Trong công cuộc mở cõi về phương nam của 8 đời chúa Nguyễn, không thể không nhắc đến những công thần một lòng phò tá cho Chúa Tiên, đặc biệt là giai đoạn đầu tiên khi Đàng Trong vừa hình thành. Một vị công thần như vậy là Nguyễn Ư Dĩ.
Nguyễn Ư Dĩ là con quan Đặc tiến Phụ quốc Thượng tướng quân thị vệ sự nhà Lê là Nguyễn Minh Biện. Ông được nhà Lê phong làm Thiếu phó Uy Quốc công, ông có người em gái là vợ của Nguyễn Kim.
Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê. Nguyễn Kim chạy sang Ai Lao dấy quân khôi phục nhà Lê, giao con trai Nguyễn Hoàng mới 2 tuổi nhờ Nguyễn Ư Dĩ trôm nom giúp. Nguyễn Ư Dĩ không chỉ nuôi nấng mà còn dạy dỗ mong cháu mình thành người có tài.
Năm 1542, Nguyễn Kim cùng vua Lê Trang Tông đánh chiếm vùng Nghệ An, lập thành Nam Triều, Nguyễn Ư Dĩ đi theo cùng phò giúp vua Lê. Năm 1543, ông cùng Vua đưa quân đánh thành Tây Đô chiếm được Thanh Hoa.
Nguyễn Ư Dĩ cùng Nguyễn Kim đưa quân tiến đánh nhà Mạc, đến Đông Đô rồi về Sơn Nam.
Năm 1545, tướng nhà Mạc là Dương Chấp Nhất trá hàng rồi đầu độc giết chết Nguyễn Kim, mọi quyền hành lọt vào tay Trịnh Kiểm.
Tuy nhiên các tướng nhà Lê cho rằng người nắm quyền bính phải là con trưởng của Nguyễn Kim là Nguyễn Uông, vì thế việc Trịnh Kiểm nắm quyền bính được xem chỉ là tạm thời, đến lúc phải trao quyền cho Nguyễn Uông vốn đang làm Tả Tướng Quân.
Nguyễn Uông trở thành cái gai trong mắt Trịnh Kiểm. Đột nhiên một hôm Nguyễn Uông lăn ra chết không rõ nguyên nhân. Nguyễn Ư Dĩ luôn bên cạnh cháu mình là Nguyễn Hoàng (tức em của Nguyễn Uông), nghi biết rằng người bị hạ sát tiếp theo chính là Nguyễn Hoàng nên khuyên cháu mình nên tính cách lánh đi.
Nguyễn Hoàng cũng bí mật cho người tìm đến tìm gặp cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm xin chỉ dạy. Trạng Trình đáp rằng “Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân”, nghĩa là “Hoành sơn một dãy, dung thân ngàn đời”. Ý của Trạng Trình là nên đến dãy Hoành sơn ở Thuận Hóa phương nam.
Nguyễn Ư Dĩ thúc giục cháu đi ngay. Nguyễn Hoàng có người chị là Ngọc Bảo vợ của Trịnh Kiểm, nên nhờ chị mình nói với anh rể cho được đến trấn thủ xứ Thuận Quảng.
Trịnh Kiểm cho rằng Thuận Hóa xa xôi, đất đai cằn cỗi, để Nguyễn Hoàng đi sẽ yên tâm hơn, không có ai tranh giành với mình, lại không phải làm cái việc như đối với Nguyễn Uông, nên đồng ý cho Nguyễn Hoàng đi trấn thủ luôn cả vùng đất cực nam bấy giờ là Thuận Hóa và Quảng Nam, lệ mỗi năm phải nộp thuế là 400 cân bạc, 500 tấm lụa.
Năm 1558, Nguyễn Ư Dĩ phò tá Nguyễn Hoàng cùng gia quyến và các binh tướng thân tín đi về phương nam. Dừng chân ở cửa Việt Yên (nay là Cửa Việt), Nguyễn Hoàng cho quân đóng trại ở Gò Phù Sa, xã Ái Tử, huyện Đăng Xương (nay thuộc huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị), chọn nơi đây làm sở lỵ.
