cao.

Thật ra trong tín ngưỡng của cả phương Đông lẫn phương Tây, các tín đồ vẫn luôn mong ngóng một điều kỳ diệu, đó chính là truyền thuyết về Cứu Thế Chủ hay Sáng Thế Chủ. Tương truyền rằng ở vào thời khắc mạt thế cuối cùng thì một vị Thần toàn năng sẽ xuất hiện, giải cứu vũ trụ trong cơn nguy khốn “hoại-diệt” (Cứu Thế Chủ), thẩm phán và ban cho vạn vật được cứu rỗi sinh mệnh mới (Sáng Thế Chủ). Đó chính là hình tượng của Messiah trong tín ngưỡng phương Tây, Phật Di Lặc (Maitreya) trong Phật giáo phương Đông, hay chân nhân Lý Hoằng trong Đạo giáo. Sự hiện hữu của những truyền thuyết giống nhau đến kỳ lạ đó khiến người ta không khỏi thắc mắc rằng, liệu các Ngài phải chăng là một?

Những người có tín ngưỡng chân chính, thực sự chân tu tìm đạo, đều biết rằng nếu Cứu Thế Chủ truyền Pháp, truyền Đạo, thì Pháp mà Ngài truyền về nội hàm và hình thức đều không thể nào giống hệt với những điều được lưu truyền lại không đầy đủ trong các chính giáo xa xưa, vốn chỉ phù hợp với tư tưởng và tâm thức của con người hàng nghìn năm trước. Không ai biết được Pháp ấy ra sao, chỉ biết rằng Pháp ấy là quảng độ, là có thể phổ truyền trong xã hội, nghĩa là không lánh đời ẩn tu, không phải vào nhà thờ, đền chùa, miếu mạo. Chuyện này Thôi Bi Đồ của Lưu Bá Ôn hoặc Niết Bàn Kinh mà Phật Thích Ca giảng trước khi niết bàn đều có đề cập tường tận. Cũng vì huyền cơ này mà nhiều tôn giáo mới xuất hiện vào cuối thế kỷ 20 tới nay đều nói về vấn đề tận thế, đều giảng về vấn đề Cứu Thế Chủ, đều lợi dụng hình tượng ấy, khiến cho thời thế đã loạn lại càng loạn.

Ngày nay, khi nước lũ đến mé chân Lạc Sơn Đại Phật, cũng có nghĩa là Phật không còn trấn áp thủy tai nữa, thì hàm nghĩa của nó lớn lao biết chừng nào. Có phải tượng Phật đã làm tròn chức phận? Có phải “thuyền Pháp” cứu độ thế nhân đã khai môn? Đây có lẽ cũng là lời giải thích hợp lý nhất cho sự kiện Lạc Sơn Đại Phật mỉm cười năm 1994.

Hơn 2.500 năm trước, khi Lão Tử truyền Đạo, trong Bách gia ai ai cũng tự coi mình là “đạo”, thì lại có một loại “Đạo khả đạo phi thường đạo. Danh khả danh phi thường danh.” Ấy mới là chân Đạo có thể khiến con người tu luyện. Ngày nay, khi các giá trị đạo đức đảo lộn, khi nhân tâm mục ruỗng, khi Phật giáo, Đạo giáo, và các chính giáo khác trải qua nghìn năm lưu truyền mà bị con người làm sai lệch méo mó, thì trong hàng nghìn vạn loại tôn giáo thời mạt thế, ở đâu mới tìm được Đức Phật Di Lặc chuyển Pháp Luân, ở đâu mới lên được “thuyền Pháp” đây?

Minh Nhật biên tập

Minh Nhật

Published by
Minh Nhật

Recent Posts

Biểu tình bảo vệ quyền lợi ở Trung Quốc tăng mạnh – Báo cáo của Freedom House

Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…

5 phút ago

Ngoại trưởng Ukraine Andrey Sibiga bác bỏ khả năng nhượng bộ lãnh thổ

Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…

11 phút ago

Chuyện danh y thời Tống tích âm đức cải biến mệnh

Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…

21 phút ago

Cuộc sống vốn dĩ là một vòng xoay…

Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…

26 phút ago

Bộ Tư pháp Mỹ: Google cần bán Chrome để chấm dứt độc quyền tìm kiếm trực tuyến

Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…

26 phút ago

Đội hình Phalanx huyền thoại chinh phục khắp thế giới

Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.

36 phút ago