Hiệu quả của giáo dục không to lớn như người đời thường nghĩ và kỳ vọng. Nó cũng không tuyệt vời. Giáo dục chỉ đơn thuần phát triển, phát huy các bẩm chất đã có sẵn khi con người chào đời.
Do tính chất bẩm sinh nên có rất nhiều trường hợp người đời bỏ ra không ít tiền để cho con học trường tốt hay mướn thầy cô giỏi để dạy, mong con cái thành tựu con đường học vấn, nhưng không thành công. Trường hợp cho con du học, trong 3 đến 5 năm phải chi phí tốn kém gấp 10 lần tài sản của gia đình bình thường nhưng không có hiệu quả bao nhiêu là việc thường có trong thực tế.
Nếu nói rộng thêm ra, nhà nước tốn kém ngân sách lớn không phải dễ có cho các trường công lập nhưng khi xét đến trị số trung bình của hiệu quả tiến bộ học lực thì có thể nói là không quá đáng để đánh giá kết quả giáo dục không cân xứng với chi phí đã đầu tư. Do vậy, có người chủ trương như sau.
“Nếu tốn tiền bạc quan trọng của cá nhân hay của nhà nước mà có hiệu quả tốt thì cũng không đáng tiếc phải bỏ ra, nhưng thật là bất mãn, bất bình khi thấy tiến bộ của học lực trung bình không có bao nhiêu. Thật không xứng đáng với số tiền đã bỏ ra.”
Nếu đánh giá hiệu quả giáo dục bằng trị số thống kê trung bình thì hiệu quả thật sự thấp. Nhưng nếu chúng ta tự hỏi tiền bạc quan trọng nhưng quan trọng ra sao, quan trọng ở chỗ nào thì chúng ta sẽ trả lời ra sao? Có phải chăng chúng ta sẽ phát giác ra rằng tiền bạc quan trọng nhưng đồng thời cũng không quan trọng đến mức như chúng ta nghĩ.
Có tài sản kếch xù chất ở trong nhà, chúng có ích lợi gì ngoài chuyện ăn mặc ở? Để tài sản lại cho con cháu nhưng liệu chúng có gìn giữ lâu dài được không? Không những có rất ít trường hợp thành công mà ngay cả trong một đời người, thăng trầm lên xuống, giàu có đồ sộ cũng hiếm khi được kế tục lâu dài. Giàu có vừa phải không ngờ lại bền hơn.
Tóm lại, giàu nghèo về tiền bạc chẳng qua do gặp thời hay không gặp thời mà thôi. Gặp thời thì giàu có. Người xưa có câu “Phú quý như mây trôi” đúng là để chỉ sự việc này.
Bởi vậy người đời cho rằng tài sản là quan trọng không phải là không có lý do. Nhưng trong thực tế, do chi phối của di truyền hay tập quán của xã hội người đời cứ cố chấp là đồng tiền quan trọng nhưng cuối cùng lại quên lý do quan trọng của nó và chỉ biết sùng bái.
Từ đó, nếu nói chi phí giáo dục là tốn kém, là cao thì không phải vì nó thật sự cao mà vì người nói quá xem trọng giá trị của tiền bạc. Nếu hiểu rằng giá trị của tiền bạc không to lớn như chúng ta nghĩ thì khi thấy hiệu quả của giáo dục thấp không ngờ, chúng ta cũng sẽ không bất mãn hay bất bình. Hơn nữa, chúng ta không phải lo sợ trí tuệ, kiến thức của chúng ta mất đi, trong khi đó tài của là vật ngoại thân, có nhiều trường hợp nó biến mất lúc nào không biết. Nếu nghĩ như thế thì chắc chắn chúng ta sẽ hài lòng.
Chúng ta không nên tiếc tiền cho việc giáo dục con cái hay trẻ em dù ở tầm cỡ cá nhân hay quốc gia.
Tháng 6/2017
Nguyễn Sơn Hùng biên dịch
Bài đăng trên Diễn đàn khai phóng (diendankhaiphong.org)
Nguồn: Truyện số 74 trong quyển “Phúc Ông Trăm Truyện” của Fukuzawa Yukichi, 1897, Thời Sự Tân Báo Xã phát hành.
Xem thêm:
Mời xem video:
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…
Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…
Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…
Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…
Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…