Trong Sử Ký của Tư Mã Thiên có một câu nói như vậy: Đạo cao thì an, quyền cao thì nguy, người quyền thế càng cao thì dễ ở trên cao mà kiêu ngạo, khiến cho họ có cái nguy sớm tối.
Cổ nhân giảng: “Làm người, ai có thể tu đức thì người đó tự nhiên được đại phúc. Người có quyền thế cao mà không có đức thì tất sẽ không được lâu dài.” Người có đạo đức càng cao thượng thì càng biết suy nghĩ cho người khác, bởi vậy họ được bình an. Trái lại, người quyền thế càng cao thì càng dễ lạm dụng quyền lực, dùng quyền lực để mưu cầu cho cá nhân mình, bởi vậy hậu vận càng dễ gặp nguy hiểm. Bởi thế làm người ở địa vị cao thì không thể không tuyên dương đạo đức, càng phải nghiêm khắc lấy đó làm chuẩn tắc của bản thân mình.
Từ xưa đến nay, những người có quyền thế lớn lại có đạo đức cao đẹp thì luôn tạo phúc cho muôn dân. Trong lịch sử có rất nhiều ví dụ minh chứng cho điều này. Ví như Đường Thái Tông Lý Thế Dân là vị minh quân có đạo đức cao thượng nổi tiếng trong lịch sử. Ông dùng nhân từ làm gốc, chịu khó nghe lời can gián, luôn có ý thức tu sửa bản thân. Bởi vậy ông tạo dựng được một thời kỳ thịnh thế chưa từng có trong lịch sử, được hậu nhân khâm phục truyền lưu.
Theo sử sách ghi chép, vào những năm niên hiệu Trinh Quán thời Đường Thái Tông, tất cả các phương diện văn hóa, kinh tế, nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp, giao thông… đều phát triển vượt xa tất cả những thời kỳ trước. Sự phồn thịnh của thơ Đường, sự phục hưng của văn hóa và sự hoàn thiện của văn học truyền kỳ đã đẩy nền văn hóa lên đỉnh điểm của sự huy hoàng.
Trái lại, một vị vua vô đạo hoặc giả lưu giữ nhiều gian thần xung quanh thì nhất định sẽ làm nguy hại chúng sinh. Hơn nữa cuối cùng họ cũng tự đặt bản thân và triều đại vào chỗ nguy hiểm, thậm chí diệt vong.
Vua Kiệt của nhà Hạ, Trụ Vương của nhà Thương, Nhị Thế nhà Tần, Dương Đế nhà Tùy… là những ví dụ luôn được người xưa nhắc đến. Họ dùng bạo lực, giết hại để thống trị đất nước. Tuy rằng khi còn tại vị họ đều ngông cuồng không ai sánh nổi, nhưng khi đã không việc ác nào không làm thì họ đều có kết cục bi thảm giống nhau. Hạ Kiệt sau khi chạy trốn thì chết ở đất khách quê người. Trụ Vương tự sát trên lầu cao. Tần Nhị Thế bị bức ép phải chết. Tùy Dương Đế bị chính vệ binh của mình giết hại.
Cũng có những người như Tần Cối, làm đến chức tể tướng của nhà Nam Tống, dùng quyền thế khuynh đảo cả Vua và dân, hại chết nhiều bậc trung lương, trong đó có tướng quân Nhạc Phi. Nhưng sau khi ông qua đời thì bị hậu thế tạc tượng quỳ gối ngoài đền tướng quân Nhạc Phi, tượng đó ngàn năm bị thế nhân phỉ báng, sỉ nhục.
Thuận theo sự trượt dốc của xã hội, con người ngày càng tham lam và tư lợi hơn. Ngày nay từ dưới lên trên đều có không ít người giống như Tần Cối. Rất nhiều người trong số đó luôn sống trong toan tính, sợ hãi, lo âu, gian dối, đề phòng việc xấu mà mình làm bị bại lộ, thậm chí cố sống cố chết nói dối. Sống như vậy chẳng phải rất mệt mỏi, rất đáng thương sao? Người vì theo đuổi quyền cao chức trọng mà vứt bỏ hết cả đạo đức làm người của mình, như vậy chẳng phải không đáng sao?
Người xưa cho rằng “thanh tâm quả dục” mới là cảnh giới tinh thần cao thượng. Khi trị quốc còn cần dùng sự nhân từ và giáo hóa đối với dân chúng. Có quyền có thế, dẫu cao bao nhiêu, có tài sản, dẫu nhiều bao nhiêu, đều không phải là điều xấu xa. Điều xấu xa chính là sống vì những thứ ấy, sống chìm đắm trong những thứ ấy. Làm điều xấu xa, tất không có kết cục tốt. Người không phạt thì còn có Trời phạt.
Theo Vision Times tiếng Trung
An Hòa biên tập
Xem thêm:
Mời xem video:
Trong một bài phát biểu quan trọng được phát sóng truyền hình hôm Thứ Năm,…
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…