Categories: Xã luậnBlog

Từ “chủ nhân quốc gia” đến “người giai tầng thấp”, Đảng Cộng sản TQ đã hiện nguyên hình

Ngày 18/11, tại khu Đại Hưng ở Bắc Kinh xảy ra vụ hỏa hoạn làm 19 người thiệt mạng, vì khu nhà bị cháy là khu ở của đa số người nghèo, xây dựng không đúng quy chuẩn, sự kiện trở thành cái cớ để chính quyền Bắc Kinh giải tỏa “lao động cấp thấp”. Ngày 27/11, ông Từ (Xu, 52 tuổi) làm nghề bán hàng ăn đã bị chính quyền ra thời hạn trong ba ngày phải rời khỏi căn nhà đơn sơ mà ông đang ở. Ông căm phẫn nói thẳng: “Tôi hận ai? Tôi hận Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)! Tôi phải hận nó.”

Sau chiến dịch đuổi lao động nhập cư của chính quyền Bắc Kinh, hiện trường là một bãi rác (Ảnh từ internet)

Ông Từ là một trong số hàng triệu công – nông dân bị ĐCSTQ đuổi ra khỏi căn nhà thuê, cũng là “giai cấp anh em” và “chủ nhân quốc gia” của ĐCSTQ trước đây. Thời thế đổi dời, bây giờ chỉ trong một đêm họ thành “lao dộng cấp thấp” và bị đuổi khỏi nơi mình đang ở.

Theo thống kê, cách gọi mang tính kỳ thị “lao động cấp thấp” không có nhiều nước trên thế giới sử dụng, Trung Quốc dưới cai trị của ĐCSTQ là một trường hợp. Ngày 8/8, trang “mạng Đa Chiều” (Dwnews) của ĐCSTQ cho biết: “Chính quyền Bắc Kinh không quan tâm đến chỉ trích của dư luận, còn lãnh đạo mới nhậm chức vài tháng không những không muốn ngưng ‘thanh lý lao động cấp thấp’ mà ngược lại còn đẩy mạnh hành động”.

Một người am hiểu tình hình sống tại Bắc Kinh cho biết, chính sách ‘thanh lý lao động cấp thấp’ của Bắc Kinh đã áp dụng và kéo dài đến nay hơn 3 tháng. Các quận như Triều Dương (Chaoyang), Tây Thành (Xicheng) đều áp mục tiêu. Có thể thấy, sau vụ hỏa hoạn ngày 18/11, chính quyền lấy lý do an toàn để “thanh lý lao động cấp thấp” chỉ là cái cớ, thực tế trục xuất “lao động cấp thấp” khỏi Bắc Kinh là chiến lược lâu dài của Đảng.

Nhắc đến “lao động cấp thấp”, thực tế xưa kia bản thân ĐCSTQ chính là “giai tầng siêu thấp”, nhờ kích động “người giai tầng thấp” tạo phản mà khởi nghiệp, ĐCSTQ tự xưng là “vô sản”, tức lớp người không có tài sản gì. Khi đó Chính phủ Quốc dân xem ĐCSTQ là “Cộng Phỉ”, “Phỉ Đỏ”, có thể thấy chính họ xuất thân là giặc, là thổ phỉ, ngày ngày họ phải nêu cao ngọn cờ “cách mạng” để lập nghiệp. Địa vị xã hội của họ khi khởi nghiệp còn thấp hơn so với “lao động cấp thấp” hiện nay – những người dựa vào lao động nuôi sống bản thân.

Trước khi ĐCSTQ xây dựng chính quyền, để giành được ủng hộ của đa số “lao động cấp thấp”, họ gọi những người công nhân trong “người giai tầng thấp” là “anh em công nhân”, gọi nông dân là “anh em nông dân”, xem bản thân là “đội ngũ tiên phong của giai cấp công nhân”, xem hành động bạo lực của họ là “cách mạng công – nông”, xem quân bảo vệ Đảng của họ là “quân cách mạng công – nông”. Vì sao khi đó ĐCSTQ nỗ lực tự gán lên mình cái mác “người giai tầng thấp”, chủ động lôi kéo làm quen “lao động cấp thấp”? Tại sao khi chưa giành được chính quyền, ĐCSTQ không xem công nhân và nông dân là “lao động cấp thấp”? Vì khi đó ĐCSTQ là “người giai tầng siêu thấp” trong xã hội, là thổ phỉ, đối tượng có thể bị lừa gạt chỉ còn lại là công nhân và nông dân.

Để cổ vũ đông đảo công nông dân tham gia cùng bạo động, ĐCSTQ không ngừng hứa hẹn với họ, sau khi giành được chính quyền sẽ làm cho họ “đổi đời”, thành “chủ nhân quốc gia”. Nhưng sau khi ĐCSTQ giành được chính quyền, sau khi công – nông dân trải qua một thời gian ngắn sống trong hưng phấn, bất ngờ phát hiện những hứa hẹn của ĐCSTQ đối với mình hoàn toàn thay đổi. Những “anh em công nhân” và “anh em nông dân” mà trước đây ĐCSTQ thường xưng hô biến thành “lao động nông thôn”, họ hoàn toàn trở thành “quần thể yếu thế” trong xã hội. Lời hứa của ĐCSTQ rằng công nhân và nông dân sẽ là đại diện nhân dân mau chóng bị quan chức và giới nhà giàu Trung Quốc thay thế. Địa vị chủ nhân đất nước của lao động nông thôn bị ĐCSTQ biến thành con số không. Có thể thấy, giả dối là thuộc tính cốt lõi của ĐCSTQ, không bao giờ thay đổi.

