“Nếu Trung Quốc có đại biến, hãy đứng về phía chính nghĩa”
Bài diễn văn tốt nghiệp khóa 2013 của giáo sư Tùng Nhật Vân, giảng viên Đại học Chính trị và Pháp luật Trung Quốc, đã dấy lên một cơn sóng lớn và được truyền tải mạnh mẽ trên các trang mạng xã hội.
Bài diễn văn của ông cũng nhận được sự ủng hộ của rất nhiều doanh nhân, cũng như các học giả.
Bà Vương Anh, tổng giám đốc một công ty quản lý đầu tư ủy thác ở Bắc Kinh bày tỏ sự xúc động đối với bài viết này: “Tôi nguyện sẽ cố gắng hết khả năng của mình để cho nhiều người hơn nữa có thể đọc được bài diễn văn này, cũng là vì tấm lòng của các bậc phụ huynh, nhà giáo đại học hôm nay, trong tâm trạng nặng nề như vậy mà tiễn đưa học trò và con em mình tiến nhập vào xã hội. Buồn bã. Rất buồn bã”.
Tào Tư Nguyên, tổng giám đốc của trung tâm nghiên cứu khoa học xã hội Bắc Kinh cũng trích dẫn một câu nói trong bài diễn văn của giáo sư Tùng Nhật Văn để bày tỏ sự tán thành và ủng hộ đối với bài viết: “Thầy hy vọng, khi những con sóng lớn ập đến, các em hãy chọn đứng về phía lý trí, đứng về phía văn minh”.
Viên Vĩ Thời, giáo sư của trường đại học Trung Sơn, Quảng Châu cũng đáp lại đối với bài viết này, cho rằng đây là lời răn mà mỗi một người đều nên ghi nhớ kỹ. Lưu Hải Ảnh, học giả nghiên cứu kinh tế bày tỏ, đây là yêu cầu rất thấp, đồng thời cũng là yêu cầu rất cao.
Dưới đây là toàn bộ nội dùng của bài diễn văn…
—***—
Các em học sinh thân yêu!
Hôm này là ngày vui mừng của các em, là ngày lễ thành nhân của các em, là ngày mở đầu một cuộc đời mới của các em.
Các em đội trên đầu một vòng nguyệt quế và khoác trên mình bộ lễ phục tốt nghiệp thật trang trọng, điều đó biểu thị rằng các em đã trở thành “học sĩ”. Trong ngôn ngữ truyền thống Trung Quốc, trở thành “sĩ”, đó chính là đã đạt được một loại thân phận khác với mọi người. “Gặt hái được vị trí cao trên con đường học vấn gọi là sĩ”, “người dùng tài trí gọi là sĩ”. Sĩ có các loại, những “học sĩ”, chính là tư cách dùng học vấn và tài trí mà đạt được “sĩ”, nhận được sự tôn trọng của mọi người.
Vậy nên, thầy chân thành chúc mừng các em, chúc mừng các em mười mấy năm theo đuổi việc học cuối cùng đã có thành tựu! Hôm nay các em tốt nghiệp bước ra khỏi cánh cổng nhà trường, ngày mai chính là buổi lễ tựu trường nơi “trường đại học” bên ngoài xã hội. Đời người chính là lần lượt tốt nghiệp và tựu trường tiếp nối nhau như vậy, nhưng mà, chỉ có lễ tốt nghiệp và khai giảng lần này là bước ngoặt quan trọng nhất của đời người.
So với cuộc hành trình dài đằng đẵng từ nay trở về sau, thì cuộc sống học tập ngày trước của các em chỉ là giai đoạn học tập mà thôi, so với vở kịch lớn của đời người sắp khai diễn mà nói, cuộc sống học tập trước đó chỉ là mở màn mà thôi.
Xã hội mà các em sắp phải bước vào này, là một vũ đài nhân sinh phong phú và đặc sắc, các em sẽ ở đó thực hiện giá trị của mình, tận hưởng đời người của chính bản thân các em. Nhưng đồng thời, nó cũng là nơi giang hồ hiểm ác, vũng lầy ô trọc.
Giang hồ này hiểm ác đến nỗi không thể nào mà lường trước được, vượt xa cả hết thảy những gì các em có thể tưởng tượng. Các em từ nay lăn lộn nơi giang hồ, cũng chính là giống như ngày đầu tiên các em đến trường vậy. Giang hồ này một lần nữa tạo nên sức mạnh của các em, các em có khi còn không thể nhận định đầy đủ được. Các em ngày hôm nay sẽ xông vào mà không cần ngoảnh đầu lại nhìn, nhưng lại không biết được nó có nghĩa là gì.
