Song Khê ngày nay là một phường thuộc thành phố Bắc Giang, xưa kia là làng quê nổi tiếng về khoa bảng. Làng chỉ có 5 người đỗ đại khoa, dù không nhiều nhưng lại có đầy đủ cả Trạng nguyên, Bảng nhãn và Thám hoa, đặc biệt có hai nhân tài nổi tiếng trong lịch sử.

(Tranh minh họa: Họa sĩ Sỹ Hòa, Báo Bình Phước Online)

Thám hoa Quách Nhẫn

Người đỗ khai khoa cho làng là Quách Nhẫn, sinh năm 1246, đỗ Thám hoa khoa thi năm 1275 thời nhà Trần. “Đại Việt Sử ký Toàn thư” có chép rằng: “Mùa Xuân tháng 2, mở khoa thi chọn học trò lấy đỗ Trạng nguyên: Đào Tiêu; Đỗ Bảng nhãn: không rõ tên; Đỗ Thám hoa: Quách Nhẫn; Đỗ Thái học sinh 27 người, cho xuất thân theo thứ bậc khác nhau”.

Quách Nhẫn đỗ khai khoa cho làng Song Khê, và là người đỗ đại khoa thứ hai ở Bắc Giang. Việc Song Khê có người đỗ đạt đã giúp khuyến học, sau này làng có thêm nhiều người đỗ đạt nữa.

Sau khi đỗ đạt, Quách Nhẫn được cử làm quan ở Nghệ An, sau đó được thăng đến Hành khiển.

“Đại sư vô nhị” Đào Toàn Bân

Đào Toàn Bân sinh năm 1308, thuở nhỏ đã nổi tiếng thông minh, sách vở đọc 1 lần là nhớ. Năm 16 tuổi ông thi Hương và đỗ đầu, người dân làng Song Khê nô nức chào đón, trở thành tấm gương cho các thế hệ sau này.

Dù thi đỗ rất sớm nhưng ông không muốn thi tiếp hay ra làm quan, mà tự học, đồng thời mở trường dạy học. Cuộc sống của ông khó khăn, nhiều người nói ông nên ra làm quan vừa ấm thân lại có quyền cao chức trọng, nhưng ông từ chối . Khi có người hỏi thì ông thường nói: “Bể học mênh mông, chỉ tiếc đời người có hạn”.

Thời gian cứ thế trôi đi, năm 1352 Triều đình mở khoa thi, ông năm ấy 44 tổi và không có ý định dự thi. Nhưng vợ ông nói rằng bà muốn có cơ hội thấy chồng đỗ đạt, vì thế ông quyết định đăng ký dự thi. Kết quả Đào Toàn Bân đỗ Bảng nhãn, vinh quy bái tổ về làng, thỏa lòng ước nguyện cho phu nhân.

Đào Toàn Bân làm quan qua các vị trí khác nhau, sau được thăng làm Lễ bộ Thượng thư, Tham tri thẩm hình viện sự. Dù làm quan to nhưng ông không quên việc dạy học của mình.

Thời bấy giờ trường học và thầy giáo còn rất hiếm, Triều đình chỉ mở trường đến cấp huyện, còn ở làng xã thì chỉ có thầy đồ, mà thầy đồ còn ít, thầy giỏi lại càng hiếm. Vì thế Đào Toàn Bân vẫn cố gắng duy trì trường học của mình, trong số học trò có cả con trai của ông là Đào Sư Tích.

Khoa thi năm 1374 cả Kinh thành Thăng Long chấn động vì 3 ngôi đầu là Trạng nguyên, Bảng nhãn Thám hoa đều lọt vào tay học trò của Đào Toàn Bân.

Trạng nguyên thuộc về con trai ông là Đào Sư Tích, Bảng nhãn là Lê Hiến Phủ, Thám hoa là Trần Đình Thám, còn một học trò khác của ông cũng đỗ tiến sĩ là Lê Hiến Tứ.

