Làm cha mẹ, một trong những điều khó khăn nhất chính là giáo dục con trẻ. Phụ huynh luôn lo lắng xem liệu cách mình dạy con liệu có đúng đắn hay không, hoặc rốt cuộc có thể hướng cho con đi đúng đường hay không. Nếu đang lo lắng về việc nuôi dạy con trẻ, hãy cùng đọc 6 câu chuyện dưới đây, nhất định bạn sẽ học được một vài điều trong số đó.
Một ngày nọ con trai 2 tuổi của tôi bất cẩn đụng đầu vào góc bàn bị sưng rồi òa khóc. Một phút sau, tôi bước đến chỗ cái bàn lớn tiếng hỏi: “Cái bàn này, ai đụng vào làm bàn bị đau vậy? Khóc đáng thương như thế?” Con trai tôi ngừng khóc và nhìn tôi bằng đôi mắt ngập nước.
Tôi xoa xoa cái bàn rồi hỏi con: “Ai đã đụng làm cho cái bàn bị đau?”
Con trai tôi đáp: “Bố ơi là con đụng phải ạ.”
Rồi tôi nói: “Ồ, là con đụng à, vậy còn không mau xin lỗi cái bàn đi.”
Con trai mắt còn ươn ướt cúi đầu và nói với cái bàn: “Xin lỗi.”
Từ đó về sau, con tôi đã học được cách chịu trách nhiệm.
Con trai 3 tuổi của tôi đột nhiên khóc chẳng vì lý do gì cả, tôi hỏi: “Sao vậy, con khó chịu ở đâu à?”
Con trai nói: “Không ạ.”
Tôi lại hỏi: “Vậy thì tại sao con khóc?”
Con trai nhõng nhẽo nói: “Con muốn khóc!”
Rồi tôi nói với con: “Được thôi, con muốn khóc bố mẹ không có ý kiến gì, nhưng con khóc ở đây làm phiền bố mẹ nói chuyện, bố sẽ tìm một chỗ để con khóc thoải mái một mình, khóc xong rồi thì gọi bố mẹ.”
Nói xong, tôi đưa con trai vào phòng tắm rồi nói: “Con khóc xong thì gõ cửa nhé.”
Hai phút sau, con trai gõ cửa nói: “Bố ơi, con khóc xong rồi ạ.”
Tôi đáp: “Được, chắc chắn là khóc xong rồi chứ? Khóc xong rồi thì đi ra đây.”
Từ đó cho đến nay, con trai tôi đã 18 tuổi, và cháu không hề giận cá chém thớt như nhiều đứa trẻ khác.
Chiều tối tôi dắt con trai 5 tuổi đi dạo thì tình cờ đi ngang qua một con suối nhỏ, tuy nước rất trong có thể nhìn thấy đáy, nhưng nước chảy xiết. Con trai ngẩng đầu nhìn tôi nói: “Bố ơi, con muốn nhảy xuống dưới đó bơi.”
Tôi ngây ra một lúc rồi nói: “Được thôi, bố bơi cùng con. Nhưng chúng ta về nhà thay đồ trước đã.”
Về đến nhà, thay quần áo xong, con trai tỏ ra khó hiểu khi thấy tôi đặt một chậu nước trước mặt. Tôi nói với con: “Con trai, xuống nước bơi thì phải hụp mặt dưới nước, con có biết không?” Con trai gật đầu.
Rồi tôi nói tiếp: “Vậy bây giờ chúng ta luyện tập trước đi xem thử con có thể giữ được bao lâu.” Tôi nhìn đồng hồ.
Con trai cười nói: “Dạ.” rồi hụp mặt vào nước, nhưng chỉ 10 giây sau: “Phì phì, con bị sặc nước rồi, khó chịu quá.”
Tôi nói: “Vậy à? Vậy khi nhảy xuống suối có khi còn khó chịu hơn đấy.” Con trai do dự nói: “Vậy chúng ta đừng xuống suối bơi nữa bố nhé.”
Nghe đến đây, tôi nói: “Được thôi, con không muốn thì chúng ta không đi nữa.”
Từ đó về sau, con tôi đã học được cách thận trọng, không mạo hiểm, suy nghĩ kỹ trước khi hành động.
Con trai tôi lúc 8 tuổi rất nghịch ngợm, ở trường con đánh nhau với bạn. Trên người con đầy vết thương, về đến nhà là khóc không ngừng. Tôi hỏi: “Con có cảm thấy ấm ức không?”
Con trai khóc nói: “Có ạ!” Sau đó lại tiếp tục khóc.
Tôi lại hỏi: “Con có tức giận không?”
Con tôi khóc càng to, ánh mắt như thể nhìn thấy kẻ thù không đội trời chung đáp: “Tức giận ạ!”
Rồi tôi lại hỏi: “Con định làm thế nào? Có cần bố làm gì cho con không?”
Con trai nói: “Bố ơi, con muốn tìm một viên gạch để ngày mai đập nó từ phía sau!”
Tôi nói: “Được thôi, ngày mai bố sẽ chuẩn bị gạch cho con, còn cần gì nữa không?”
Con trai lại nói: “Bố ơi, bố chuẩn bị giúp con một con dao, ngày mai con sẽ đâm nó.”
Tôi nói: “Được! Cách này càng dễ xả giận hơn đấy, bố sẽ chuẩn bị ngay.” Sau đó tôi đi lên lầu.