Mấy ngày hôm nay, các em mang theo tâm trạng xúc động, ưu lo, đều đang mơ ước về một tương lai xán lạn, về một đời người tốt đẹp của mình. Những gì các em nghe được, đều là những lời chúc phúc, kỳ vọng căn dặn đủ điều.
Nhưng là một phụ huynh, là một người thầy, là một người hướng nghiệp của các em, tôi lại mang trong tâm mấy phần thấp thỏm, chỉ có thể nói mấy lời khuyến khích thích hợp với đại đa số các em trước lúc chia tay.
Thời Chiến Quốc có một nhà tư tưởng tên là Dương Chu, vì cảm xúc với đời người trắc trở trùng trùng, trong trắc trở vẫn còn trắc trở nữa, thế là lớn tiếng khóc òa lên. Nguyễn Tịch là một trong “Trúc lâm Thất hiền” cũng từng đối mặt với con đường trắc trở chông gai, lớn tiếng khóc mà quay trở về.
Nhân sinh nhiều trắc trở, đây là số mệnh của con người. Đời người chính là vô số lần phải đưa ra sự lựa chọn. Từ sự lựa chọn mục tiêu cuối cùng của cuộc đời, để rồi hoạch định phương hướng phát triển to lớn, cho đến sự lựa chọn của mỗi một tình tiết nhỏ trong cuộc sống thường ngày, mỗi một bước là một sự lựa chọn. Sự lựa chọn của các em sẽ cấu thành nên một đời của các em.
Một đời chân chính, hay là một cuộc đời sai lầm
Ngày trước, phụ huynh, xã hội, nhà trường gần như đã hoạch định ra tất cả mọi điều tốt nhất cho các em. Từ nay trở đi, các em cần phải tự mình lựa chọn con đường sống của mình.
Con đường nhân sinh chỉ có thể tự mình đi tiếp mà thôi, không có chỗ nương tựa, không có người dẫn dắt. Dù cho các em cứ mãi bị đường đời xô đẩy, thì đó cũng là sự lựa chọn của các em.
Jean-Paul Sartre, nhà triết học hiện sinh nổi tiếng một thời từng sống ở Trung Quốc vào những năm 80, hiện giờ rất ít người còn quan tâm đến, nhưng ông có một câu nói vẫn cần được nhắc tới: “Cuộc đời chính là tự bản thân ta lựa chọn”. Lựa chọn cuộc đời vốn là việc của tự mình, hơn nữa cần phải chịu hết thảy trách nhiệm đối với sự lựa chọn của bản thân.
Trên thế giới này, mỗi một con người đều là độc nhất vô nhị. Giá trị của các em ở thế gian này, chính là ở chỗ khác biệt giữa các em với mọi người. Vậy nên, sự lựa chọn quan trọng nhất của mỗi một người, là phải trở thành chính bản thân các em.
Các em đừng có thấy người khác nằm mơ thì các em cũng theo đó mà nằm mơ, bị người khác ảnh hưởng giấc mơ, từ đó mà mơ cùng một loại giấc mơ giống như người khác. Mỗi một người đều có giấc mơ của bản thân mình.
Cần phải lựa chọn trở thành chính bản thân các em, có nghĩa là không ngừng mà vượt lên bản thân mình. Các em cần phải không ngừng mà tìm lại chính mình, hỏi lại chính mình, dựng lập tiêu chuẩn cao nhất cho mình, theo đuổi cảnh giới cao nhất cho mình. Cuộc đời chúng ta cùng chung một nhịp thở với vận mệnh của xã hội này.
Một thế hệ có vận mệnh của một thế hệ. Thế hệ này của các em đã từng có một tuổi thơ và tuổi trẻ bình lặng, nhưng tương lai của các em có thể sẽ phải đối mặt với những biến cố và cải cách to lớn của xã hội Trung Quốc.
>> Mạc Ngôn: “Tôi cảm thấy nhân loại đang đối mặt với nguy hiểm lớn nhất”
Nếu như các em chú ý tới động thái của xã hội, thì có thể nhìn thấy được ở nơi chân trời xa xôi kia đang tích tụ những đám mây đen, có thể nghe được gió bão đang nỗi lên trong những đám mây đen ấy.
Những ai nhạy cảm đều có thể nhìn thấy, gió mây biến đổi thất thường, sóng ngầm rung chuyển, con đường phía trước khó mà lường trước được.
Từng có một vị giáo sư của trường đại học Bắc Kinh khi đọc diễn văn trong buổi lễ tốt nghiệp đã đưa ra mấy vấn đề nghiêm túc với các học trò của mình: Bin Laden rốt cuộc là phần tử của chủ nghĩa khủng bố, hay là thánh đồ tử vì đạo thiêng liêng? Kim Il Sung rốt cuộc là tên lưu manh hay là nhà chính trị vì dân vì nước? Snowden rốt cuộc là kẻ phản quốc hay là vệ sĩ bảo vệ nhân quyền? Mọi người đều đã biết câu trả lời của vị giáo sư này.
