“Thiên nhân hợp nhất”, Trời và người tương thông, là lý niệm trọng yếu trong văn hóa truyền thống. Ý thức tư tưởng và phương thức hành vi của cổ nhân cũng luôn luôn phản ánh lý niệm “Thiên nhân hợp nhất” ấy. Điều này thể hiện trong nhiều loại hình văn hóa truyền thống của người xưa, và phục sức chính là một trong số đó.
Trong cuốn “Chu Lễ – Khảo công ký” có giảng: “Thiên hữu thời, địa hữu khí, tài hữu mỹ, công hữu xảo, hợp thử tứ giả, nhiên hậu khả dĩ vi lương” , ý nói Trời có thời, Đất có khí, tài vật có vẻ đẹp, người thợ có kỹ xảo, hợp 4 thứ ấy lại có thể được kết quả tốt đẹp. Nói cách khác, chỉ có nhận thức được và thuận theo quy luật tự nhiên của thiên thời, địa lợi, sử dụng thích hợp nguyên liệu và kỹ thuật của nghệ nhân, thì mới đạt được hiệu quả tốt đẹp. Đây chính là đạo lý “Thiên nhân hợp nhất” trong mỹ thuật truyền thống, đặc biệt thể hiện qua phục sức của người xưa.
“Thâm y” là một loại y phục điển hình của người xưa, phổ biến vào thời Hán, đến thời Đường thì không còn được ưa chuộng, chỉ phổ biến trong giới nhà Nho và Đạo sĩ. Ở Đại Việt thì loại y phục này vẫn còn tồn tại đến thời Nguyễn. Loại áo này có đặc điểm là thượng y và hạ y khâu liền với nhau và dùng vải khác màu để may viền áo. Nó khiến cho thân thể được kín đáo và khoan thai trang nhã. Thâm y tượng trưng cho những phẩm đức tốt đẹp truyền thống như: Thiên nhân hợp nhất, khoáng đạt độ lượng, công bằng chính trực, bao dung vạn vật…
Cổ tay Thâm y rộng, tượng trưng cho đạo Trời viên dung toàn vẹn. Hai bên trái phải của cổ áo giao nhau, tượng trưng cho đạo Đất ngay thẳng chính trực. Một phần vạt áo bên phải che phủ phần vạt áo bên trái, cũng thể hiện quan niệm Âm Dương: vạt áo bên phải là dương, ở bên ngoài, vạt áo bên trái là âm, ở bên trong, thể hiện ra ý vị công chính đặc biệt, biểu thị ý rằng làm người không được thiên lệch và ỷ lại. Ở sau lưng Thâm y còn có một đường kẻ thông từ trên xuống dưới, tượng trưng cho đạo làm người chính trực. Vòng eo buộc thắt lưng lớn, tượng trưng cho việc tiến thoái phù hợp với quy củ và quyền hạn.
Ngoài ra, phần trên của áo được may từ 4 mảnh vải, tượng trưng cho một năm có bốn mùa. Phần dưới thường được may từ 12 mảnh vải, tượng trưng cho một năm có 12 tháng. Cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người thuận theo trật tự bốn mùa, 12 tháng. Bởi vậy, hình dạng cấu tạo và cách cắt vải để may Thâm y cũng tương ứng. Nó đại biểu cho tinh thần phục sức của người xưa: trọng nội hàm, cao thượng trang nhã, không thô tục.
“Vân kiên” cũng được gọi là “Phi kiên” là một loại phục sức bắt đầu hình thành và phát triển từ thời Tùy Đường. Nó quấn quanh cổ áo một vòng, trải xuống vai. Ban đầu, Vân kiên dùng để giữ cho cổ áo và vai được sạch sẽ, dần dần về sau nó trở thành một loại phục sức. Hầu hết Vân kiên được làm bằng những hình thêu lộng lẫy màu sắc, như những đám mây phản chiếu mặt trời sau cơn mưa, và cầu vồng rải rác trên bầu trời quang đãng.
Họa tiết thêu trên Vân kiên rất đa dạng phong phú, có thể liên quan đến Thần Tiên, tranh hoa chim cá, các ký hiệu ngụ ý cát tường… Mỗi một loại chủ đề sẽ ẩn chứa một ngụ ý nào đó mà người ta gửi gắm như “Bốn mùa như xuân”, “Bát Tiên cát tường”, “Công danh phú quý”, “Liên sinh quý tử”. Vân kiên được trang trí bằng các hoa văn là các phù hiệu may mắn. Đối với người xưa kiểu Vân kiên này có tác dụng giống như bùa hộ mệnh, với hàm ý mong được Thần che chở. Nữ nhân mặc Vân kiên không chỉ thể hiện ra nét đẹp của bản thân mà còn có ngụ ý bình an, hy vọng có một nhân duyên tốt đẹp.
Xét về tạo hình chỉnh thể của Vân kiên thì ngoài tròn trong vuông, tượng trưng cho “Thiên viên địa phương” (Trời tròn Đất vuông). Hoa văn thêu trên Vân kiên là hoa quả bốn mùa, bốn phía được trang trí bằng những tua dài màu xanh biếc giống như màu xanh của rừng cây, được choàng trên vai người, điều này thể hiện sự hòa hợp giữa con người và tự nhiên. Loại Vân kiên “Thiên nhân hợp nhất” này đã thể hiện ra sự bao dung và hài hòa lẫn nhau của vạn vật trên thế gian trong văn hóa phục sức truyền thống.
Trong học thuyết cổ đại, “Trời tròn Đất vuông” không phải là khái niệm về mặt địa lý, mà nói về một loại Đạo, một loại quy luật, một loại văn hóa. “Thiên viên” (Trời tròn) chính là đại biểu cho Đạo Trời viên dung, coi trọng sự hài hòa và quy luật tuần hoàn của vũ trụ. “Địa phương” (Đất vuông) cũng giống như Đức làm người, coi trọng chính là đức tính ngay thẳng, trung hòa, hành vi có quy phạm. Đức là thể hiện của Đạo tại nhân gian. Đây là giá trị chân chính của: “Thiên viên Địa phương”, “Thiên nhân hợp nhất”.
Theo Epoch Times tiếng Trung
An Hòa biên tập
Xem thêm:
Mời xem video:
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…