Categories: Xã luậnBlog

Các đô thị của Việt Nam đang dễ tổn thương nhất với biến đổi khí hậu

Không ngẫu nhiên tôi đưa các tin và phân tích các tin lũ ở Trung Quốc gần đây. Những phân tích của tôi chẳng khi nào đến được với người Trung Quốc, chắc chắn thế. Nhưng đó là những phân tích cảnh tỉnh cho người Việt Nam mình rằng thời tiết cực đoan ngày càng cực đoan hơn do biến đổi khí hậu gây nên.

Xe ô tô trôi trong mưa lũ trên đường phố đường Trần Hưng Đạo – TP. Hà Giang, sáng 21/7. (Ảnh: FB)

Như tôi đã cảnh báo ở các nội dung trước, Trung Quốc cầm cự được đợt mưa lớn và kéo dài 48 ngày trên diện rộng chứ Việt Nam mình không chịu nổi hình thái mưa đó tới 5 ngày đâu. Chỉ một cơn mưa lớn tối qua đã khiến Hà Giang thất thủ, thiệt mạng 5 người, hàng trăm ô tô bị ngập, hàng ngàn ngôi nhà bị ngập và thiệt hại kinh tế vô cùng lớn.

Tại sao vậy?

Hầu hết các thành phố của Việt Nam đang trong giai đoạn mở rộng cơ sở hạ tầng và nhà ở chóng mặt. Trong quá trình đó, tư duy quy hoạch lấp đầy chỗ trống đang lấy đi những không gian chứa nước tự nhiên như hồ chứa, công viên, đất trồng cây và cả các triền sông vốn là vùng chậm lũ. Quá trình quy hoạch và phát triển đô thị theo hướng tiếp cận gần sông, gần biển, bạt núi, lấp hồ đều tác động thô bạo đến các dòng chảy tự nhiên và không gian dành cho nước vốn dĩ được thiên nhiên tạo hình hàng ngàn năm và được ông cha ta giữ gìn hàng trăm năm nay.

Giờ thì mạnh ai nấy quy hoạch, mạnh ai nấy lấn hồ, mạnh ai nấy bịt dòng chảy và cướp đi không gian của nước. Việc này khiến các đô thị của Việt Nam càng ngày càng dễ tổn thương hơn với các hình thái thời tiết cực đoan. Hãy cứ nhìn lại những đô thị bị đánh úp gần đây bởi những trận mưa lớn như Quảng Ninh, Quy Nhơn, Đà Nẵng, Hội An, Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Vinh, Sài Gòn, Cần Thơ, Đà Lạt và gần đây nhất là Hà Giang. Những thành phố trên cao cũng ngập. Những thành phố ven sông, ven biển cũng ngập. Vì sao vậy? Vì quy hoạch và xây dựng theo kiểu be bờ.

Tôi có 5 năm làm nghiên cứu ngập lụt ở các đô thị và hiểu rõ những hệ lụy của quá trình phát triển đô thị đó. Một khi đã đổ bê tông để làm một công trình lớn, bạn không còn nhiều cơ hội để sửa chữa sai lầm. Vậy nên, hãy cẩn trọng với những quy hoạch mới, đặc biệt là những quy hoạch xâm phạm không gian chậm lũ ở các triền sông, quy hoạch lấn biển và lấp hồ. Hậu quả sẽ khôn lường bởi thời tiết cực đoan không dừng lại.

TS Nguyễn Ngọc Huy (Chuyên gia Biến đổi khí hậu)

Đăng theo Facebook Huy Nguyen với sự đồng ý của tác giả. Tựa bài do TTVN chỉnh sửa. Vui lòng đọc bài gốc tại đây.

Xem thêm:

Nguyễn Ngọc Huy

Published by
Nguyễn Ngọc Huy

Recent Posts

Ông Trump: Các quan chức Hàn Quốc đang trên đường đến Mỹ để đàm phán

Tổng thống Donald Trump đã thông báo vào thứ Ba rằng Hàn Quốc sẽ cử…

2 phút ago

Doanh nghiệp giữ lại tiền mặt để ứng phó khủng hoảng thuế quan

Hòa Phát bất ngờ thay đổi phương án chi trả cổ tức năm 2024, trả…

16 phút ago

Kefir: Hỗ trợ miễn dịch, lợi cho tiêu hóa và hơn thế nữa

Kefir- một loại thức uống lên men thơm ngon có lịch sử hơn 2000 năm…

2 giờ ago

Bộ Xây dựng nêu lý do sửa nghị định để khai thác máy bay Trung Quốc tại Việt Nam

Bộ Xây dựng sửa đổi nghị định theo hướng bổ sung máy bay do nhà…

2 giờ ago

Tổng thống Donald Trump bác đề nghị của EU về “thuế quan 0 đổi 0”

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã bác bỏ lời đề nghị của Liên minh…

3 giờ ago

5 bài học từ chuyến du lịch đến những nơi xa xôi nhất của Trái Đất

Chim cánh cụt ở Nam Cực có thể dạy cho chúng ta những bài học…

3 giờ ago