Các em sẽ trả lời mấy câu hỏi này như thế nào đây? Theo thầy thấy, nếu như trong câu hỏi thứ 3 có nghi hoặc thì còn có thể bỏ qua, nhưng 2 câu hỏi trước suy cho cùng vẫn là câu hỏi, bản thân nó chính là vấn đề lớn khiến người ta lo lắng.
Đối mặt với những biến cố lớn có thể xảy đến của xã hội, các em sẽ lựa chọn như thế nào?
Nữ sĩ Long Ứng Đài trong tác phẩm “Sông lớn biển lớn – 1949″, đã ghi chép lại sự lựa chọn của vô số người ngay trong một khắc đó (khi ĐCSTQ lên nắm quyền): Đi hay là không đi? Đi, là một cuộc đời; mà không đi, cũng là một cuộc đời. Bi kịch của vô số người chính là bắt đầu từ sự lựa chọn được đưa ra ngay trong một khắc đó.
Đất nước đã đi một đoạn đường vòng, đối với các em mà nói, chính là đã hủy hoại đi một đời. Đối diện với một số người bình thường ở trong hoàn cảnh bất đắc dĩ bị vận mệnh cuốn theo ấy, Long Ứng Đài nói một cách cảm khái: “Một giọt nước, làm sao mà biết được hướng đi của dòng chảy lớn?”
Nhưng thầy nghĩ, các em là những sinh viên tốt nghiệp của trường đại học Chính trị và Pháp luật, là học sĩ tốt nghiệp của học viện quản lý chính phủ đại học Bắc Kinh, các em cần phải có năng lực nhận rõ hướng đi trong xu thế của dòng chảy lớn hơn những người bình thường.
Nhưng dù là một chiếc lá, các em phải chăng đã từng lay động? Các em lay động theo chiều hướng nào? Nếu như Trung Quốc xuất hiện vận động Nghĩa Hòa đoàn hoặc Hồng vệ binh một lần nữa, nếu như kiểu mẫu Trùng Khánh trở thành kiểu mẫu chung của toàn bộ Trung Quốc, các em có thể sáng suốt mà nói một tiếng “không” hay không? Nếu như các em không có kiến thức và dũng khí này, thì các em ít nhất cũng có thể làm người theo “phái Tiêu Dao” vô hại hay không?
Đối diện với dòng chảy đen bẩn dồn dập kéo đến, nếu như các em không thể lúc nào cũng đứng lên phản đối, vậy các em ít nhất cũng có thể bước ra phản đối một đôi lần hay không?
Nếu như các em không dám phản đối một cách tích cực, thì liệu các em vẫn có thể lựa chọn phản đối một cách tiêu cực hay không?
Nếu như các em không thể dũng cảm biểu đạt, thì liệu các em có thể lựa chọn biểu đạt một cách kín đáo hay không?
Nếu như ngay cả biểu đạt một cách kín đáo các em cũng không dám, thì các em có thể lựa chọn im lặng.
Nếu như các em không lựa chọn im lặng mà là lựa chọn hùa theo tội ác, nhưng liệu các em vẫn có thể giơ cao đánh khẽ, hạ thấp giọng điệu một chút hay không? Khi các em chủ động hoặc bị buộc phải làm chuyện xấu, liệu trong tâm vẫn còn sót lại một chút cảm giác bất an hoặc tội lỗi hay không? Chỉ một chút cảm giác bất an hoặc mang tội này thôi, vẫn là dấu hiệu cho thấy nhân tính vẫn còn chưa bị biến mất hoàn toàn.
Dẫu cho các em không dám đứng ra phản đối, nhưng đối với những người phản đối khác, thì cũng nên ôm giữ vài phần kính trọng trong tâm, dẫu không có vài phần kính trọng này, thì cũng không được bắn lén sau lưng, giở trò hèn hạ, nối giáo cho giặc. Thầy hy vọng, các em khi đối mặt với những cơn sóng lớn ập đến, thì hãy lựa chọn đứng về phía lý trí, đứng về phía văn minh, lựa chọn đứng về phía nhân dân.
Khi các em bước ra khỏi cánh cửa nhà trường, các em sẽ đối mặt với một xã hội đặc thù. Xã hội này, đã là một thùng thuốc nhuộm có thể cải biến người ta.
Năm xưa, Mặc Tử nhìn thấy người ta nhuộm vải, khi những tấm vải màu trắng được đưa vào thùng, sẽ cho ra những tấm vải với các màu sắc đủ loại. Ông đã khóc.
Các em ắt hẳn hiểu được tâm tình của các thầy cô khi nhìn các em có mấy phần ngây thơ thuần khiết phải đi vào thùng thuốc nhuộm lớn này.
