Một cách lo xa cho con cháu

Bậc làm ông bà, cha mẹ luôn muốn để lại cho con cái những gì tốt đẹp nhất, nhưng kỳ thực bất kể là cấp cho chúng bao nhiêu tài sản đi nữa thì cũng đều là những vật ngoài thân. Cổ nhân cho rằng: Đạo đức truyền gia, sẽ hưng vượng mười đời trở lên, đọc sách truyền gia xếp phía sau, thi thư truyền gia xếp sau nữa, còn phú quý truyền gia chỉ được không quá ba đời. Bởi vậy để lại tài sản không phải là cách lo xa cho con cháu.

(Tranh: Họa sĩ Diêu Văn Hãn thời Thanh, Public Domain)

Trong Hán Thư có chép chuyện về Sơ Quảng lo xa cho con cháu khiến người ta không khỏi suy ngẫm.

Sơ Quảng, đời nhà Hán, làm quan trí sĩ về, được vua ban cho rất nhiều vàng lụa. Con cháu cụ thấy thế, bèn cậy những người già cả trong họ đến nói với cụ lập nhiều cơ nghiệp và mua cho nhiều ruộng đất.

Một hôm, nhân lúc thư nhàn, những người già cả đem câu chuyện làm giàu cho con cháu thưa lại để cụ nghe, thì cụ nói rằng:

“Ta tuy già lẫn, há lại không lo nghĩ đến con cháu hay sao. Hiện ta cũng đã có ít ruộng nương, cửa nhà cũng của tiền nhân để lại, con cháu ta mà chăm chỉ vào đấy thì cũng đã đủ ăn, đủ mặc bằng người được rồi.

Nếu bây giờ ta lại làm giàu thêm cho chúng nó để cho thừa thãi dồi dào, thì là ta chỉ làm cho chúng nó lười biếng thêm ra thôi. Người giỏi mà nhiều của, thì mất cái trí hay; người ngu mà nhiều của thì càng thêm tội lỗi.

Vả chăng của cải mà chứa nhiều thì chỉ tổ làm cho thiên hạ oán. Ta đã không có gì giáo hoá được con cháu ta thì ta cũng không muốn làm cho chúng nó nhiều tội lỗi và để cho thiên hạ ai oán chúng nó nữa.

Những của cải ta đang có đây là ơn của Vua trên hậu đãi kẻ bầy tôi già lão, ta chỉ muốn cùng cả anh em, bà con, họ hàng, làng nước cùng hưởng chung cái ơn ấy để hết tuổi giời chẳng cũng là phải ư?”

Người trong họ nghe nói thế, ai nấy đều lấy làm cảm phục.

Các bậc ông bà cha mẹ thử nghĩ, con cháu mà ngày sau được bằng mình, hay hơn mình, thì mình không cần phải làm giàu cho nó. Nhược bằng nó kém mình, mà mình lại đem thân trâu ngựa làm giàu cho nó, thì chẳng những khổ cái thân mình và không được việc gì cho nó, mà lại còn khiến cho nó phạm vào bao nhiêu tội lỗi nữa. Bởi vậy bao trùm và xuyên suốt hàng ngàn năm lịch sử, cách dạy con của cổ nhân đều tập trung và nhấn mạnh vào việc phải tu thân dưỡng đức.

Cụ Sơ Quảng không phải là không biết lo cho con cháu, nhưng cái lo của cụ là chỉ lo cho chúng đủ ăn, đủ mặc, giáo hoá cho nên người biết làm ăn, biết nghĩ mà thôi. Cụ không để nhiều của cho con cháu mà tránh được một cái mối oán của thiên hạ. Cụ lại còn đem cái của thừa ra để cùng hưởng với cả mọi người trong họ, tức là cụ để cái đức là của vô giá lại cho con cháu. Lo cho con cháu như thế, chẳng là một cách biết lo xa và lo sâu lắm ư?

Đối với việc để lại gì cho con cháu, Từ Miễn, một vị quan thời nhà Lương từng nói: “Người ta để lại tài sản cho con cháu, còn tôi để tiếng thơm lại cho con cháu. Con cháu mà có đức có tài, chúng tự nhiên có thể sáng lập nên gia nghiệp. Còn nếu chúng không có tài đức, thì dẫu tôi có để lại tài sản cũng là vô dụng”.

Từ Miễn cả đời có địa vị khá cao, nhưng ông luôn nghiêm khắc với bản thân, làm việc công chính mà cẩn thận, tiết kiệm không tham lam, không quan tâm đến tiền tài của cải, gia sản của bản thân. Ông thường đem phần lớn số bổng lộc của mình chia cho người thân, bạn bè và những người dân nghèo khổ. Bởi vậy trong nhà ông không có của cải gì đáng kể cả.

Từ Miễn thường xuyên dạy bảo con cái cần phải coi trọng phẩm hạnh đạo đức. Ông từng viết thư nhắc nhở con trai tên là Từ Tung rằng:

Gia thế nhiều đời nhà ta rất thanh liêm, cho nên cuộc sống thường ngày là kham khổ. Đến cả việc mua sắm sản nghiệp, từ trước tới nay chưa hề đề cập đến, chứ không chỉ là không kinh doanh mà thôi.

Người xưa nói: “Để lại cho con cháu cả sọt vàng, không bằng dạy chúng siêng năng học tập một quyển kinh thư”. Nghiên cứu cẩn thận những lời bàn này, thực sự không phải là những lời nói suông vậy.

Mặc dù cha không có tài cán gì, nhưng có tâm nguyện, vui mừng được tuân theo lời giáo huấn này của cổ nhân, không dám bỏ dở nửa chừng. Từ lúc cha có được quyền cao chức trọng tới nay đã gần 30 năm, có một số bạn bè đều cực lực khuyên cha hãy thừa dịp khi có chức có quyền mà tùy cơ hành sự, mua sắm ruộng vườn để lại cho các con, cha đều cự tuyệt không chấp thuận. Bởi vì cha cho rằng chỉ có để lại thứ quý giá nhất là sự thanh bạch cho đời sau, mới có thể khiến con cháu được hưởng phúc vô cùng.

Con cái của Từ Miễn về sau đều trở thành những người tài đức nổi tiếng xa gần, cống hiến hết mình cho xã tắc.

Các bậc hiền đức xưa đều cho rằng, chỉ có dạy con cháu trọng đức hướng thiện mới là thực sự lo cho tương lai lâu dài của chúng. Bởi như vậy mới giúp chúng thu được lợi ích chân chính, giúp chúng bất kỳ lúc nào cũng có thể bảo trì được sự thanh tỉnh sáng suốt, biết phân biệt rõ thiện ác, lựa chọn con đường nhân sinh đúng đắn mà có được tương lai tốt đẹp.

Theo Cổ học tinh hoa
Quang Minh tổng hợp

Xem thêm:

Mời xem video:

Quang Minh

Published by
Quang Minh

Recent Posts

Nga bắn tên lửa tầm trung, không phải ICBM — Tổng thống Putin

Trong một bài phát biểu quan trọng được phát sóng truyền hình hôm Thứ Năm,…

34 phút ago

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

6 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

7 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

7 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

8 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

10 giờ ago