Phận vợ chồng: Lá thắm kết lương duyên

Nhân sinh trên đời, mọi sự đều là có duyên, hôn nhân cũng là như thế. Một người nam và một người nữ có thể kết thành vợ chồng đều là có nhân duyên tiền định. Tục ngữ nói: “Hữu duyên thiên lí lai tương hội, vô duyên đối diện bất tương thức”, nhân duyên vợ chồng, tránh cũng không được, cưỡng cầu cũng không. Trong lịch sử từng lưu lại rất nhiều câu chuyện xưa về nhân duyên vợ chồng. Cho dù là sống nơi thế sự hỗn loạn hay nơi cung cấm thâm sâu cũng không ngăn được duyên phận vợ chồng của họ.

(Tranh: Họa sĩ Cừu Anh thời Minh, Public Domain)

Vào triều đại nào cũng vậy, có rất nhiều giai nhân tuyệt sắc trong nước được tuyển vào cung để làm cung nữ. Những cung nữ này một khi đã vào cung thì hầu như vĩnh viễn không thể ra khỏi cung, trừ khi có lệnh thả cung nữ của Hoàng đế. Năm này qua năm khác, các cung nữ đều không được tiếp xúc với người ngoài cung, không có cách nào để lập gia đình. Cuộc sống trong cung cũng rất phong phú và không hề cô độc tịch mịch, nhưng một số cung nữ lớn mật đã làm thơ, gửi gắm tình cảm của mình ra bên ngoài. Cách làm ấy vừa để truyền tin tức, vừa để thử vận may tìm kiếm một người yêu thương mình. Trong “Lưu hồng ký” có ghi lại câu chuyện rất nổi tiếng nhờ lá thắm mà kết lương duyên vợ chồng như sau.

Thời Đường Hi Tông có một thư sinh tên là Vu Hựu. Một hôm vào lúc trời chiều, Vu Hựu đi dạo bộ trên đường phố gần hoàng cung. Lúc ấy, trời đã vào cuối thu, ánh nắng chiếu xiên, lá rụng bay, khiến Vu Hựu không sao ngăn được lòng thương cảm khi ở nơi đất khách. Trong một con mương chảy ra từ cung điện, lá rụng không ngừng trôi ra. Vu Hựu đến bên con mương định rửa tay, thì bỗng thấy một chiếc lá vừa lớn vừa đỏ từ trong cung trôi ra khiến anh ta chú ý. Trên chiếc lá dường như có chữ viết nên Vu Hựu tò mò vớt lên xem. Quả nhiên trên lá có đề một bài thơ năm chữ:

Lưu thủy hà thái cấp,
Thâm cung tận nhật nhàn,
Ân cần tạ hồng diệp,
Hảo khứ đáo nhân gian.

Tên bài thơ là “Đề hồng diệp”, ý tứ là nước chảy sao mà vội như vậy, trong thâm cung này cả ngày đã sớm đơn điệu, ta chân thành tạ ơn lá thắm mang theo nỗi khổ tâm của ta chảy vào nơi nhân gian.

Nhìn thấy bài thơ viết rất hay lại cô đọng, Vu Hựu nghĩ rằng lá thắm nếu là từ trong cung chảy ra thì người viết thơ nhất định là một cung nữ có tài học nên trong lòng cũng dấy khởi tương tư. Vu Hựu tìm một chiếc lá thắm và viết lên đó hai câu thơ:

Tằng văn diệp thượng đề hồng oán
Diệp thượng đề thi kí a ai?

Ý tứ là nói bản thân đã nhặt được chiếc lá thắm trôi từ trong cung ra, trên lá có đề một bài thơ ai oán, hỏi xem ai là người đã viết. Sau đó, Vu Hựu đem chiếc lá đến đoạn trước cung thả cho lá trôi lại vào trong cung thành.

