Sáng ngày 8/5 theo giờ địa phương,Tổng thống Nga Vladimir Putin tổ chức lễ tiếp đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Điện Kremlin. (Ảnh chụp màn hình CCTV)
Theo tiết lộ của cựu quan chức Nội Mông kiêm nhà bình luận thời sự Đỗ Văn (Du Wen) trong chương trình tự truyền thông “Góc nhìn nội bộ về Trung Quốc”, việc nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình — vốn nổi tiếng với bản tính ham sống sợ chết — lại dám đến Nga trong thời điểm nhạy cảm, rất có thể ẩn giấu một vở kịch lớn: Người xuất hiện tại Quảng trường Đỏ nhiều khả năng sẽ là một thế thân. Điều này phản ánh những toan tính sâu xa về động cơ chính trị và bố cục chiến lược địa chính trị phía sau.
Chiến tranh Nga – Ukraine vẫn chưa chấm dứt, tình hình tại Moscow vô cùng nhạy cảm. Thế nhưng trong bối cảnh đó, lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình lại bất ngờ “đơn thương độc mã” xuất hiện tại Moscow vào ngày 7/5 để bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước kéo dài 4 ngày, đồng thời sẽ tham dự lễ duyệt binh tại Quảng trường Đỏ nhân dịp kỷ niệm 80 năm chiến thắng Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của Liên Xô.
Bề ngoài, hành động này có vẻ bình thường, nhưng thực tế lại ẩn chứa nhiều bí ẩn. Dù gì đi nữa, vị lãnh đạo vốn nổi tiếng với tính cách “tham sống sợ chết”, luôn dựa vào hàng lớp bảo vệ và hệ thống duy trì ổn định an ninh nghiêm ngặt, làm sao lại có thể công khai lộ diện tại Quảng trường Đỏ, nơi được cho là có nguy cơ trở thành mục tiêu tấn công tên lửa, trong khi chiến sự Nga – Ukraine vẫn chưa lắng xuống và ngay cả ông Putin cũng không dám ở lại lâu?
Điều càng khiến người ta nghi ngờ hơn là chuyến thăm này không chỉ có mức độ bảo vệ an ninh bị “giảm cấp”, mà phu nhân Bành Lệ Viện cũng không đi cùng. Bài phát biểu lẽ ra phải được trình bày tại hiện trường, lại chỉ được công bố “dưới dạng văn bản” — hàng loạt điều bất thường này dẫn đến một khả năng gây chấn động: Người xuất hiện tại Quảng trường Đỏ vào ngày 9/5 có khả năng không phải là ông “Tập Cận Bình thật”, mà chỉ là một thế thân.
Thứ nhất: An ninh “giảm cấp” một cách bất thường
Thông thường, bất kể là đi thị sát địa phương hay công du nước ngoài, ông Tập luôn đi kèm theo phong tỏa đường phố, cấm phương tiện lưu thông, và được bảo vệ nghiêm ngặt. Nhưng lần này đến Nga, một thành phố có thể trở thành mục tiêu tấn công của tên lửa, lại không thấy sự bảo vệ nghiêm ngặt như thường lệ. Một số nhà quan sát nhận định, dù có tiếp đón lễ tân của phía Nga, nhưng mức độ an ninh tổng thể vẫn không bằng các chuyến thăm châu Âu hay châu Á trước đây.
Thứ hai: Sự “vắng mặt khó hiểu” của Bành Lệ Viện
Trong lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm vào năm 2015 tại Quảng trường Đỏ, bà Bành Lệ Viện từng đi cùng ông Tập với hình ảnh nổi bật. Nhưng đến dịp kỷ niệm 80 năm này, bà hoàn toàn không xuất hiện. Có tin đồn rằng bà bị hạn chế đi lại vì đấu đá nội bộ, thậm chí còn liên quan đến điều tra của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương. Dù chưa được xác thực, những lời đồn đoán đó đã khiến sự vắng mặt của bà thêm phần mờ ám.
Thứ ba: Bài phát biểu “dưới dạng văn bản”
Tân Hoa Xã tuyên bố, ông Tập chỉ đưa ra bài phát biểu dưới dạng văn bản sau khi đến Moscow. Nếu ông đã có mặt tại hiện trường, vì sao không phát biểu trực tiếp? Nếu lý do là vì an toàn, vậy tại sao vẫn công khai xuất hiện ở Quảng trường Đỏ? Nếu người xuất hiện không phải là ông ấy, thì bài “phát biểu bằng văn bản” lại chính là lớp ngụy trang an toàn nhất cho một “thế thân”.
Cái gọi là “thuyết thế thân” không phải là vô căn cứ, mà trong lịch sử chính trị cấp cao của Trung Quốc, chuyện này từng xảy ra nhiều lần. Ông Đỗ Văn từng nói rằng chế độ sử dụng thế thân ở cấp cao của ĐCSTQ từ lâu đã là một “bí mật công khai”, thậm chí có người còn đùa rằng: “Người mà bạn nhìn thấy, chưa chắc là Tập Cận Bình thật.”
