Ý nghĩa nhân sinh ẩn chứa trong các phong tục cổ ngày Hạ chí

Hạ chí là tiết khí thứ tư trong mùa hè, diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày 20 đến ngày 22 tháng 6 hàng năm, thời điểm này đánh dấu điểm giữa của mùa hè, đồng thời cũng là thời điểm mùa hè nắng gắt và dương khí mạnh nhất. Tuy rằng người xưa không tổ chức lễ Hạ chí nhưng Hạ chí cũng là một trong 24 tiết khí trong năm, là ngày quan trọng, nên các lễ hội và phong tục tương ứng cũng hợp thời mà được sinh ra. 

(Tranh minh họa: Public Domain)

Hạ chí đến tức là nửa mùa hè đã qua, đồng thời Hạ chí cũng là ngày có ngày dài đêm ngắn nhất trong năm. Trong sách “Hiếu kinh tiêm” viết: “Hạ chí âm khí thủy khởi”, nghĩa là ngày Hạ chí là ngày âm khí bắt đầu mạnh lên. Theo hiện tượng thiên địa âm dương ngũ hành, trong thời gian nửa năm từ sau Đông chí đến Hạ chí thì dương khí tăng và âm khí giảm, còn từ sau Hạ chí đến Đông chí thì dương khí giảm âm khí tăng. Hạ chí là trung khí của tháng 5 Hoàng lịch, quẻ của tháng 5 là quẻ Cấu, hào quẻ là 5 dương 1 âm, một âm tăng lên bên dưới biểu thị hiện tượng “Hạ chí, âm sinh”.

Hạ chí tới biểu thị dương khí của trời đất đạt đến cực điểm, vật cực tất phản, từ đó về sau âm khí bắt đầu sinh và tăng lên, dương tiêu âm trưởng. Vì điều này mà người xưa không mừng ngày Hạ chí. Thi nhân thời Đường là Nguyên Chẩn đã viết trong bài “Vịnh nhập tứ khí thi Hạ chí ngũ nguyệt trung” rằng: “Khắp nơi nghe thấy ve kêu, hiểu ra giữa tháng 5, rồng ẩn xuống nước, lửa trợ giúp thái dương cung. Mưa qua chớp giật, mây mang theo cầu vồng, nhuy tân dời đi, hai khí chia đông tây”. “Nhuy tân” trong bài thơ là nhịp thứ bảy trong 12 nhịp của âm nhạc cổ đại, tương ứng với tháng năm hoàng lịch và “Ngọ” trong địa chi. Do đó nó cũng chỉ Tiết Đoan ngọ (Nhuy tân giai tiết) trong tháng 5. Tiết Đoan ngọ và Hạ chí rất gần nhau, cũng có thể là trùng ngày nhau. Giờ Ngọ ngày mùng 5 tháng 5 là lúc trời đất thuần dương, âm dương không phân chia, qua giờ ngọ, hai khí chia đông tây, âm khí dần dần manh nha còn dương khí dần dần tiêu tan.

Ngày Hạ chí, âm sinh ra, hơn nữa thời tiết nóng nực, nhiều mưa, là thời kỳ thường xuyên xảy ra các nạn sâu bệnh, thiên tai hạn hán. Người xưa giỏi quan sát sự biến đổi của âm dương trong trời đất, thực hành “Thiên nhân hợp nhất”, từ trong những biến hóa của thiên tượng mà tìm kiếm Đạo để quy chính việc làm của con người thế gian, vì vậy mà đạt được hòa bình và ổn định lâu dài. Trong sách “Thông điển. Lễ tam. Giao thiên hạ” có viết: “Ngày Hạ chí là ngày của Thần đất”. Thời nhà Chu, vào ngày Hạ chí có diễn ra lễ tế Thổ Thần, nghi lễ được tổ chức ở ngoại ô phía bắc của kinh thành, Vua đích thân dẫn các quan đến tế Thổ Thần và tổ tiên, thành kính cầu nguyện mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, của cải dồi dào. Người xưa kính Thiên kính Địa mà tự soi xét lại bản thân mình, chính loại tinh thần này là trí tuệ sinh mệnh dẫn dắt con người luôn khiêm tốn, nhờ đó bảo vệ được bản thân.

Từ thời cổ, trong dân gian đã có rất nhiều lễ hội và phong tục trong tiết Hạ chí. Ngày này, cổ nhân có tập tục ăn bánh ú. Bánh ú được làm bằng cách dùng lá cô, lá cây niễng… gói gạo nếp vào trong, ngâm trong nước tro đặc từ lá cây và đun sôi cho đến khi chín. Nước tro đặc có thể làm tăng độ dẻo của hạt gạo, khiến các hạt gạo dính vào nhau và không thể tách rời sau khi nấu. Điều này tượng trưng cho “âm dương hòa quyện vào nhau, không phân tán”. Nó phản ánh sự nhạy cảm của con người trước những biến đổi của âm dương ngũ hành trong trời đất. Đồng thời cũng thể hiện ra thái độ sống thuận theo đạo tự nhiên của người xưa.

Hạ chí cũng là thời điểm người dân thu hoạch lúa mì nên ở một số nơi còn có phong tục ăn bánh bao lúa mì, bánh ú lúa mì và các loại bánh mùa hạ làm bằng lúa mì. Các loại bánh sau khi làm xong được dâng lên để cúng tổ tiên và dùng làm quà biếu nhau.

Cổ nhân còn có phong tục nghỉ hè, tránh nóng vào ngày Hạ chí. Thời nhà Thanh có quy định được nghỉ một ngày Hạ chí. Thời nhà Tống, quan lại được nghỉ 3 ngày vào tiết Hạ chí. Người dân ở kinh đô Hàng Châu thời Nam Tống hầu hết trốn cái nóng mùa hè bằng cách lên thuyền dạo chơi trên hồ. Mọi người cùng trò chuyện, thưởng thức hoa quả, canh mát, trà lạnh, trà thảo mộc và ngắm hoa sen, lau sậy xanh ven hồ. Mọi người thường đeo thêm túi thơm trên người, hương thơm của hoa nhài giúp đuổi muỗi và khử mùi hôi. Đồng thời, họ cũng mang theo quạt tranh để xua đi hơi nóng, phong tục này đã được bắt đầu từ triều đại nhà Liêu, và mọi người cũng có phong tục tặng túi thơm cho nhau. Người dân còn có thể ở bên hồ câu cá và chơi ở nơi mát mẻ bên những rặng liễu rậm rạp, cho đến khi mặt trăng treo trên những rặng liễu thì mới trở về nhà.

Theo Epoch Times tiếng Trung
An Hòa biên tập

Xem thêm:

Mời xem video:

An Hòa

Published by
An Hòa

Recent Posts

Nghiên cứu: Kẽm giúp chống lại tình trạng kháng kháng sinh ở vi khuẩn

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…

3 phút ago

Tổng thống Putin cảnh báo sẽ trả đũa các quốc gia cung cấp vũ khí tấn công Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…

30 phút ago

Ông Trump chọn bà Pam Bondi là ứng cử viên mới cho chức tổng chưởng lý Hoa Kỳ

Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…

1 giờ ago

Gia Lai: Hiệu trưởng nhiều ngày không đến trường, giáo viên huyện biên giới bị chậm lương

Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…

1 giờ ago

Tiệm vàng tại Nghệ An mở sổ tiết kiệm như ngân hàng

Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…

2 giờ ago

Bị phạt 20 tháng tù vì hỗ trợ ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công tại Mỹ

Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…

2 giờ ago