Tạm biệt cha mẹ, có nghĩa là tạm biệt cuộc sống thuần tịnh này, gieo mình vào cõi hồng trần cuồn cuộn, giang hồ hiểm ác.
Sau này mỗi khi các em bị tổn thương hết lần này đến lần khác, hẳn các em sẽ nhớ đến mái trường xưa, không kể là ở nơi đây đã trải qua bao nhiêu điều không vui, nơi đây đã được coi như một nơi Tịnh độ.
Đối diện với hoàn cảnh xã hội như vậy, liệu các em có thể làm được “cả thế gian đều say, chỉ có mình ta tỉnh; cả thế gian đều vẩn đục, chỉ có mình ta sạch trong” hay không?
Bản thân thầy đối với điều này không ôm hy vọng lớn lắm, bản thân thầy cũng không làm được. Nếu như kiên trì với chuẩn tắc xử thế như vậy, thì chỉ có thể theo Khuất Nguyên gieo mình xuống sông Mịch La mà thôi.
Nhưng một nguyên tắc xử thế trong Phật giáo lại có thể cho chúng ta một số chỉ dẫn, đó chính là “Tùy duyên mà hằng bất biến, bất biến mà hằng tùy duyên”. Tùy duyên mà hằng bất biến là tùy theo cơ duyên mà duyên với ngàn sai vạn biệt, nhưng bản thể của nó vẫn không thay đổi. Bất biến tùy duyên nghĩa là tuy tùy theo duyên mà hiện ra vạn hữu, nhưng bản thể của nó vẫn không thay đổi. Thầy nghĩ đây hẳn sẽ là chuẩn tắc mà đại đa số mọi người có thể thực hiện được.
Trong lĩnh vực cuộc sống cá nhân, thầy hy vọng các em lựa chọn đời người khỏe mạnh vươn lên, lựa chọn làm một con người văn minh có lương tri đạo đức.
Đương nhiên, thẳng thắn mà nói cho các em biết những hiện thực tàn khốc này, vốn không phải là khiến các em nên lựa chọn tiêu cực và từ bỏ. Mọi người thường nói, chúng ta tuy có con mắt màu đen, nhưng lại dùng nó để tìm kiếm ánh sáng. Không có ánh sáng và hy vọng, đó là một cuộc đời tuyệt vọng, không thể nào đi tiếp được nữa.
Một mảng Tịnh độ trong tâm các em chỉ thuộc về các em, chỉ cần các em giữ vững nó, bất kỳ sức mạnh bên ngoài nào đều không thể xâm nhập vào được.
Từng có lời khuyên của một người phương Tây khi đối mặt với sự từ bỏ đã nói rằng, tôi không phải là muốn thay đổi thế giới, tôi chỉ là không muốn thay đổi chính bản thân mình. Cũng chính là nói:
“Chúng ta không thể quyết định mặt trời ngày mai sẽ mọc lên lúc mấy giờ, nhưng chúng ta có thể quyết định mấy giờ thức dậy”.
Các em học sinh thân mến, các em chính là cần phải bay cao bay xa. Hôm nay, các thầy cô sẽ nhìn hình bóng của các em rời khỏi đây, và dõi theo bước chân của các em, chính là nỗi lo lắng bận lòng lâu dài của chúng tôi!
Dẫu cho các em là những người thông minh lanh lợi, hay là đơn thuần thẳng thắn, dẫu cho các em là ai và là người như thế nào đi nữa, thì các em đều là học trò của chúng tôi.
Chúng tôi sẽ dõi theo thành công của các em, dõi theo niềm hạnh phúc của các em, càng sẽ dõi theo các em có đi trên con đường ngay chính hay không.
Nguyện cầu trời xanh sẽ chăm sóc bảo hộ các em!
Các em học sinh thân yêu, hẹn gặp lại!
Giới thiệu sơ lược: Ông Tùng Nhật Vân là Giáo sư tiến sĩ ngành luật học, Hướng dẫn nghiên cứu sinh tiến sĩ; Giáo sư Viện nghiên cứu chính trị của Học viện Quản lý Công và Chính trị thuộc Đại học Chính trị và Pháp luật Trung Quốc; Chủ tịch Ủy ban Học thuật Học viện, Ủy viên Ủy ban Học vị, Ủy viên Ủy ban Học thuật của trường. Lĩnh vực nghiên cứu chủ yếu là: lịch sử tư tưởng chính trị phương Tây, văn hóa chính trị truyền thống và văn hóa chính trị hiện đại của phương Tây, đại cương văn minh phương Tây. |
Theo Epoch Times
Bản dịch của Tinhhoa.net
Xem thêm:
Mời xem video:
Từ khóa lựa chọn của lương tri Cảm động Chính trị Trung Quốc