Giáo dục yêu nước của Nhật Bản hoàn toàn không giống với Trung Quốc.
Tôi đã sống ở Trung Quốc mười mấy năm rồi, đã rất quen thuộc với giáo dục yêu nước ở đây: chào cờ, hát quốc ca, đi tham quan bảo tàng cách mạng, xem những bộ phim yêu nước, hát những bài hát yêu nước, v.v., từ tiểu học cho đến đại học; trên báo đài đâu đâu cũng đều ca tụng công đức của Đảng Cộng sản, tuyên truyền sự tàn bạo của kẻ xâm lược nước ngoài, thế lực chống Hoa Tây Phương. Đây thật sự là “yêu nước” sao?
Khi mới đến Nhật Bản, tôi đã nhận ra rằng giáo dục yêu nước của Nhật Bản hoàn toàn không giống với Trung Quốc. Ở Nhật thì việc chào cờ, hát quốc ca chỉ có vài lần mỗi năm mà thôi, ví dụ như những nghi thức lớn như khai giảng và lễ tốt nghiệp thì mới có. Học sinh chỉ học một bài quốc ca chứ không học bất kỳ bài hát yêu nước nào khác.
Đối với việc nước Nhật chịu hai quả bom nguyên tử trong lịch sử, giáo viên chỉ dạy học bình thường mà thôi chứ không thêm thắt cảm xúc vào trong đó.
Báo đài ở Nhật cũng đều là đang giám sát chính phủ, thường hay đưa những tin xấu của chính phủ hay chính đảng ra ánh sáng để người dân kịp thời biết được những điều sai trái của họ. Cho nên Thủ tướng và nhân viên chính phủ của Nhật thường hay bị giáng chức.
Sự thật thì trước Thế chiến thứ hai, Nhật Bản cũng có giáo dục chủ nghĩa yêu nước, thần thánh hóa Thiên Hoàng, chiến tranh vì Thiên Hoàng, thực tế đây chính là chế độ quân chủ, sau khi nước giàu quân mạnh thì đi xâm chiếm các quốc gia khác. Cho đến sau khi Nhật Bản bại trận, bị Liên Hiệp Quốc yêu cầu từ bỏ giáo dục yêu nước kiểu này. Vì vậy trong “Luật giáo dục cơ bản” của Nhật Bản ngày nay đều là giáo dục yêu nước trên cơ sở dân chủ và tôn trọng nhân quyền, tôn trọng văn hóa truyền thống, yêu quý quốc gia và vùng lãnh thổ, cống hiến vì sự phát triển hòa bình của xã hội trên thế giới.
Nhật Bản dường như hoàn toàn gìn giữ văn hóa học được từ Trung Hoa, từ kiến trúc, văn học, sử học, hội họa, phong tục, v.v. đều được truyền lại từ văn hóa đời nhà Đường, đặc biệt là những tinh hoa trong văn hóa Đại Đường: sùng Thần kính Phật, lễ nghi… Những điều này đã luôn có sức ảnh hưởng đến Nhật Bản ngày nay. Kinh đô Nhật bản có lịch sử hàng nghìn năm, trong đó có tái hiện lại cố đô nhà Đường.
Học sinh Nhật cho đến này cũng vẫn học “Luận ngữ” của Khổng Tử và thơ ca Đường Tống. Nhật Bản vốn được gọi là nước Oa Nô, Đường Thái Tông đã ban cho quốc danh “Nhật Bản” dựa vào địa thế của Nhật Bản ở Biển Đông và nơi mặt trời mọc. Sau cách tân Đại Hoa, Thiên Hoàng đã chính thức đổi tên nước thành Nhật Bản và được giữ lại cho đến ngày nay.
Ở Nhật có thể thấy tôn giáo bản địa của người dân Nhật Bản ở khắp nơi. Mỗi năm vào đêm giao thừa, ngày mùng một, mùng hai, người Nhật đều sẽ đến cầu nguyện. Cho đến hiện nay Nhật Bản vẫn giữ lễ nghi này…
Trung Quốc lịch sử 5.000 năm huy hoàng, khắp nơi đều là văn vật, một viên gạch dưới nền đất cũng có thể mang lịch sử ngàn năm. Nhà ở, bếp lò, dụng cụ gia đình của mỗi nhà đều là cổ vật mấy trăm năm. Nhưng điều ấy hầu như đều đã bị phá hủy trong thời kỳ Đại cách mạng văn hóa. Giáo dục yêu nước của Trung Quốc cận đại chính là giáo dục yêu Đảng, văn hóa truyền thống Trung Hoa bị hủy hoại, lễ nghĩa đã quá xa vời.
Tâm Di
Xem thêm:
Mời xem video:
Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…
Chuẩn Đô đốc Thomas Buchanan tuyên bố rằng Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí…
Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…