Trong bối cảnh chiến tranh thương mại Trung-Mỹ đang diễn ra căng thẳng, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến thăm 3 nước Đông Nam Á. Giữa thời điểm có nhiều đồn đoán rằng ông đã mất quyền lực trong đảng và quân đội, thì cơ quan ngôn luận của Đảng là CCTV dường như cố tình công bố hình ảnh ông Tập phát biểu ở Malaysia bằng cách đọc một cuốn sổ tay nhỏ, thu hút sự chú ý. ‘Người anh em’ Việt Nam của Bắc Kinh cũng nhanh chóng nhấn mạnh mối quan hệ với Hoa Kỳ là đặc biệt và có sự gắn kết độc nhất.

Tap Can Binh
Ông Tập Cận Bình tại Malaysia. (Ảnh chụp màn hình video)

Từ ngày 15 – 17/4/2025, lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình đã đến thăm Malaysia. Chuyến thăm này đã gây ra sự bất bình rộng rãi trong người dân Malaysia vì chính quyền địa phương đã đóng cửa nhiều con đường vào giờ cao điểm.

Ngày 16/4, Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim đã gặp ông Tập Cận Bình tại Cung điện Hoàng gia.

Theo đoạn video độc quyền do Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) phát sóng cho thấy ông Tập đang đọc kịch bản trong tư thế cúi đầu nhìn vào một cuốn sổ tay nhỏ. Ông Ibrahim, người đứng cạnh ông Tập, không khỏi liếc nhìn nhiều lần, ánh mắt bối rối khó hiểu. Cảnh này đã được lan truyền khắp thế giới và dẫn khởi nhiều cuộc tranh luận sôi nổi.

Ngày 18/4, trang truyền thông cá nhân “Quan điểm của Đường Thanh về các vấn đề thời sự” đã phân tích rằng chuyến thăm Malaysia lần này của ông Tập đã trở thành chủ đề nóng ngay cả khi ông chưa mở lời. Không phải vì ông ấy nói điều gì đó chấn động thế giới, mà là vì ông đã đọc cuốn sổ tay nhỏ trong suốt thời gian đó, trong khi nguyên thủ quốc gia Malaysia – ông Ibrahim, có vẻ mặt ngượng ngùng, và khung cảnh trở nên “chết lặng”.

Đường Thanh cho biết Malaysia là mục tiêu chính của ĐCSTQ ở Đông Nam Á. Năm ngoái, kim ngạch thương mại song phương giữa Trung Quốc và Malaysia đã vượt quá 212 tỷ USD, Malaysia cũng là một trong số ít quốc gia mà ĐCSTQ có “thâm hụt thương mại”, điều này cho thấy nước này đặc biệt quan tâm đến mối quan hệ này. Nhưng ngay cả với một “bạn lâu năm” như vậy, ông Tập thậm chí còn không dám nói một vài lời xã giao ngẫu nhiên, mà suốt buổi đều cắm đầu đọc trong cuốn sổ nhỏ, khiến mọi người cảm thấy có chút… “không được tự tại”.

Đường Thanh chỉ ra rằng trước đây, Tập Cận Bình đôi khi có thể nói mà không cần kịch bản trong những dịp như vậy, bây giờ ngay cả lời chào ngoại giao đơn giản nhất ông cũng không dám thốt ra. Phải chăng có ai đó đứng sau sợ rằng ông Tập sẽ “nói sai điều gì đó”? Liệu có phải ngay cả lời lẽ ngoại giao của ông cũng cần phải được “xem xét ở mọi cấp độ” không? Không loại trừ khả năng “đội ngũ biên tập” của ông Tập đã hoàn toàn chiếm đoạt quyền phát biểu của ông, đảm bảo rằng mọi lời ông nói đều nằm trong “hộp an toàn”.

Kể từ Hội nghị toàn thể lần thứ ba của Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ khóa XVIII năm 2024, liên tục có tin đồn về việc ông Tập Cận Bình bị mất quyền lực.

Đường Thanh nói có điều khiến mọi người cần phải suy nghĩ: Nếu ông Tập phải đọc kịch bản ngay cả khi chào hỏi mọi người tại các sự kiện công cộng, thì ông ta còn bao nhiêu chỗ cho “tự chủ phát biểu”? Liệu điều này có tiết lộ rằng quyền lực của ông trong hệ thống ĐCSTQ cũng đã bị “khóa chặt” không? Điều này có xác nhận tin đồn rằng ông đã mất quyền lực trong Đảng không?

Vào ngày 18/4, nhà bình luận thời sự độc lập Thái Thận Khôn (Cai Shenkun) đã phân tích trong chương trình tự truyền thông của mình rằng đoạn video ông Tập đọc kịch bản đã được CCTV sử dụng, để tận dụng cơ hội này nhằm bôi nhọ ông Tập và gây khó chịu cho ông Thái Kỳ.

