6 quy tắc ăn uống mà người bị bệnh tiểu đường cần biết
- Thanh Xuân
- •
Như chúng ta đã biết, điều chỉnh chế độ ăn uống có tác dụng vô cùng quan trọng với việc điều trị bệnh đái tháo đường, ngăn ngừa và làm chậm quá trình phát bệnh. Có thể nói, nếu không khống chế tốt chế độ ăn uống, việc sử dụng các phương pháp điều trị bằng thuốc sau đó cũng không đạt hiệu quả cao.
Nhưng việc mỗi ngày ăn như thế nào, ăn những gì, ăn bao nhiêu, hầu hết các bệnh nhân đều không nắm rõ. Nếu dựa trên tổng số calo cần thiết để tính toán ra số lượng thực phẩm cần tiêu thụ thì quá phức tạp, bệnh nhân sẽ thấy khó hiểu và khó nhớ.
Phương pháp kiểm soát chế độ ăn uống với bệnh nhân tiểu đường
1. Cân bằng chế độ ăn uống, đa dạng hóa bữa ăn
Cân bằng chế độ ăn uống chính là chỉ 1 bữa ăn hợp lý và khoa học, như vậy không những có thể cung cấp cho cơ thể đủ calo và các chất dinh dưỡng mà còn tạo nên sự cân bằng giữa nhu cầu của con người và lượng calo được cung cấp, phương pháp này thích hợp cho mọi độ tuổi, giới tính, trạng thái tâm lý và các trường hợp đặc biệt khác, đó là cơ sở của chế độ ăn uống cho bệnh nhân tiểu đường.
Ngũ cốc
Ngũ cốc bao gồm ngũ cốc thô và ngũ cốc đã qua chế biến, các loại carbohydrate tổng hợp có trong mì, bánh bao, bột ngô, gạo, là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho cơ thể; 1 gram carbohydrate có thể cung cấp tới 4 kcal năng lượng, lượng carbohydrate được hấp thụ mỗi ngày chiếm với 50 – 60% tổng năng lượng. Lượng ngũ cốc hấp thụ mỗi ngày tương đương với khoảng 2 nắm tay.
Cá, thịt, trứng và các sản phẩm làm từ đậu nành
Protein có thể cải thiện được tình trạng dinh dưỡng của người bệnh. 1gram protein có thể cung cấp 4 kcal năng lượng, lượng protein hấp thụ mỗi ngày chiếm 14 – 20 % tổng năng lượng hấp thụ. Lượng protein hàng ngày mà 1 người hấp thụ vào khoảng 1gr protein trên 1kg khối lượng cơ thể. 1 người nặng 50kg, mỗi ngày lượng protein cần thiết khoảng khoảng 50gr từ thịt cá, trứng, sản phẩm từ đậu nành các loại, như vậy là đủ.
Chất béo
Năng lượng từ dầu và chất béo rất cao, hấp thụ 1 lượng nhỏ chất béo cũng có thể tạo ra việc dư thừa calo, do đó cần phải hạn chế việc hấp thụ quá mức. 1gr chất béo có thể cung cấp 9 kcal calo, lượng chất béo hấp thụ chiếm khoảng 25 – 30% tổng lượng calo trong cơ thể. Lượng dầu và chất béo chúng ta hấp thụ mỗi ngày không chỉ có trong dầu ăn, mà còn có trong thịt, trứng, sữa các loại, thậm chí có trong các loại hạt. Vì vậy, khi nấu ăn không cần cho thêm quá nhiều dầu, lượng dầu tương ứng với phần đầu ngón tay cái là đủ, nếu là các loại sữa ít béo mỗi lần cũng không nên uống quá 250 ml.
Các loại rau củ
Mỗi ngày cung cấp khoảng 500 – 1000 gr rau xanh, về cơ bản đã cung cấp đủ nhu cầu cần thiết. Đương nhiên những loại rau này đều là những loại rau có lượng carbohydrate thấp, ví dụ như đậu xanh, đậu nành, bắp cải, cải trắng,… Cần chú ý các loại rau củ như khoai lang, khoai tây, củ sen và 1 số loại rau thân rễ không được xếp vào nhóm này vì có chứa hàm lượng tinh bột cao, mà phải xếp vào nhóm thực phẩm chủ yếu, nếu ăn những loại thực phẩm này thì nên cắt giảm calo tương ứng từ các loại ngũ cốc khác.
Các nhóm thực phẩm chủ yếu, phối hợp giữa ngũ cốc thô và ngũ cốc qua xử lý; có bữa phụ, bữa ăn kết hợp nhiều chất khác nhau, mỗi ngày, mỗi bữa đều làm như vậy; không kén chọn đồ ăn, cũng không nên chỉ ăn 1 món.
2. Hạn chế các chất béo, cung cấp vừa đủ lượng protein
Chất béo là nguyên liệu tạo nên các món ăn ngon, nhưng điều đó dễ khiến cho lượng mỡ trong cơ thể bị dư thừa.