Về sau, Vu Hựu nhiều năm tham gia khoa cử khảo thí nơi kinh thành nhưng đều không đỗ, bèn đến nhà thái giám Hàn Vịnh tại phủ Hà Trung làm văn thư. Có một hôm, Hàn Vịnh trở về nhà và nói với Vu Hựu rằng: “Hoàng thượng ân điển, muốn phóng thích ba ngàn cung nữ để họ có thể lập gia đình, trong đó có một cung nữ Hàn Phu Nhân cùng tộc với ta. Cô ta tiến cung đã nhiều năm, hiện sẽ từ cung cấm ra đến ở nhà ta. Ta nghĩ đến anh đã qua 30 tuổi mà còn độc thân, ta muốn làm mai cô ấy cho anh, anh thấy thế nào?”

Vu Hựu nghe xong trong lòng rất vui mừng, lập tức quỳ xuống bái tạ Hàn Vịnh, nói rằng: “Tôi là một thư sinh nghèo, ở nhờ nơi nhà ngài, một ngày không thể báo đáp ân đức của ngài. Hiện như vậy đối với tôi quả là hậu ái, nhận lời có chút hổ thẹn”.

Thế là Hàn Vịnh sai thủ hạ sắp xếp lễ nghi hôn thú, cử hành hôn lễ cho Vu Hựu và Hàn Phu Nhân. Buổi tối sau hôn lễ, Hàn Phu Nhân tình cờ nhìn thấy chiếc lá đỏ có đề thơ trong tủ sách của chồng, kinh ngạc nói: “Chiếc lá này là mấy năm trước thiếp thả xuống mương trong cung, sao phu quân lại có ở đây?”

Vu Hựu liền đem câu chuyện nhặt được chiếc lá kể tỉ mỉ cho Hàn Phu Nhân nghe. Hàn Phu Nhân lại nói: “Thiếp ở nơi ngự hà trong cung thành cũng nhặt được một chiếc lá đỏ bên trên có đề thơ, không biết là ai bên ngoài cung viết?”

Vu Hựu vừa nhìn thấy chiếc lá thì nhận ra đúng là của mình. Cả hai vợ chồng mỗi người cầm một chiếc lá đỏ nhìn nhau mà không nói lời nào, cảm khái muôn phần, không ngăn được nước mắt tuôn rơi. Quả nhiên là ông trời có mắt, ban ân mối lương duyên!

Một lần, Hàn Vịnh mời vợ chồng Vu Hựu đến ăn cơm, trong bữa tiệc nói đùa: “Hai người có ngày hôm nay, phải biết ơn bà mối là ta đấy!” Vợ chồng Vu Hựu cười nói đùa lại: “Chúng tôi kết duyên là do ân điển của ông trời, không phải công lao của bà mối!” Hai vợ chồng đem câu chuyện nhặt được lá đỏ của nhau kể cho Hàn Vịnh nghe. Hàn Vịnh nghe xong cảm thán: “Thật là thần kỳ!”

Cũng bởi vì duyên vợ chồng là lương duyên, là số phận, nên vợ chồng phải biết quý trọng mối duyên mà mình có được, đặt “ân” lên trên “ái”, đặt “nghĩa” lên trên “tình”, không thể dễ dàng vứt bỏ.

Theo Epoch Times tiếng Trung
An Hòa biên tập

Xem thêm:

Mời xem video:

An Hòa

Published by
An Hòa

Recent Posts

Ngoại trưởng Ukraine Andrey Sibiga bác bỏ khả năng nhượng bộ lãnh thổ

Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…

57 giây ago

Chuyện danh y thời Tống tích âm đức cải biến mệnh

Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…

11 phút ago

Cuộc sống vốn dĩ là một vòng xoay…

Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…

16 phút ago

Bộ Tư pháp Mỹ: Google cần bán Chrome để chấm dứt độc quyền tìm kiếm trực tuyến

Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…

16 phút ago

Đội hình Phalanx huyền thoại chinh phục khắp thế giới

Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.

26 phút ago

Maria Zakharova: ‘Cánh NATO cực đoan’ thúc đẩy chiến tranh với Nga

Phát biểu của bà Zakharova vào thứ Năm (21/11) mô tả Estonia và các quốc…

28 phút ago