Nhìn lại những chính sách và thành tựu to lớn của Thành Cát Tư Hãn

Thành Cát Tư Hãn thường bị nhìn nhận là một vị Khả Hãn Mông Cổ rất tàn bạo. Thế nhưng sau các cuộc chinh phục, ông đã thiết lập một nền hòa bình thống nhất trong một lãnh thổ rộng lớn đa dạng chủng tộc và tôn giáo, kéo dài từ phương Đông sang phương Tây. Đây là điều đặc biệt chưa từng có trong lịch sử thế giới.

Nhắc tới quân Mông Cổ, người ta thường nghĩ đến sự đổ máu và những cuộc chinh phạt. Tuy nhiên đằng sau các cuộc chinh phạt ấy là sự phát triển của văn hóa, mở rộng giao thương, vô hình trung khiến xã hội tiến bộ vượt bậc. Ở những vùng đất không còn chống đối mà hoàn toàn quy thuận, Thành Cát Tư Hãn đã cho phép những điều đặc biệt như tự do tôn giáo, xóa bỏ hệ thống đặc quyền đặc lợi của quý tộc, bãi bỏ hình thức tra tấn… Từ đó mà đế chế Mông Cổ đạt được những thành tựu to lớn dưới thời vị Đại Hãn này.

(Tranh: Wikipedia, Public Domain)

Bộ máy quan lại ít, tôn trọng địa phương

Thành Cát Tư Hãn thẳng tay với những ai chống đối lại ông, nhưng với những tòa thành hay dân tộc nào hợp tác hay quy thuận thì đối đãi rất tốt, cũng trao cho các vương quốc khác cơ hội quy thuận để sống trong hòa bình.

Những vương quốc nào quy thuận mình, ông thường chỉ để vài quan chức ở lại giám sát, dân chúng nơi đấy vẫn tiếp tục cuộc sống như bình thường. Tuy nhiên những ai nổi dậy chống lại thì đều bị quân Mông Cổ thẳng tay trừng trị.

Vùng đất nào dân chúng ổn định và không chống lại thì Thành Cát Tư Hãn cũng giảm thuế quan và miễn lao dịch cho người dân ở nơi đó.

Trọng dụng người tài bất kể dân tộc và bộ lạc

Trong quá trình chiến tranh chinh phạt, Thành Cát Tư Hãn cũng tận dụng cả người của những bộ tộc và dân tộc khác để phục vụ cho mình, thậm chí trọng dụng ngay cả người khiến ông suýt chết.

Khi chinh phục Bộ tộc Tần Diệc Xích Ngột vào năm 1201, Thành Cát Tư Hãn bất ngờ bị trúng một mũi tên hiểm suýt mất mạng. Khi nói chuyện với các tù binh nhằm thu phục họ, ông đã hỏi về người bắn tên. Một tù binh đã nhận rằng bản thân bắn mũi tên này.

Nhận thấy sự can đảm và dũng khí, Thành Cát Tư Hãn trọng dụng người này, cho anh ta chỉ huy một đội cận vệ. Người tù binh ấy chính là Triết Biệt, danh tướng nổi tiếng thế giới.

Trong triều đình Mông Cổ có cả các vị quan người Khiết Đan và người Hồi giáo. Quân đội Mông Cổ có hẳn những đội công trình sư và pháo thủ người Hán giàu kinh nghiệm.

Cho phép tự do tôn giáo

Mặc dù ở Mông Cổ thời bấy giờ phổ biến việc tin vào các thầy cúng của bộ lạc, nhưng là người chinh phạt khắp nơi từ châu Á đến châu Âu, Thành Cát Tư Hãn rất tôn trọng tín ngưỡng của các dân tộc khác nhau. Ông thật sự đã cho phép tôn giáo tín ngưỡng sở tại đến ổn định dân chúng của một vùng.

Ông cũng rất chú trọng những nhân tài tinh thông tín ngưỡng. Ví như Gia Luật Sở Tài là người tinh thông cả Phật và Đạo với câu nói nổi tiếng: “Lấy Nho trị nước, lấy Phật trị tâm”. Gia Luật Sở Tài đã được làm mưu sĩ tâm phúc cho Đại Hãn, sau này trở thành Tể tướng nổi tiếng của đế chế Mông Cổ.

Dưới thời kỳ này, “mọi cá nhân và tôn giáo là bình đẳng trước pháp luật Mông Cổ”.

Thống nhất chữ viết, luật pháp

Sau khi thống nhất Mông Cổ, Thành Cát Tư Hãn đã thiết lập hệ thống chữ viết Mông Cổ dựa trên bảng chữ cái của người Duy Ngô Nhĩ, chữ viết này được các bộ bộc chấp nhận và giảng dạy rộng rãi.

Có được chữ viết chung, ông cũng cho ban hành một bộ luật chung cho khắp Mông Cổ gọi là “Đại Trát Tát”. Các điều luật trong “Đại Trát Tát” đều phân minh rõ ràng.

