Cách nhau 18 năm, hai sự kiện có quy mô 10.000 người đã cho thấy sự khác biệt lớn lao giữa hai cường quốc trên thế giới…
Ngày 12/5 vừa qua, 10.000 người tập Pháp Luân Công từ 57 quốc gia và vùng lãnh thổ đã tới Manhattan, New York để diễu hành kỷ niệm 25 năm môn tập này được giới thiệu ra công chúng tại Trung Quốc.
Trong vòng 4 tiếng đồng hồ, những người mặc trang phục dân tộc của nhiều quốc gia khác nhau, mang theo biểu ngữ “Pháp Luân Đại Pháp là tốt”, đã diễu hành từ quảng trường Dag Hammarskjöld bên cạnh trụ sở Liên Hợp Quốc, đi xuyên qua Manhattan, qua nhà ga Grand Central, công viên Bryant, và dừng lại ngay trước Đại sứ quán Trung Quốc tại New York.
Bên cạnh quy mô, đoàn diễu hành của Pháp Luân Công còn khiến dư luận Mỹ quan tâm bởi một số hình ảnh phản đối cuộc bức hại môn tập này tại Trung Quốc. Theo đó, có nhiều bằng chứng xác thực cho thấy rằng chính quyền Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã thực hiện một cuộc diệt chủng quy mô lớn đối với những người tham gia môn tập này.
18 năm qua, Pháp Luân Công đã dần nhận được sự ủng hộ của Nhà Trắng và dân chúng Mỹ nhờ những cuộc diễu hành và những sự kiện thỉnh nguyện ôn hòa nâng cao nhận thức. Được biết, nhiều nghị sĩ Mỹ đã gửi thư chúc mừng ngày 13/5, ngày mà những người tập Pháp Luân Công gọi là ngày “Pháp Luân Đại Pháp thế giới”.
Cuộc diễu hành của Pháp Luân Công tại Mỹ một lần nữa gợi nhắc tới cuộc thỉnh nguyện chấn động Trung Nam Hải 18 năm về trước, một cuộc thỉnh nguyện cũng với quy mô 10.000 người.
Theo đó, vào ngày 25/4/1999, 10.000 người tập Pháp Luân Công ở Bắc Kinh, Thiên Tân, Hà Bắc và những nơi khác đã đến Văn phòng Kháng cáo Nhà nước ở Bắc Kinh để thỉnh nguyện ôn hòa nhằm kháng nghị việc những người tập Pháp Luân Công bị cảnh sát quấy nhiễu, đặc biệt là việc cảnh sát Thiên Tân bắt giữ người tập Pháp Luân Công trái phép. Được biết vào thời điểm đó, số lượng người tập Pháp Luân Công tại Trung Quốc lên tới 70 đến 100 triệu người. Điều này khiến Đảng cộng sản Trung Quốc vốn chỉ có 70 triệu Đảng viên không hài lòng.
Kể từ sau khi phong trào sinh viên năm 1989 bị đàn áp tại quảng trường Thiên An Môn, cuộc thỉnh nguyện 25/4/1999 là sự kiện thỉnh nguyện có quy mô lớn nhất tại Trung Quốc, dù chỉ có chưa tới 0,02% số người tập Pháp Luân Công tại nước này tự phát tham gia.
Điều khiến người ta chú ý là trong các hình ảnh tư liệu, những người tập Pháp Luân Công đã xếp hàng rất trật tự, thậm chí không có băng rôn biểu ngữ nào được mang theo. Thủ tướng Trung Quốc lúc bấy giờ là Chu Dung Cơ đã bước ra khỏi cổng Trung Nam Hải, đứng trước toàn thể người thỉnh nguyện và yêu cầu họ cử ra đại diện để vào nói chuyện. Điều đó cho thấy chính quyền Trung Quốc lúc bấy giờ hoàn toàn yên tâm về cuộc thỉnh nguyện của Pháp Luân Công. Ông Chu Dung Cơ sau đó đã nhanh chóng đồng ý yêu cầu cảnh sát Thiên Tân thả tự do cho người tập Pháp Luân Công, đồng thời cho phép các sách của môn tập này được xuất bản trở lại.
Truyền thông thế giới gọi đây là sự kiện thỉnh nguyện gây chấn động Trung Nam Hải, và bày tỏ khen ngợi đối với cách xử sự của chính quyền Trung Quốc, cho rằng đây là một bước tiến lớn về nhân quyền của nước này.
Tuy vậy chỉ sau đó ít lâu, Tổng bí thư ĐCSTQ lúc bấy giờ là Giang Trạch Dân đã bất chấp sự phản đối của các Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khác, phát động cuộc đàn áp đối với Pháp Luân Công vào ngày 20/7/1999.
18 năm sau, một cuộc quy tụ với quy mô 10.000 người lại diễn ra, nhưng lần này là ở Mỹ chứ không phải Trung Quốc. Điều đó đã cho thấy sự khác biệt lớn lao giữa hai cường quốc đang có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình chính trị và kinh tế của thế giới này.
Blog Minh Huy
Xem thêm:
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…
Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…
Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…
Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…