Bởi vì, các chất béo sẽ sản sinh ra nhiều calo, do đó việc hấp thụ quá nhiều thức ăn giàu chất béo sẽ tạo ra lượng calo thừa, có thể dẫn tới việc tăng cân, còn làm giảm hoạt động của insulin trong cơ thể, khiến cho lượng đường trong máu tăng cao. Ngược lại, giảm lượng chất béo sẽ giảm mắc các bệnh có liên quan tới tim mạch và mạch máu não.
3. Ăn nhiều chất xơ
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, chế độ ăn nhiều chất xơ có thể làm tăng khả năng làm việc của đường ruột, hấp thụ nước, có lợi cho quá trình bài tiết, điều trị bệnh táo bón. Tăng bài tiết acid mật trong phân và làm giảm lượng cholesterol trong máu, làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn trong đường ruột, có thể khống chế lượng đường tăng cao sau khi dùng bữa, cải thiện lượng glucose hấp thụ, đặc biệt là các chất xơ hòa tan hiệu quả tương đối cao. Lượng chất xơ cần thiết mỗi ngày được khuyến nghị vào khoảng 20 – 35 gram
4. Giảm hấp thụ lượng muối
Cơ thể con người không thể thiếu muối, nếu không sẽ dẫn tới tình trạng mệt mỏi, đau đầu, biếng ăn, thậm chí là hôn mê. Nhưng nếu hàm lượng muối trong cơ thể quá nhiều sẽ rất có hại, như: dẫn tới cao huyết áp hoặc bị kháng thuốc (các loại thuốc trị bệnh cao huyết áp), bị phù nề, thậm chí sẽ bị suy tim, thận. Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo , lượng muối 1 người bình thường cần cho 1 ngày là khoảng 6 – 8 gram. Mà theo thống kê năm 2002, lượng muối tiêu thụ bình quân 1 ngày tính trên đầu người là từ 12 – 18 gram.
5. Tuân thủ nguyên tắc ăn nhiều bữa nhỏ, quy định về thời gian, số lượng, số bữa.
Hầu hết tuyến thận của các bệnh nhân bị bệnh tiểu đường loại 2 vẫn còn những chức năng nhất định, nhưng sau khi ăn xong, lượng đường trong máu tăng cao, khó kiểm soát, vì vậy thời gian và số lượng các bữa ăn là rất quan trọng; ngược lại, ăn uống không có quy luật sẽ khiến cho bệnh tiểu đường trở nên trầm trọng hơn. Thời gian ăn uống và số lượng bữa ăn có mối quan hệ mật thiết với việc điều trị bệnh tiểu đường.
Nếu là 1 bệnh nhân chưa sử dụng qua bất kỳ loại thuốc nào, chỉ đơn giản muốn điều trị bệnh bằng phương pháp ăn uống, để giảm nhẹ gánh nặng của tuyến tụy sau mỗi bữa ăn, nên phân chia lượng đường tiêu thụ hàng ngày 1 cách đồng đều, 1 ngày 3 bữa hoặc nhiều hơn, ăn đúng giờ và đúng số lượng.
6. Uống nhiều nước, cân nhắc trong việc chọn lựa trái cây
Nước là nguồn mạch của sự sống, hầu hết các chất dinh dưỡng đều phải hòa tan trong nước mới có thể hấp thụ và có tác dụng. Người mắc bệnh tiểu đường cần uống nhiều nước bởi vì lượng đường trong máu cao, buộc cơ thể phải tăng lượng nước tiểu để đẩy bớt lượng đường ra ngoài, nhưng nếu lượng nước tiểu nhiều, sẽ dẫn tới tình trạng cơ thể bị mất nước, không thể không uống thêm nước. Thực ra, đây chính là 1 cách tự bảo vệ của cơ thể. Cố ý uống ít nước, sẽ khiến nồng độ đường huyết trong máu cao, làm cho lượng đường và các chất thải nitơ không thể thải ra gây nên hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, với các bệnh nhân bị rối loạn chức năng tim, thận hoặc bị phù nề nên thận trọng, uống nước dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Rau củ và trái cây có hàm lượng chất xơ và vitamin C phong phú; lượng đường trong rau củ thấp hơn trong trái cây, nhưng các vitamin trong rau củ rất dễ bị phân hủy, còn vitamin trong trái cây có thể giữ được lâu hơn. Có thể cân nhắc lựa chọn 1 số trái cây, khoảng 200 gram trái cây là đã đủ cho 1 ngày. Đương nhiên, lượng trái cây được nhắc tới ở đây chính là các loại trái cây có lượng đường thấp như: táo, đào, lê, anh đào, mận, cam, quýt, thanh long,….
Thanh Xuân
Xem thêm:
Từ khóa bệnh tiểu đường chế độ dinh dưỡng