Thực thi một chế độ cộng hòa

Thành Cát Tư Hãn với tư tưởng vượt thời đại đã cho phép sự tồn tại của một chế độ cộng hòa, tức là những người đại diện của các phân nhánh trong đế chế Mông Cổ sẽ bàn bạc để quyết định thực thi chính sách nào đó. Hội nghị của đế chế được gọi là đại hội “Hốt Lý Lặc Thai”.

Dù có toàn quyền trong tay nhưng mỗi khi thay đổi điều gì thì Thành Cát Tư Hãn đều tổ chức đại hội này.

Bãi bỏ chế độ nô lệ ở Mông Cổ

Khi Thành Cát Tư Hãn còn nhỏ, cha ông là Dã Tốc Cai bị đầu độc mà chết, bộ tộc bị phân rã. Bản thân Thành Cát Tư Hãn bị bắt làm nô lệ, nên ông rất hiểu những cay đắng mà các nô lệ ở Mông Cổ phải chịu đựng.

Sau khi thống nhất Mông Cổ, ông đã cấm việc biến người Mông Cổ thành nô lệ hay đày tớ, từ đó người Mông Cổ không còn phải chịu làm nô lệ nữa.

Tự do thương mại trên “Con đường tơ lụa”

Thành Cát Tư Hãn chú trọng phát triển kinh tế, mỗi khi chiếm được vùng đất nào, ông đều khuyến khích thương nghiệp và trao đổi hàng hóa.

Ông đã thiết lập lại “con đường tơ lụa” nối liền Á – Âu khiến kinh tế các vùng đều phát triển mạnh. Không chỉ thế, mỗi khi mở rộng lãnh thổ, ông lại thiết lập các tuyến đường thương mại quan trọng, giúp giao thương kinh tế phát triển.

Tạo ra hệ thống thư tín đầu tiên

Thành Cát Tư Hãn đã cho thiết lập mạng lưới chuyển phát nhanh bằng ngựa, được gọi là Yam. Đây là gợi ý lớn giúp cho mạng lưới bưu điện phát triển sau này.

Hệ thống này bao gồm một chuỗi ngựa và trạm được tổ chức chặt chẽ trải rộng khắp lãnh thổ đế chế Mông Cổ, cho phép chuyển hàng hóa và thông tin nhanh chưa từng có so với trước đó.

Xem nhẹ quyền lợi của quý tộc

Thành Cát Tư Hãn xây dựng đế chế dựa trên việc tuyển chọn nhân tài chứ không dựa trên vị trí xã hội. Ông học hỏi ngay từ tù binh hay những người bị mình đánh bại.

Vào thời kỳ này ở khắp châu Á và châu Âu, quyền lợi đều thuộc về tầng lớp quý tộc, nhưng Thành Cát Tư Hãn lại luôn trọng dụng và khen thưởng nhưng ai có công lao và thành tích tốt, bất kể địa vị.

Tốc Bất Đài vốn chỉ là con trai người thợ rèn, vào quân ngũ với cấp bậc là lính thấp nhất. Nhưng dần dần với chiến công của mình, Tốc Bất Đài trở thành danh tướng kiệt xuất, chinh phục khắp nơi từ châu Á sang châu Âu.

Một người khác là Mộc Hoa Lê, xuất thân từ tầng lớp thấp nhất là nô lệ, nhưng bằng sự trung thành và tài năng của mình mà trở thành nhân vật số hai của Mông Cổ, chỉ đứng sau Đại Hãn, là danh tướng không thể thiếu của quân Mông Cổ.

Thành Cát Tư Hãn (giữa), Đại tướng Mộc Hoa Lê (bên phải) và Bác Nhĩ Truật (bên trái) tại Bảo tàng Thành Cát Tư Hãn ở Ulanbato Mông Cổ. (Ảnh: Maykova Galina, Shutterstock, Royalty-free stock photo)

Ưu tiên chiến lợi phẩm, của cải cho tướng sĩ và dân chúng

Thành Cát Tư Hãn cam kết dành cho thần dân cùng tướng sĩ các chiến lợi phẩm. Ông xem chiến lợi phẩm là một trong những cách để làm giàu cho đất nước.

Đầu tiên ông phân phát của cải cho các tướng sĩ, những ai có công được thưởng lớn, các chiến lợi phẩm cũng được chở về Mông Cổ cho dân chúng. Việc phân chia này đều được quy định rất rõ ràng.

Giáo sư Weatherford trong cuốn “Thành Cát Tư Hãn và sự hình thành thế giới hiện đại” viết rằng: “Cả một cái khuy đồng hay hạt bạc cuối cùng, đều được phân phát theo một công thức cụ thể, từ 10% cho vị hãn tới phần dành riêng cho trẻ mồ côi và góa phụ”.

Những chính sách này đã tạo được niềm tin và sự trung thành của dân chúng và binh lính.

Trần Hưng

Xem thêm:

Mời xem video:

Trần Hưng

Published by
Trần Hưng

Recent Posts

Nga bắn tên lửa tầm trung, không phải ICBM — Tổng thống Putin

Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…

1 giờ ago

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

7 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

8 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

8 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

9 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

10 giờ ago