Sự kiện này được “Đại Việt Sử ký Toàn thư” ghi chép như sau:

“Giáp Dần, [Long Khánh] năm thứ 2 [1374], (Minh Hồng Vũ năm thứ 7). Mùa xuân, tháng 2, thượng hoàng về ở cung Trùng Hoa, phủ Thiên Trường. [Tổ chức] thi Đình cho các tiến sĩ. Ban cho Đào Sư Tích đỗ Trạng nguyên, Lê Hiến Phủ đỗ Bảng nhãn, Trần Đình Thám đỗ Thám hoa, bọn La Tu đỗ Hoàng giáp cập đệ và đồng cập đệ. Tất cả đều được ban yến và áo xếp, cho quan chức theo thứ bậc khác nhau. Dẫn ba vị đỗ đầu đi chơi phố 3 ngày”.

Đào Sư Tich sau khi đỗ Trạng nguyên, được vào sân rồng gặp vua Trần Duệ Tông. Vua hỏi: “Trạng nguyên do ai dạy bảo?”. Sư Tích thưa: “Dạ, do chính cha thần dạy dỗ”. Vua bèn cho mời Đào Toàn Bân vào triều.

Sau khi Đào Toàn Bân vào Vua thử tài ra câu đối “Viên ngoại ba tiêu, vô phu quân, tứ thời hữu kết” (Cây chuối ngoài vườn, không có trồng, mà bốn mùa kết trái).

Toàn Bân đối lại ngay: “Mộc tại nguyệt thiên, vô thổ bồi, bát tiết giai xuân” (Cây mọc ở cung trăng, không đất bồi, mà tám tiết tốt tươi). Đào Toàn Bân mượn tích cây đa trên mặt trăng để đối lại với hàm ý cây đa trên mặt trăng không đất bồi mà luôn tươi tốt.

Nhà Vua hết sức ngợi khen và ban cho bức trướng đề năm chữ “Phụ tử đồng đăng khoa” (Cha con cùng thi đỗ) kèm theo vế đối: “Phụ đăng khoa, tử đăng khoa, phụ tử kế đăng khoa chi nghiệp” (Cha đỗ, con đỗ, cha con nối nhau làm nên sự nghiệp học vấn đỗ đạt).

Đào Toàn Bân là người duy nhất có 3 học trò lấy luôn cả Tam khôi, danh sư Chu Văn An cũng phải phâm phục tăng ông bốn chữ: “Đại sư vô nhị” (tức đại sư có một không hai).

Trạng nguyên tài giỏi Đào Sư Tích

Trạng nguyên Đào Sư Tích làm quan đến Nhập nội Hành khiển – đây là chức quan đầu triều chỉ sau Đồng bình Chương sự của Hồ Quý Ly.

Hồ Quý Ly đưa người của mình nắm hết các chức vị trọng yếu trong Triều đình, chỉ còn lại 3 học trò của Đào Toàn Bân vẫn giữ được các vị trí quan trọng, bởi cả 3 ngoài đỗ đầu Tam khôi là tài năng không thể phủ nhận. Bấy giờ Lê Hiến Phủ giữ chức Thị lang, Trần Đình Thám giữ chức Trung thư Thị lang, Tri thẩm hình viện sự. Ba học trò của Đào Toàn Bân cũng rất có uy tín và tiếng nói trong giới sĩ phu, không dễ gì khuất phục được.

Lúc này Hồ Quý Ly muốn biết kẻ sĩ đối với mình thế nào, liền tâu lên Thượng Hoàng Nghệ Tông xuống chiếu cầu lời nói thẳng, nhằm xem ai có ý chống đối mình sẽ diệt đi. Nghệ Tông nghe theo.

Dù biết nói thật sẽ bị hại nhưng các học trò của Đào Toàn Bân đều dâng bản tấu nói lên lòng mình, nêu rõ tâm địa của Hồ Quý Ly với mong muốn cảnh tỉnh Thượng Hoàng Nghệ Tông. Tuy nhiên Nghệ Tông lại đưa các bản tấu này giao cho Hồ Quý Ly xem xét.