Vì được bố hiểu và ủng hộ nên cảm xúc của con đã bình tĩnh lại. Khoảng 20 phút sau, tôi bê một đống quần áo và chăn xuống rồi hỏi con: “Con trai, con quyết định chưa? Dùng gạch hay dao?”
Con trai tôi khó hiểu hỏi: “Nhưng mà bố ơi, bố bê nhiều quần áo, chăn màn như vậy để làm gì ạ?”
Tôi trả lời con: “ Con trai à, thế này nhé, nếu con con đập bạn bằng gạch, thì cảnh sát sẽ đưa chúng ta đi, có thể chỉ phải ở trong tù khoảng 1 tháng thôi, chúng ta mang theo vài bộ quần áo là được. Nếu con đâm bạn bằng dao thì chúng ta phải ở trong tù ít nhất 3 năm, nên chúng ta phải mang nhiều quần áo và chăn màn, một năm bốn mùa đều phải mang cho đủ.”
Tôi hỏi tiếp: “Vậy thì con quyết định chưa? Dù quyết định thế nào bố cũng sẽ ủng hộ con!”
Con trai tôi kinh ngạc hỏi: “Thật sự sẽ phải ngồi tù ạ?” Bởi vì con không biết rằng việc đánh người là không đúng.
Tôi nghiêm túc nói: “Đúng thế, luật pháp quy định như vậy!”
Lúc này con trai tôi do dự nói: “Bố ơi, vậy chúng ta đừng đánh bạn ấy nữa nhé?”
Tôi thử hỏi tiếp: “Con trai, chẳng phải là con rất tức giận sao?”
Con đỏ mặt nói: “Bố ơi, con đã hết tức giận rồi, thật ra con cũng sai ạ.”
Cuối cùng tôi nói với con: “Được rồi, dù có ra sao bố đều ủng hộ con!”
Từ đó về sau, con tôi đã học được cách lựa chọn và cái giá phải trả.
Năm 10 tuổi, con tôi mê chơi game, dù mẹ có nói thế nào cũng không nghe, thế nên tôi chỉ vào máy tính và hỏi con: “Con trai, nghe nói ngày nào con cũng chơi cái này hả?”
Con trai cúi đầu thừa nhận: “Dạ.”
Tôi hỏi tiếp: “Mỗi lần chơi xong con có cảm nhận gì?”
Con đáp: “Mơ màng, trống rỗng, tự trách, xem thường bản thân…”
Tôi lại hỏi: “Vậy tại sao con còn tiếp tục chơi vậy? Có phải là tự con không thể kiên trì được không?”
Con trai tôi bất lực nói: “Vâng ạ thưa bố.”
Tôi mang máy tính đến, đưa cho con một cái búa và nói: “Được rồi! Bố giúp con! Con trai, đập nó đi!”
Con trai kinh ngạc hét lên: “Bố ơi!?”
Tôi nói với con: “Đập nó rồi, bố có thể không có máy tính, nhưng bố không thể không có con!”
Cuối cùng con tôi khóc và tự tay đập máy tính.
Kể từ khi đó, con trai đã biết thế nào là nguyên tắc.
Con trai tôi năm 15 tuổi điểm số rất xuất sắc, thi được vào trường cấp 3 danh tiếng. Một ngày nọ, có các cô các dì đến nhà chơi nói với mẹ tôi phải tặng quà và tiền cho cô giáo. Con trai tôi biết được nên hỏi: “Bà nội ơi, cháu nghe nói bà muốn đưa tiền cho cô giáo của cháu ạ?”
Bà nội đáp: “Đúng vậy! Nghe nói như vậy giáo viên sẽ quan tâm đến cháu.”
Con trai tôi nói: “Cháu chưa từng nghe nói giáo viên sẽ quan tâm đến cháu vì việc này.”
Bà nội vẫn không từ bỏ: “Ôi dào, cháu còn nhỏ nên không hiểu, bố mẹ cháu không ở nhà, bà nội sẽ quyết định.”
Con trai vẫn kiên quyết hỏi: “Bà nội ơi, bà thật sự sẽ đưa tiền cho cô giáo ạ?”
Bà nội trả lời: “Đương nhiên là thật rồi, bà chuẩn bị rồi, ngày mai bà sẽ tự mình đi đưa.”
Lúc này con trai tôi nặng lời: “Bà nội, nếu ngày mai bà đi thật thì cháu sẽ không đi học nữa, bà làm như vậy là một sự sỉ nhục đối với giáo viên của chúng cháu, thầy sẽ không nhận đâu ạ! Đến khi đó sẽ chỉ khiến cháu mất mặt với bạn bè thôi ạ.”
Bà nội hơi tức giận nói: “Thằng bé này sao lại không nghe lời, bà làm vậy là tốt cho cháu, sợ cháu chịu thiệt thòi!”
Con tôi dịu giọng nói: “Bà nội ơi, cháu biết là bà thương cháu. Nhưng bà phải tin tưởng cháu, tin cháu nội của bà có thực lực, không tặng quà giáo viên vẫn sẽ thích cháu ạ.”
Cuối cùng, mẹ tôi bị cháu chọc cho vui lên và quyết định không tặng quà giáo viên nữa. Về sau, mỗi khi nói đến chuyện này, tôi lại thầm khen ngợi con.
Quân tử phải quang minh lỗi lạc! Những người bố người mẹ biết dạy con bằng lời nói và hành động còn hơn cả một giáo viên giỏi!
Thanh Trúc
Xem thêm:
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…