Nguyễn Ư Dĩ cùng Nguyễn Hoàng chăm lo dân chúng, giảm tô thuế, khai khẩn đất đai lập thêm làng xóm, dân chúng đều no ấm nên quy thuận theo về.
Chẳng bao lâu Ái Tử từ một nơi chưa được khai phá hoang sơ nghèo nàn trở thành đô hội trù phú, dân chúng no ấm. Nguyễn Hoàng được dân gian gọi là Chúa Tiên, trong có có công lao không nhỏ của Nguyễn Ư Dĩ.
Công cuộc tiến về phương nam của Nguyễn Hoàng thành công nhớ có sự đóng góp của nhiều người, đặc biệt là Nguyễn Ư Dĩ, dần dần Nguyễn Hoàng xây dựng cho mình quân đội đủ sức bảo vệ dân chúng.
Năm 1570, Trịnh Tùng cho quân đánh úp, nhưng Nguyễn Ư Dĩ lại trù tính được từ trước, nhờ đó quân Nguyễn đánh bại được quân Trịnh.
Năm 1592, Trịnh Tùng đưa quân chiếm được Thăng Long, rồi lập mưu để năm 1593 Nguyễn Hoàng phải ra bắc yết kiến vua Lê Thế Tông, mừng Vua chiến thắng trở về Kinh thành.
Nguyễn Hoàng vào thế phải ra bắc, Nguyễn Ư Dĩ đi theo phò tá, mọi việc ở Đàng Trong giao lại cho Mạc Cảnh Huống đảm nhiệm.
Thế nhưng Trịnh Tùng muốn nhân dịp này giữ chân Nguyễn Hoàng ở lại bắc để dễ kiểm soát, nên dâng biểu xin Vua phong cho Nguyễn Hoàng làm Trung quân đô đốc phủ tả đốc chưởng phủ sự thái úy Đoan quốc công, từ đó Nguyễn Hoàng phải ở bắc giúp Trịnh Tùng đánh dẹp nhà Mạc.
Từ đây suốt 8 năm, Nguyễn Ư Dĩ cùng Nguyễn Hoàng đánh dẹp dư đảng nhà Mạc ở Hải Dương và các nơi, lập nhiều công lớn. Do lập nhiều công to, ông được vua Lê phong tước Hạ Khê hầu, Nguyễn Hoàng phong làm Đoan Quận Công.
Năm 1600, nhân dịp một số tướng nhà Lê làm phản ở cửa biển Đại An (thuộc Nam Đinh), Nguyễn Hoàng xin đưa quân đi đánh, rồi cùng Nguyễn Ư Dĩ và một số binh tướng bản bộ đi thuyền thẳng về Thuận Hóa.
Đến năm 1602, Nguyễn Ư Dĩ mất.
Trong công cuộc khai khẩn về phương nam, Nguyễn Ư Dĩ luôn gắn liền với Nguyễn Hoàng, trợ giúp Chúa Tiên đắc lực giúp mở rộng bờ cõi và Đàng Trong ngày càng hùng mạnh.
Sách “Đại Nam Thực lục Tiền biên” viết về ông như sau:
“Đoan quận công vũ trị vài mươi năm, chính trị khoan hòa, thường ra ân huệ, dùng pháp luật công bằng, răn giới bản bộ, cầm trấp kẻ hung dữ, dân hai trấn cảm ân mến đức, chợ không hai giá, dân không ăn trộm, cửa ngoài không phải đóng… mọi người đều cố làm việc, vì vậy không ai dám dòm ngó, dân trong xứ được an cư lạc nghiệp.”
Năm 1844, vua Thiệu Trị truy tặng Nguyễn Ư Dĩ là “Khai quốc công thần đặc tiến Tráng võ tướng quân Trung Quân Đô thống phú Chưởng phụ Thái sử”.
Trần Hưng
Xem thêm:
Mời xem video:
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…