Ông Thái Thận Khôn nói, vì Thái Kỳ phụ trách công tác tuyên truyền của ĐCSTQ, nên ông ta phải đích thân xem xét mọi tin tức về ông Tập Cận Bình. Ông Tập đang thăm các nước Đông Nam Á và Thái Kỳ đã tháp tùng ông, lịch trình dày đặc. Với tư cách là chủ nhiệm Văn phòng Trung ương ĐCSTQ, Thái Kỳ chịu trách nhiệm về sự an toàn của ông Tập cũng như các bài phát biểu của lãnh đạo Đảng trước các quốc gia nước ngoài. Nếu ở Trung Quốc, bất kỳ cảnh quay nào ghi lại hình ảnh ông Tập Cận Bình nhìn xuống cuốn sổ tay nhỏ đều sẽ bị các phương tiện truyền thông chính thức xóa đi, nhưng ở nước ngoài, các báo cáo về ông Tập lại thường gây ra những tình huống khó xử. Lần này, đoạn video ghi lại cảnh ông Tập đọc cuốn sổ tay nhỏ và nguyên thủ quốc gia Malaysia liếc nhìn nhiều lần là do CCTV của ĐCSTQ cố tình công bố, nhằm mục đích bôi nhọ ông Tập và khiến ông Thái Kỳ cảm thấy khó chịu và xấu hổ.

Trước đó vào ngày 14 và 15/4, ông Tập Cận Bình đã đến thăm Việt Nam và gặp gỡ Tổng Bí thư ĐCSVN Tô Lâm, kêu gọi Việt Nam cùng nhau bảo vệ thương mại tự do. Về việc này, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng chuyến đi của ông Tập Cận Bình nhằm “làm tổn hại nước Mỹ”.

Theo hãng thông tấn Đài Loan “Thượng Báo” (Up Media), chuyến đi của ông Tập Cận Bình đến Việt Nam ban đầu nhằm mục đích xây dựng một “liên minh chống Mỹ”, nhưng phía Việt Nam không tin. Hơn nữa, tuyên bố chung giữa Trung Quốc và Việt Nam còn mơ hồ, chỉ đề cập đến “phản đối bá quyền và chính trị cường quyền”. Trên thực tế, Việt Nam đã nhiều lần sử dụng kiểu hùng biện này trong quá khứ để ám chỉ hành động của ĐCSTQ ở Biển Đông.

Theo VOV, sáng ngày 18/4 tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đã tiếp ông Jeffrey David Perlman, Tổng Giám đốc điều hành Quỹ đầu tư Warburg Pincus (Hoa Kỳ) – một trong những quỹ đầu tư hàng đầu thế giới. Ông Perlman đồng thời cũng là Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh ASEAN – Hoa Kỳ (USABC). Ông Phạm Minh Chính cho biết Việt Nam đang đàm phán với chính quyền Trump để tránh việc sản phẩm của Việt Nam phải chịu mức thuế lên tới 46%.

Thủ tướng Việt Nam cũng cảm ơn phía Hoa Kỳ đã lùi thời hạn áp thuế đối ứng, cho biết đến nay Việt Nam cơ bản giải quyết những quan tâm của phía Hoa Kỳ, chủ động cắt giảm thuế, mua thêm hàng hóa từ Hoa Kỳ và sẵn sàng trao đổi, đàm phán với Hoa Kỳ trên cơ sở “lợi ích hài hòa”, hướng tới cân bằng thương mại bền vững; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập kinh tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả.

Theo Bloomberg, trong tuyên bố của mình, ông Phạm Minh Chính cũng đặc biệt nhấn mạnh rằng Việt Nam và Hoa Kỳ “có mối quan hệ đặc biệt, gắn kết độc đáo, khác biệt với mối quan hệ của Việt Nam với các nước khác”.

Trong chuyến thăm của ông Tập đến Việt Nam lần này, Trung Quốc và Việt Nam đã ký 45 thỏa thuận hợp tác bao gồm trí tuệ nhân tạo, đường sắt, sản phẩm nông nghiệp và các lĩnh vực khác, Trung Quốc cũng sẽ tài trợ xây dựng đường sắt và xuất khẩu công nghệ AI sang Việt Nam.

Ông Đường Tĩnh Viễn (Tang Jingyuan), một nhà bình luận thời sự người Hoa tại Mỹ, phân tích rằng mặc dù chuyến thăm Việt Nam của Tập Cận Bình có vẻ rất hoành tráng, nhưng thực tế lại thiếu “nội dung quan trọng”. Hơn nữa, phần lớn trong số 45 thỏa thuận này đều là những nhượng bộ đơn phương do ĐCSTQ đưa ra. Ví dụ, Trung Quốc tài trợ xây dựng đường sắt và công nghệ trí tuệ nhân tạo cũng được ĐCSTQ xuất khẩu sang Việt Nam mà không cần Việt Nam cung cấp quá nhiều nguồn lực.

Ông cũng chỉ ra rằng Chính phủ Việt Nam chắc chắn sẽ không từ chối những lợi ích đến với mình, nhưng họ cũng không muốn chấp nhận rủi ro “rửa sạch nguồn gốc” hàng Trung Quốc cho ĐCSTQ.