12 cách giúp bạn hồi sinh chậu cây cảnh đang chết dần

Không phải ai cũng có kỹ năng trồng cây thiên phú. Nhưng đôi khi bạn chỉ cần sửa lại một lỗi sai trong quá trình chăm sóc là có thể hồi sinh lại chậu cây cảnh đang chết dần.

(Ảnh: Shutterstock)

1. Đổi chậu trồng cây và các vật trang trí

Nếu cây cảnh của bạn đang chết dần vì phải ở trong một cái chậu kim loại hoặc không có lỗ thoát nước, bạn cần chuyển chúng sang chậu khác. Chậu kim loại sẽ làm rễ cây bị nung nóng lên, giống như khi chúng ta dùng chảo để nấu ăn vậy. Còn chậu gốm chỉ có một lỗ thoát nước nhỏ hoặc quên không chọc lỗ thoát nước sẽ làm rễ cây bị úng bên trong. Bạn cũng nên xem lại những vật trang trí trong chậu có gây áp lực gì lên thân cây không.

2. Gỡ rễ cây nhẹ nhàng bằng tay

Chậu không đủ rộng và chất dinh dưỡng không đủ cũng là nguyên nhân khiến cây héo mòn. Khi thấy rễ cây phát triển quá rậm rạp, bạn nên dùng tay gỡ bó rễ, rửa sạch, rồi chuyển sang một cái chậu mới. Bộ rễ thông thoáng sẽ hấp thụ nước và chất dinh dưỡng hiệu quả hơn.

3. Loại bỏ lá vàng, cắt các nhánh cây chết nhưng nên để lại khoảng 5 cm

Cây thường cần được cắt tỉa vào đầu mùa sinh trưởng, đó là vào cuối mùa đông đối với đa số các loại cây trong nhà, hoặc ngay sau khi chúng đã hoàn thành hết quá trình nở hoa. Tốt hơn là không nên cắt tỉa cây trước khi hoa nở vì khi đó bạn sẽ bỏ đi hết những chồi non. Bạn nên đưa kéo ở góc 45 độ, để lại càng nhiều tán lá sống càng tốt.

4. Dùng phân bón hòa tan tưới với một lượng nhỏ

Thật sai lầm khi nghĩ rằng chậu cây sắp chết của bạn sẽ hồi sinh khi được bổ sung thật nhiều chất dinh dưỡng. Tưới quá nhiều phân bón có thể làm cây của bạn chết nhanh hơn. Với những cây trồng trong nhà đã quá yếu ớt, bạn nên hòa 1 muỗng cà phê phân bón với khoảng 3,8 lít nước rồi mới tưới.

5. Kiểm tra chậu của cây mua sẵn

Nếu mua cây trồng sẵn trong chậu, bạn nên xới cây lên để kiểm tra bên trong chậu. Đôi khi người bán sẽ để lồng nhựa ở dưới đáy chậu để cây đứng dáng đẹp hơn. Bạn cần loại bỏ các chướng ngại này để rễ cây không bị tổn thương và hút nước tốt hơn.

6. Loại bỏ sâu bệnh

Bạn nên dùng miếng bọt biển (hoặc tăm bông) nhúng vào nước xà phòng để rửa sạch sâu bệnh khỏi cây cảnh. Nếu bạn sử dụng loại xà phòng đặc biệt để đuổi côn trùng thì cần lặp lại quy trình vài lần cho đến khi xà phòng khô hẳn.

(Ảnh: Shutterstock)

7. Dùng đất chuyên trồng cây

Vì cây đang héo dần, bạn không nên lấy đất ngoài vườn để đắp vào gốc cây mà nên mua đất chuyên dùng để trồng cây. Bởi đất ngoài vườn dễ có lẫn sâu bọ, chúng sẽ tấn công chậu cây ốm yếu của bạn. Còn đất chuyên dụng không bị nhiễm “vật thể lạ”, lại được trộn sẵn các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây xanh.

8. Xử lý các đốm nấm và côn trùng

Nấm không chỉ gây hại cho cơ thể con người mà còn là kẻ thù của các loài thực vật. Nếu cây xuất hiện các đốm thối rữa, đặc biệt là ở gần rễ, bạn cần mua hạt chống nấm chuyên dụng hoặc hạt dầu làm vườn để xử lý chúng. Các sản phẩm này chỉ có tác dụng tiêu diệt nấm và côn trùng, không gây hại cho sức khỏe của cây.

9. Dùng túi ni lông tạo “nhà kính” cho cây

Bạn có thể tạo ra một nhà kính thu nhỏ cho cây bằng một chiếc túi ni lông sạch. Bạn hãy tưới cây đầy đủ, chuẩn bị lỗ thoát nước, đặt cây vào trong túi rồi để ở nơi có ánh sáng gián tiếp hoặc ánh sáng nhân tạo. “Nhà kính” này sẽ giúp cây hấp thụ nước bốc hơi nên bạn không phải lo chúng chết vì bị khô nữa.

10. Nếu có bể cá, hãy dùng nước trong bể để tưới cây

Cây thủy sinh phát triển rất nhanh bởi chúng được “tưới” bởi các sản phẩm hữu cơ từ hoạt động hàng ngày của cá. Trong trường hợp nước trong bể không phải nước mặn, bạn có thể dùng nó để tưới vào đất, giúp phục hồi lại chậu cây ốm yếu của mình.

11. Sử dụng sữa chua làm phân bón

Vi khuẩn lactic là nguồn dinh dưỡng rất tốt cho cây. Sữa chua giống như một chất diệt bệnh tự nhiên đồng thời giữ đất ở trong tình trạng tối ưu. Bạn có thể thêm một vài muỗng cà phê sữa chua vào trong đất để cây được “ăn” một cách từ tốn.

12. “Tắm” cho cây

Sau thời gian dài ở trong chậu, cây của bạn xứng đáng có một buổi “spa” thực sự. Để hồi sinh chúng, bạn cần đánh cây lên, cho vào trong bồn nước, rửa sạch kỹ càng hai mặt lá, từ ngọn cây đến rễ cây. Đây là cách đơn giản giúp bạn rửa sạch mọi loại sâu bệnh còn sót lại trên lá và cho phép nước lấy đi các chất có hại tích tụ trong đất.

Theo Bright Side
Minh Minh

Xem thêm:

Minh Minh

Published by
Minh Minh

Recent Posts

Tiệm vàng tại Nghệ An mở sổ tiết kiệm như ngân hàng

Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…

5 phút ago

Bị phạt 20 tháng tù vì hỗ trợ ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công tại Mỹ

Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…

42 phút ago

Biểu tình bảo vệ quyền lợi ở Trung Quốc tăng mạnh – Báo cáo của Freedom House

Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…

1 giờ ago

Ngoại trưởng Ukraine Andrey Sibiga bác bỏ khả năng nhượng bộ lãnh thổ

Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…

1 giờ ago

Chuyện danh y thời Tống tích âm đức cải biến mệnh

Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…

1 giờ ago

Cuộc sống vốn dĩ là một vòng xoay…

Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…

1 giờ ago