Từ hình ảnh Tập Cận Bình đeo khẩu trang trong triển lãm “Tiến tới Kỷ nguyên Mới” năm 2022, đến sự biến mất và tái xuất hiện khó hiểu trước Hội nghị Trung ương 3 vào năm 2024, những thay đổi nhỏ về ngoại hình đã nhiều lần làm dấy lên nghi ngờ. Mọi chi tiết như tai, nếp nhăn, màu da, tỷ lệ cơ thể, dáng đi đều bị cư dân mạng soi xét kỹ lưỡng qua các hình ảnh so sánh.
Nếu “Tập Cận Bình ở Quảng trường Đỏ” thực sự là một thế thân, thì màn “trình diễn chính trị bằng thế thân” được sắp đặt kỹ lưỡng này mang một ý nghĩa vô cùng sâu xa.
Nhà bình luận Đỗ Văn cho rằng điều này không chỉ liên quan đến vấn đề an toàn cá nhân của ông Tập, mà còn là một màn biểu diễn địa chính trị quan trọng. Cuộc duyệt binh ở Quảng trường Đỏ đã trở thành khoảnh khắc mang tính biểu tượng cho liên minh Trung – Nga. Việc ông Tập “xuất hiện” đồng nghĩa với việc công khai hậu thuẫn ông Putin, cũng chính là lời tuyên bố với thế giới rằng bất chấp sự trừng phạt và cô lập từ phương Tây, ĐCSTQ vẫn chọn đứng về phía Nga.
Trung Quốc đang nhập khẩu một lượng lớn năng lượng từ Nga, mở rộng thị trường, tái xuất chip và máy bay không người lái, về bản chất là truyền máu cho kinh tế và công nghệ của Nga. Trong Liên Hợp Quốc, ĐCSTQ giữ lập trường mơ hồ, né tránh lên án. Việc ông Tập “lộ diện” chính là một bước đi chiến lược, một sự lựa chọn lập trường về mặt giá trị.
Nhưng tất cả điều này được xây dựng dựa trên “hình tượng” của một nhà lãnh đạo mạnh mẽ, ủng hộ Nga, không biết sợ. Nếu hình tượng đó có thể được một thế thân thay thế, thì điều mà Trung Nam Hải thực sự quan tâm có lẽ chỉ là “hiệu ứng sân khấu” trước ống kính, chứ không phải là sự ổn định chính trị hay năng lực lãnh đạo của thực thể chính trị.
Ngay cả khi ông Tập Cận Bình đích thân đến Quảng trường Đỏ, điều đó chưa chắc đã là sự thể hiện quyền lực, nó cũng có thể là dấu hiệu cho thấy quyền lực của ông đang trượt khỏi tầm kiểm soát.
Gần đây, tin đồn về việc ông Tập “mất quyền” xuất hiện ngày càng nhiều. Nhiều người bên ngoài nghi ngờ rằng sau Hội nghị Trung ương 4, Trung Nam Hải đã có biến động, và việc ông Tập còn nắm quyền thực sự hay không đã trở thành một dấu hỏi.
Nếu ông Tập vẫn còn thực quyền, tại sao lại cần dùng đến thế thân? Nếu đã mất quyền, tại sao vẫn phải “xuất hiện”?
Đây chính là nghịch lý phản ánh bộ mặt thật của ĐCSTQ ngày nay, đó là một chế độ cần biểu tượng lãnh đạo mạnh mẽ để duy trì tính chính danh, nhưng lại không còn niềm tin vào sự hiện diện thực sự của nhân vật trung tâm đó — chính trị đã trở thành một vở kịch sân khấu, chỉ còn lại lời thoại và diễn viên đóng thế, còn sự thật thì đã biến mất khỏi tầm nhìn của khán giả.
Lễ duyệt binh ở Quảng trường Đỏ đã khép lại, nhưng vở đại kịch của triều đại đỏ vẫn còn tiếp diễn. Tuy nhiên, bức màn đã bắt đầu lung lay, bóng dáng của kẻ mạnh chỉ là những cái bóng giả tạo chập chờn, và nền tảng của sự cai trị cũng đang chênh vênh nguy ngập.
Liệu ông Putin có sẵn sàng “diễn chung” với một “Tập giả”? Có vẻ như cả hai đều đã đến giai đoạn “hết bài”, chỉ còn biết tiếp tục diễn trong thầm lặng, ngầm hiểu mà không nói ra. Trong lễ đón tiếp, khi ông Tập đọc diễn văn, ánh mắt của ông Putin liên tục nhìn chăm chú vào ông Tập, vẻ mặt như muốn cười nhưng lại không dám cười.
Chợt nhớ đến một câu thơ trong ‘Hồng Lâu Mộng’: “Giả làm thật, thật hóa giả. Không thành có, có thành không”.
Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Đắk Lắk ngày 9/5 đã ra quyết…
Từ 1/6/2025, hộ kinh doanh có doanh thu từ 1 tỷ đồng/năm trở lên phải…
Chuyến bay VJ1149 của Vietjet trượt khỏi đường băng Tân Sơn Nhất ngày 7/5 do…
Với giá điện mới 2.204,07 đồng/kWh từ ngày mai (10/5), các gia đình phải trả…
Sau sắp xếp, ước tính số lượng biên chế cán bộ, công chức, viên chức…
Là con người, chúng ta có khả năng kiểm soát những suy nghĩ lo lắng…