5 lối sống sai lầm bạn đừng nên phạm phải

Hiện nay mức sống của con người ngày càng cao, nhiều người cũng ngày càng chú trọng hơn tới sức khỏe và biết nhiều hơn những kiến thức về chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, có những hiểu biết không hoàn toàn là đúng mà còn sai lầm nghiêm trọng.

Các “phương pháp dưỡng sinh” trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta có một số người hiểu sai và thực hiện sai cách. Dưỡng sinh không tốt sẽ gây hại cho bản thân và gây ra nhiều căn bệnh.

Dưới đây là 5 lối sống sai lầm bạn đừng nên phạm phải:

1. Mỗi ngày 20.000 bước: Hại đầu gối

Có người vì nghe nói đi bộ tốt cho sức khỏe nên mỗi ngày đều cố gắng đi bộ từ 10.000-20.000 bước, nhưng không ngờ là chưa đến một tuần sau thì bị viêm màng hoạt dịch khớp gối. Bác sĩ cho biết, anh này đi bộ quá nhiều nên đã làm tổn thương khớp gối do vận động quá độ.

Hãy đi bộ vừa sức của bạn. (Ảnh: Shutterstock)

Trên mạng xã hội có người ghi lại số bước đi bộ mỗi ngày để khoe và “thi đấu” với bạn bè. Vậy nên, có một số người mỗi ngày đều cố gắng đi bộ thật nhiều, 10.000-20.000 bước.

Thật ra thì người bình thường chỉ cần đi bộ 3-5 km mỗi ngày là tương đối phù hợp rồi. Đừng vì cho rằng càng đi nhiều càng tốt mà cố sức đi không cần biết là có phù hợp với bản thân mình hay không. Như thế sẽ gây tác dụng ngược!

2. Mỗi ngày uống quá nhiều nước: Hại thận

70% cơ thể là nước, nhiều quá hoặc ít quá đều không tốt.

Chúng ta thường nghe mọi người nói rằng cần phải uống nhiều nước, uống càng nhiều càng tốt. Thật ra thì theo quan điểm của Đông Y, người phương Đông mỗi ngày uống 8 ly nước là hơi nhiều. Bởi vì thể chất của người phương Đông thiên hàn, còn người phương Tây thì lại thiên nhiệt.

Theo đặc trưng thể chất, người phương Tây rất nhiệt tình, lông tóc dày, dáng người cao ráo, tính cách khá nóng vội, mùi cơ thể cũng khá nặng.

Người phương Đông lông tóc ít, vẻ ngoài thanh thoát chứ không thô như người phương Tây, thể chất thiên hàn. Vì vậy, do sự khác biệt giữa thể chất thiên nhiệt và thiên hàn, cũng như nhận được năng lượng của trời đất khác nhau quyết định sự không giống nhau về thói quen sinh hoạt của chúng ta. Nước là chất có tính âm, người phương Đông uống quá nhiều sẽ không tốt.

Uống nước vừa phải. (Ảnh: Shutterstock)

Vậy uống quá nhiều nước có những nguy hại gì?

Nước là chất có tính âm, khi cơ thể có phản ứng nhiệt, nước rất hữu dụng, nhưng khi cơ thể có phản ứng hàn, uống nhiều nước ngược lại sẽ khiến bệnh nặng hơn. Ngoài ra khi cơ thể không cần mà uống quá nhiều nước sẽ gây hại cho thận, khiến thận hoạt động rất nặng nề.

3. Bột ngũ cốc: Ăn nhiều gây bệnh tiểu đường

Sở dĩ ngũ cốc tốt cho sức khỏe một phần là ngũ cốc chứa hàm lượng chất xơ phong phú, giúp thúc đẩy nhu động ruột; mặt khác, cũng rất giàu carbohydrate.

Nhưng sau khi nghiền thành bột, ngũ cốc sẽ bị mất chất xơ, chỉ còn lại tinh bột và đường.

Vì vậy thường xuyên ăn bột ngũ cốc sẽ làm tăng đường huyết nhanh hơn, không có lợi cho sức khỏe. Nhưng có rất nhiều nhà sản xuất quảng cáo rằng ngũ cốc xay thành bột dễ ăn hơn, có thể thay thế bữa ăn, vì thế nên rất nhiều người tiêu dùng yêu thích, thậm chí là giới thiệu cho mọi người xung quanh. Dù có bị bệnh tiểu đường hay không thì cũng khuyên bạn không nên ăn nhiều loại bột ngũ cốc này.

Không nên ăn nhiều bột ngũ cốc. (Ảnh: Shutterstock)

4. Bổ sung vitamin bừa bãi: Gây sỏi thận

Vitamin có rất nhiều loại với những công dụng khác nhau, không chỉ có tác dụng điều trị những căn bệnh do thiếu vitamin, mà còn có tác dụng hỗ trợ chữa những loại bệnh khác.

(Ảnh: Shutterstock)

Tuy nhiên, có một số người đã phóng đại tác dụng của vitamin, xem chúng là loại “dược phẩm vạn năng”, điều này là đang lừa bạn đấy! Dù đối với con người hay động vật, thứ gì cũng nên có chừng mực, bổ sung quá nhiều vitamin sẽ chỉ gây nặng nề cho cơ thể, có thể dẫn đến sỏi thận.

5. Ăn ngay cho nóng: Nguy cơ gây ung thư thực quản

“Nóng lòng sẽ không ăn được đậu hũ nóng”, thế nhưng vẫn có rất nhiều người nghĩ rằng nên ăn ngay nhân lúc thức ăn còn nóng.

Ăn ngay – miệng thì được thỏa mãn rồi đấy, nhưng hệ tiêu hóa thì phải chịu đựng quá nặng. Nhiều người ăn nóng, uống sôi, nhưng lại không nghĩ rằng thực phẩm quá nóng sẽ gây tổn thương cho thực quản. Từ khi nuốt vào thực quản đến khi vào dạ dày, quá trình này mất khoảng 9 giây.

Nếu nuốt thực phẩm nóng hơn 65℃ có nghĩa là mỗi lần nuốt xuống, thực quản của chúng ta sẽ phải trải qua cơn ác mộng bị phỏng trong vòng 9 giây.

Vì vậy, thực phẩm quả nóng sẽ gây tổn thương cho niêm mạc thực quản, lâu dần có thể gây ung thư thực quản. Các chuyên gia nhắc nhở rằng thực quản của con người rất mềm, chỉ có thể chịu được nhiệt độ trong khoảng 50℃-60℃, nếu quá nóng, niêm mạc thực quản sẽ bị phỏng.

Ăn thức ăn nóng hơn 65℃ có nghĩa là mỗi lần nuốt xuống, thực quản của chúng ta phải trải qua cơn ác mộng bị phỏng trong vòng 9 giây. (Ảnh: Shutterstock)

Hy vọng mọi người đều sẽ nắm bắt được những thường thức đúng đắn trong cuộc sống để không gây hại cho bản thân và người khác.

Minh Ngọc

Xem thêm:

Minh Ngọc

Published by
Minh Ngọc

Recent Posts

Đề xuất đưa vàng mã, túi nilon vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…

2 giờ ago

Giám đốc Sở KH&CN Quảng Ngãi bị kỷ luật khiển trách

Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…

3 giờ ago

Tổng thống Biden: Trát ICC đòi bắt Netanyahu là “thái quá”

Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…

4 giờ ago

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

5 giờ ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

6 giờ ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

6 giờ ago