Trở thành quốc vương hay nữ hoàng dường như là ước mơ của mọi đứa trẻ. Chúng muốn được ngồi lên ngai vàng nắm quyền lực vô hạn trong tay chỉ đơn giản là để không phải đi ngủ sớm, hay để được thỏa sức ăn bao nhiêu kẹo tùy thích mà không phải ăn bữa tối…
Tất nhiên đó chỉ là giấc mơ, trong đời thực, để trở thành người trị vì ngai vàng thật không đơn giản chút nào. Trong lịch sử có rất nhiều câu chuyện về những vị vua, nữ hoàng, hoàng đế, và sa hoàng lên ngôi khi còn chưa trưởng thành, họ nhận thấy một điều rằng lãnh đạo cả một quốc gia là việc làm khó khăn tột bậc. Họ phải đối mặt với nhiều khó khăn, bị tổn thương cũng như sự ép buộc trong việc lãnh đạo cả một quốc gia.
Dưới đây là những câu chuyện thú vị về những người cai trị nhỏ tuổi khắp các quốc gia trên thế giới.
Xem Phần 1
Năm 1623, Murad IV trở thành Sultan (quốc vương) của đế chế Ottoman ở tuổi 11. Trong thời gian ông trị vì, nhiều cuộc nổi loạn xảy ra trên khắp đất nước. Bởi vậy ông đã dùng bạo lực để đàn áp và dập tắt các cuộc nổi loạn một cách tàn bạo.
Murad IV ra lệnh đóng cửa tất cả các cửa hàng cà phê và rượu, vì ông cho rằng người dân sẽ tập trung để bày mưu tính kế chống lại ông. Ông cũng cấm thuốc lá, và bất cứ ai hút thuốc đều bị hành quyết.
Một tình huống cho thấy mức độ tàn ác kinh hoàng của bạo chúa Murad, ông ta đã bắt nhiều vũ nữ và ra lệnh dìm chết họ. Ông cũng ra lệnh chặt đầu nhạc trưởng của mình vì đã hát bài hát của nước kẻ thù Ba Tư.
Tutankhamun lên ngôi năm 1333 trước Công nguyên, khi ông mới lên 8 tuổi. Ông qua đời chỉ sau 10 năm sau ngồi trên ngai vàng, và cho đến hiện tại cái chết của ổng vẫn còn là một bí ẩn.
Cái chết của vị vua trẻ này còn nổi tiếng hơn rất nhiều so với cuộc đời của ông. Người ta đã thêu dệt nên nhiều giai thoại và nhiều điều huyền bí về vị vua này. Năm 1922, lăng mộ của vị vua Ai Cập cổ đại này được phát hiện và còn khá nguyên vẹn, đây được xem là một trong những thành tựu khảo cổ quan trọng nhất trong lịch sử.
Henry là con duy nhất và là người thừa kế của Quốc vương Henry V, ông lên ngôi Quốc vương của nước Anh lúc mới 9 tháng tuổi vào ngày 31/8/1422 khi vua cha qua đời, bởi vậy ông trở thành người kế vị ngai vàng trẻ tuổi nhất trong lịch sử nước Anh.
Sau khi Henry đến tuổi trưởng thành để có thể tự cai trị đất nước, hai gia đình hoàng gia đối địch bắt đầu một cuộc chiến tranh giành quyền lực và ngôi vị (còn gọi là Chiến tranh Hoa hồng). Sau hàng loạt các trận chiến khốc liệt giữa hai Nhà Lancaster (lực lượng của Henry) và York, Henry đã bị lật đổ và bị cầm tù văm 1461 bởi chính người anh em họ của mình Edward York. Sau đó ông bị giam và bị sát hại ở Tháp Luân Đôn ở tuổi 50.
Bởi vua cha đã băng hà trước khi ông chào đời, nên ngay khi vừa sinh ra, John đã lập tức đăng quang ngai vàng năm 1316.
Tuy nhiên, ông đã qua đời 5 ngày sau đó – và một số người cho rằng chú của John, người kế vị ngai vàng đã đầu độc John hòng đoạt ngôi vương.
Sobhuza II cai trị Swaziland trong 82 năm: từ năm 1 tuổi và qua đời vào năm 1982, ở tuổi 83. Trong suốt thời gian trị vì, ông đã chiến đấu giành độc lập từ đế quốc Anh và giúp kinh tế Swaziland phát triển phồn thịnh.
Ông được gọi với những tên khác như: Núi Lớn (the Great Mountain), the Bull, đứa con của Voi (the Son of the She-Elephant), the Inexplicable, và Sư Tử (the Lion), và theo ước tính, ông có ít nhất khoảng 100 người vợ.
Shapur II, người cai trị Đế chế Sasanian của Ba Tư, ngay khi chào đời năm 309 sau Công nguyên, ông đã lập tức lên ngôi vua vì cha ông đã qua đời trước khi ông được sinh ra.
Nhưng theo truyền thuyết kể lại, ông đã được trao vương miện khi vẫn còn ở trong bụng mẹ. (Theo nghĩa đen, vương miện đã được đặt lên trên bụng hoàng hậu) và ông đã tự trị vì đế chế của mình ở tuổi 16.
Simeon II lên ngôi vua Bulgaria vào năm 1943, nhưng triều đại của ông không kéo dài được lâu, bởi năm 1946, chế độ quân chủ đã bị bãi bỏ, ông và mẹ đã rời đất nước.
Sau đó, ở tuổi trưởng thành, ông đã trở về Bulgaria và thành lập một đảng chính trị (có nghĩa là “Phong trào Dân tộc của Simeon II”), và thành công trong cuộc ứng cử vào vị trí thủ tướng vào năm 2001. Ông đã không được tái đắc cử cho nhiệm kỳ thứ hai. Hiện nay, ông đã 79 tuổi.
Elagabalus không phải là một người chính danh kế thừa ngôi vị hoàng đế, nhưng ông vẫn cai trị Đế chế La Mã. Gia đình ông đã thành công trong việc cố lừa dối và thuyết phục mọi người rằng ông là con hoang của vị hoàng đế đã băng hà.
Có rất nhiều câu chuyện hoang đường, vô căn cứ về triều đại 4 năm dưới sự cai trị của Elagabalus, nhưng một trong những điều đó là chuyện ông đã đầu độc khách ăn tối chết bằng những cánh hoa, như mô tả trong bức tranh “The Roses of Heliogabalus” (Hoa hồng của Heliogabalus) được sáng tác năm 1888.
Theo This Is Insider
Minh Nguyệt
Xem thêm:
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…
Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…
Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…
Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…
Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…