Hồ Quý Ly nắm rõ những ai chống đối mình. Cả Trạng nguyên Đào Sư Tích và Thám hoa Trần Đình Thám bị cách chức và thuyên chuyển đi nơi khác.

Lúc này nhà Trần ngày càng suy yếu, nhà Minh thì lại liên tục o ép, bắt nhà Trần phải cống nạp người, vật phẩm và lương thực, binh lính khiến nhà Trần không kham nổi, phải tìm người giỏi đi sứ thương lượng.

Nhận thấy chỉ có Đào Sư Tích là người có đủ tài năng đảm nhận trọng trách đi sứ này, Hồ Quý Ly phải cho người đi tìm Đào Sư Tích. Dù không ưa Hồ Quý Ly nhưng vì Triều đình nhà Trần cùng Xã Tắc, Đào Sư Tích quyết định về Triều. Trước khi đi ông dặn dò con cháu đổi sang họ Phạm nhằm tránh bị Hồ Qúy Ly diệt tộc.

Đào Sư Tích đi sứ thể hiện tài năng, dùng ngoại giao thương lượng thành công với nhà Minh. Dân gian truyền rằng vua nhà Minh thấy Đào Sư Tích quá tài giỏi nên tìm cách giết đi để trừ hậu họa. Theo sử sách ghi lại thì ông đột ngột mất khi đang đi sứ nhà Minh.

Cuộc đời của Đào Sư Tích đã đi vào tâm thức dân gian, ca dao cũng như lời hát ru con của người dân nơi quê ông:

Trăm năm bia đá thì mòn,
Ngàn năm bia miệng hãy còn trơ trơ.
Kim ngôn có tự bao giờ
Trạng nguyên Sư Tích bấy giờ Duệ Tông
Bảy tuổi đắc phong thần đồng,
Hữu tài thành chủ hàm công rõ rành.
Thi Hương, thi Hội, thi Đình,
Đứng đầu Đại Việt, anh minh sáng ngời.
Bảo Hoà dư bút vua tôi,
Viết lên sử sách như lời núi sông.
Nhập nội Hành khiển Tướng công
Thượng thư Lễ bộ một lòng sắt son.
Nhà Minh bỏ lệ tăng nhân,
Y tông tất đọc muôn năm tôn thờ.
Lý Hải chí lớn bấy giờ
Viết lên kế sách cơ đồ nước non.
Một đời trung hiếu sắt son
Làm lành để phúc cháu con cậy nhờ.
Ơn người viết mấy vần thơ
Muôn đời con cháu phụng thờ Trạng nguyên.
Cầu mong đất tổ Nam Chân
Cháu con lớp lớp muôn phần nở hoa…

Trần Hưng

Xem thêm:

Mời xem video:

Trần Hưng

Published by
Trần Hưng

Recent Posts

Vì sao họa sĩ cố ý thêm con ruồi trên đầu của người phụ nữ?

Bức tranh do một họa sĩ người Đức vẽ, có một chi tiết đặc biệt:…

4 phút ago

Đợt đàn áp xuyên quốc gia mới của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công

WOIPFG đã công bố "Báo cáo điều tra về làn sóng bức hại xuyên quốc…

32 phút ago

Reuters: Ông Tập cử các quan chức an ninh cấp cao tới Thụy Sĩ tham dự hội đàm Mỹ-Trung

Reuters cho biết, sự sắp xếp này cho thấy vấn đề fentanyl sẽ chiếm vị…

2 giờ ago

Video nghi ông Tập Cận Bình bị phát bệnh ở Nga, mắt và cổ mất kiểm soát

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình thăm cấp nhà…

3 giờ ago

Ông Trump tuyên bố giữ mức thuế cơ bản tối thiểu 10%

Tổng thống Trump tuyên bố sẽ duy trì mức thuế cơ bản tối thiểu 10%…

3 giờ ago

Tổng thống Trump: Mức thuế 80% với Trung Quốc “có vẻ hợp lý”

Tổng thống Donald Trump cho hay rằng Trung Quốc nên mở cửa thị trường cho…

3 giờ ago