Trong trào lưu vật chất hóa ngày nay, khái niệm đạo đức đã trở nên mờ nhạt. Người ta chỉ nhìn đến lợi hại được mất trước mắt, cho rằng có tiền có quyền thì người trong gia đình sẽ sống tốt, có tiền có quyền không chỉ khiến người khác ngưỡng mộ mà còn có thể để lại cho con cháu đời sau. Vì thế, đối với nhiều người thì tiền của và quyền lực đã trở thành thứ duy nhất mà người ta để lại cho con cháu. Còn về phần gia đình gặp phải biến cố, khó khăn, bệnh tật, tai nạn… thì lại chưa bao giờ suy nghĩ đến tiền nhân hậu quả.
Ngày nay, người có quyền lực sẽ dùng quyền lực để mở đường cho thế hệ tương lai, còn người giàu có sẽ dùng tiền để hoạch định tương lai cho con cái. Họ xem việc dùng tiền bạc, quyền lực để trao đổi lợi ích như là bảo vật gia truyền. Nhưng, tiền và quyền chỉ là nhất thời, không thể là lâu dài đời này truyền sang đời khác được. Nhưng nếu không còn có đức và phúc phận thì tiền và quyền sẽ biến mất chỉ sau một đêm.
Người xưa giảng: “Đạo đức truyền gia, thập đại dĩ thượng, canh độc truyền gia thứ chi, thi thư truyền gia hựu thứ chi, phú quý truyền gia, bất quá tam đại”, dùng đạo đức làm gia phong để truyền thụ cho đời sau thì sẽ được lâu dài hơn mười đời, dùng việc lao động làm gia phong thì sẽ kém hơn, dùng việc học hành làm gia phong thì sẽ kém hơn nữa, còn nếu dùng phú quý để truyền thừa thì chỉ được không quá 3 đời.
Thứ quý giá để truyền lại cho nhiều thế hệ chính là sự truyền thừa đạo đức. Đây mới là nguyên nhân khiến cho các danh gia vọng tộc được kéo dài cả trăm năm, thậm chí là ngàn năm.
Gia tộc Phạm Trọng Yên được coi là “trăm năm vọng tộc”. Nhắc đến Phạm Trọng Yêm có lẽ nhiều người biết câu danh ngôn thiên cổ của ông: “Lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ”. Nó biểu đạt một tấm lòng son sắt vì trăm họ của ông. Chính bởi vì thế mà các học giả đời sau khi nói đến mối quan hệ giữa đạo đức và gia tộc thì đều nhắc đến chuyện về Phạm Trọng Yêm là nhiều nhất. Gia tộc họ Phạm nhiều đời là danh môn chính là có quan hệ mật thiết với lời nói, việc làm mẫu mực của Phạm Trọng Yêm và sự kế thừa đạo đức từ ông.
Có rất nhiều câu chuyện dân gian kể về việc Phạm Trọng Yêm làm việc thiện và tích đức. Làm việc thiện tích đức đã trở thành gia phong của gia tộc họ Phạm. Phạm Trọng Yêm trị gia cũng rất nghiêm khắc. Ông đã đích thân biên soạn “Lục thập nhất tự tộc quy” và “Nghĩa trang quy củ”, đồng thời đặc biệt viết “Giới chư tử thư” để giáo dục con cái. Bốn người con của Phạm Trọng Yêm đều đảm nhiệm chức vị quan trọng, thanh chính liêm khiết, được sử sách lưu danh.
Đời sau đã dựa theo lời giáo huấn của ông mà biên soạn “Phạm văn chính công gia huấn bách tự minh”, dạy con cháu phải giữ tâm và thân cho chính, làm việc thiện tích đức, mọi người trong gia tộc phải chung sống hòa mục với nhau, giúp đỡ lẫn nhau. Con cháu Phạm Trọng Yêm đã kế thừa gia phong, đạt được phúc báo, mỗi cá nhân đều công thành danh toại, tạo nên gia tộc họ Phạm 800 năm hưng thịnh.
Gia tộc họ Bùi ở Sơn Tây cũng là danh gia vọng tộc, kéo dài suốt 2000 năm. Căn cứ sử sách ghi lại, gia tộc này có hơn 600 người đã được ghi chép trong chính sử, có không dưới 1000 người mà tên tuổi được lưu truyền đời sau, có hơn 3000 quan viên từ cấp thất phẩm trở lên. Trong 3000 quan viên này không có ai là tham quan ô lại, đây là tác dụng căn bản của đạo đức truyền gia.
Gia tộc họ Bùi có tổng cộng 59 tể tướng, 59 đại tướng quân, 14 trung thư thị lang, 55 thượng thư, 44 thị lang, 11 thường thị, 11 ngự sử, 211 thứ sử, 77 thái thú, rất nhiều người làm quan huyện trở xuống. Nổi tiếng có, Bùi Tịch là công thần khai quốc triều Đường, Bùi Diệu Khanh là tể tướng triều Đường, Bùi Tùng Chi là sử học gia nổi tiếng triều đại Nam Tống… Làng Bùi Bách, nơi gia tộc Bùi sinh sống được mệnh danh là “Trung Quốc tể tướng thôn” và “Trung Quốc danh nhân đệ nhất thôn”. Theo thống kê, trong 289 năm nhà Đường trị vì thiên hạ thì cứ 17 năm lại có một vị tể tướng họ Bùi. Kết quả ấy cũng có nguyên nhân bắt nguồn từ đạo đức truyền gia.
Đạo đức trong gia huấn được thể hiện ở làm việc thiện tích đức tạo thành truyền thống gia đình, được coi như bảo vật gia truyền, được truyền từ đời này sang đời khác, từ đó tạo nên gia tộc có tiếng tăm hàng trăm, hàng nghìn năm. Bởi vì có hành thiện tích đức trước, sau đó mới có danh môn vọng tộc, đây là mối quan hệ tiền nhân hậu quả.
Cho nên nói, bảo vật gia truyền thực sự chính là “Đức”. Dạy con cháu làm người tốt, làm việc thiện tích đức, từ đó mà được người đời yêu kính, được Thần Phật bảo vệ phù hộ, có được tương lai tốt đẹp còn bền vững hơn là việc chú trọng để lại tài vật hay quyền lực cho con cháu.
Theo Vision Times tiếng Trung
Tác giả: Cao Khiết
An Hòa biên tập
Xem thêm:
Mời xem video:
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…