Trong vài thập niên qua, ĐCSTQ thường nói, các nước Tây phương động một chút là lôi nhân quyền Trung Quốc ra nói, muốn bôi đen hoặc “yêu ma hóa” ĐCSTQ. Bây giờ ĐCSTQ càn quét “người lao động cấp thấp” với quy mô lớn tại Bắc Kinh, đã chứng minh trước thế giới, việc các nước Tây phương tiên tiến phê phán về nhân quyền Trung Quốc là sai lầm lớn. Chính quyền ĐCSTQ đối xử với người dân của họ, về cơ bản không tồn tại cái gọi là vấn đề nhân quyền. Chỉ cần ai động vào lợi ích của họ, ĐCSTQ sẽ thanh lý người đó bất cứ lúc nào, thậm chí là “mổ sống” bạn, trong thế giới của ĐCSTQ mãi mãi không tồn tại hai chữ “nhân quyền”. Hiện nay ĐCSTQ thiên về quan điểm cho rằng “nhân quyền” là thứ thuốc độc mà Tây phương áp đặt cho ĐCSTQ, là thứ mà ĐCSTQ phải ngăn chặn và quét sạch.

Giờ đây ĐCSTQ cưỡng ép xua đuổi hàng triệu “lao động cấp thấp” ở Bắc Kinh, bị cộng đồng quốc tế đồng loạt lên án. The Guardian (Anh) chỉ ra: “Cách làm ép buộc lao động nông thôn nhập cư rời đi thiếu trình tự pháp luật đúng đắn, không cho người lao động có thời gian đầy đủ để chuyển nhà, mọi xã hội văn minh và tôn trọng pháp luật đều không chấp nhận cách làm này”. Truyền thông xã hội Mỹ chỉ ra: “Trong khi mùa đông chớm đến, những phụ nữ và trẻ em bị xua đuổi phải lang thang trên đường dưới cái lạnh 0 độ C, cách làm này không có tính người.” Nhưng truyền thông của ĐCSTQ thì bác bỏ thông tin này, họ cho rằng việc “giải tỏa lao động cấp thấp” chỉ là để chỉnh trang đô thị, để tình hình trở lên an toàn hơn, đồng thời nhấn mạnh chính quyền Trung Quốc không có quan điểm gọi lớp người nào là “lao động cấp thấp”, đây chỉ là trò ngụy tạo ác ý của thế lực thù địch, nhằm gây mâu thuẫn giữa chính quyền và nhân dân.

Nhưng vô số cư dân mạng Trung Quốc đã đưa ra chứng cứ chứng minh cách gọi “lao động cấp thấp” có “bản quyền” từ giới chức Trung Quốc. Từ năm 2010, Chính phủ và truyền thông ĐCSTQ đã bắt đầu sử dụng từ ngữ “lao động cấp thấp” để chỉ lớp người thuộc tầng đáy trong xã hội Trung Quốc. Tháng 8/2016, “lao động cấp thấp” xuất hiện trên phiên bản nước ngoài của báo Nhân dân Trung Quốc, khi đó đã bị dư luận lên án. Sau đó, tháng 1/2017, chính quyền quận Thạch Cảnh Sơn – Bắc Kinh có ra thông báo rằng, năm 2016 quận này thực hiện phương án điều chỉnh dân số, “giải tỏa lao động cấp thấp tại 480 khu vực”. Quận Hải Điện – Bắc Kinh thì mang quy chuẩn “Thống nhất về chuẩn mực hóa quản lý và định hướng sử dụng khu nhà tập trung lao động cấp thấp…”, đưa vào phương án công tác điều tiết nhân khẩu của quận năm 2017.

Xưa kia ĐCSTQ là thổ phỉ bị Chính phủ Quốc dân bao vây khắp nơi, lúc đó họ xem những người yếu thế gồm công nhân và nông dân là anh em, để “người giai tầng thấp” làm bia đỡ đạn cho họ, giúp họ chiếm giang sơn; bây giờ họ phát tài nhờ vào “người lao động cấp thấp”, họ nhận ra “lao động cấp thấp” không còn giá trị lợi dụng, trái lại thành gánh nặng cho chính quyền của Đảng, ảnh hưởng đến hình ảnh nước lớn của Đảng, vì vậy mà vấn đề thanh lý “lao động cấp thấp” trở thành cấp bách như thế.

Từ “giai cấp anh em” đến “chủ nhân quốc gia”, lại đến “lao động cấp thấp” phải di dời, thái độ của ĐCSTQ đối với lao động đến từ nông thôn hoàn toàn đảo ngược, không nghi ngờ gì nguyên hình đã lộ diện. Sự thực ĐCSTQ dùng bạo lực xua đuổi người giai tầng thấp trong mùa đông lạnh giá, thêm một lần nữa bản tính tà ác của nó đã lộ diện. Còn lý do gì để những người bị gọi là “lao động cấp thấp” ủng hộ kẻ đang hành ác với mình?! 

Blog Xuyên Nhân

Xem thêm:

Blog Xuyên Nhân

Published by
Blog Xuyên Nhân

Recent Posts

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

30 phút ago

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

57 phút ago

Nghiên cứu: Kẽm giúp chống lại tình trạng kháng kháng sinh ở vi khuẩn

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…

1 giờ ago

Tổng thống Putin cảnh báo sẽ trả đũa các quốc gia cung cấp vũ khí tấn công Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…

2 giờ ago

Ông Trump chọn bà Pam Bondi là ứng cử viên mới cho chức tổng chưởng lý Hoa Kỳ

Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…

2 giờ ago

Gia Lai: Hiệu trưởng nhiều ngày không đến trường, giáo viên huyện biên giới bị chậm lương

Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…

3 giờ ago