Những nỗi sợ hãi kỳ lạ thường xuất hiện khi chúng ta gặp phải trải nghiệm tồi tệ trong quá khứ. Hầu hết người mắc phải các hội chứng này không thể tự chữa trị mà phải nhờ đến các chuyên gia tâm lý.
Chứng sợ lỗ là một nỗi sợ hãi hay ghê tởm một chùm lỗ nằm sát nhau. Ví dụ như đài sen hoặc thân quả dâu tây có thể gây ra cảm giác khó chịu ở những người có nỗi ám ảnh này. Những người mắc chứng sợ lỗ sẽ cảm thấy nôn nao khi nhìn các hình ảnh này.
(Ảnh: Flickr)
Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ cho rằng chứng sợ lỗ chưa đủ tiêu chuẩn để coi là bệnh. Theo các nhà nghiên cứu, nguyên nhân của chứng bệnh này là do não bộ bị quá tải. Hình ảnh nhiều lỗ có cấu trúc phức tạp khiến phần não chịu trách nhiệm phân tích thông tin thị giác gặp khó khăn. Để xử lý được thông tin, não cần có nhiều oxy hơn nhưng như vậy sẽ khiến não bộ bị quá tải. Vì thế, cơ thể phản ứng lại với triệu chứng buồn nôn, chóng mặt để chúng ta không nhìn nữa.
Hội chứng sợ râu thường xảy ra với những cậu bé ở tuổi dậy thì. Người mắc hội chứng này thường không dám nhìn, sờ vào râu của mình hoặc của người khác. Ở một số nền văn hóa, nhiều nhà lãnh đạo chính trị không có cái nhìn thiện cảm với râu và cho rằng những người để râu trông rất khả nghi. Râu cũng có liên quan đến tôn giáo, bởi có tôn giáo yêu cầu cạo râu trong khi lại có những tôn giáo cấm cạo râu. Chính vì vậy càng khiến cho nhiều người mắc hội chứng sợ râu kỳ lạ này.
Nỗi sợ hãi gương hay catoptrophobia là một nỗi ám ảnh cụ thể thuộc về nhóm rối loạn lo âu, bởi vì triệu chứng đặc trưng của nó là sự khó chịu và lo lắng lớn mà những người mắc chứng ám ảnh phải chịu đựng. Đôi khi, catoptrophobia có thể bị nhầm lẫn với spectrophobia – đó là nỗi sợ về sự tồn tại hoặc xuất hiện của bóng ma. Bởi vì những người mắc chứng rối loạn ám ảnh này sợ nhìn thấy hình ảnh phản chiếu của chính mình trong gương, họ nghĩ rằng hình ảnh đó có thể thoát ra nhưng một thực thể mới.
Nguyên nhân của chứng sợ gương kỳ lạ này có thể do bạn luôn nhận được những lời chỉ trích về diện mạo của mình, điều đó khiến bạn bị áp lực và sợ hãi khi nhìn thấy bản thân trong gương. Cũng có thể do lúc nhỏ bạn bị hù dọa bởi những bộ phim kinh dị lấy cảm hứng từ gương. Khi mắc phải chứng sợ kỳ lạ này, bạn cứ nhìn thấy gương là sẽ bị buồn nôn, chóng mặt, sợ hãi, chạy trốn hoặc nấp ở đâu đó trong trạng thái run sợ, hoảng hốt.
Gương là vật dụng sử dụng trong đời sống hàng ngày, những người mắc hội chứng sợ này phải chịu áp lực tâm lý rất nặng nề. Họ thậm chí còn hoảng sợ khi nhìn thấy các bề mặt có sự phản chiếu hình ảnh.
Hội chứng sợ yêu có tên tiếng anh là Philophobia được phân loại trong nhóm P thuộc 1 trong 23 nhóm các ám ảnh sợ phổ biến của con người. Hội chứng sợ yêu có liên hệ mật thiết với những trải nghiệm khủng hoảng tinh thần về tình yêu và những mối quan hệ trong quá khứ.
Trong nhiều nền văn hóa tín ngưỡng, chuyện yêu đương được xem như một trọng tội. Các tín đồ sợ hãi phải gánh chịu hình phạt tàn bạo nên không dám yêu người khác. Những người mắc hội chứng Philophobia có biểu hiện lo sợ trước tình yêu, luôn kìm nén cảm xúc, tự cô lập bản thân, không dự đám cưới, lảng tránh kết hôn. Có một số người còn nôn nao, chóng mặt, cảm thấy áp lực, run rẩy, ngất xỉu khi bàn đến chuyện tình yêu. Họ sợ cãi nhau, sợ bị lừa dối, sợ mất thời gian, sợ tổn thương, sợ chia tay…
Hội chứng sợ sạch sẽ có tên khoa học là Ablutophobia, đó là nỗi sợ hãi liên tục, bất thường về việc sợ tắm táp, rửa tay, giặt giũ, gội đầu… Hội chứng sợ sạch sẽ có xu hướng xảy ra nhiều ở trẻ em và phụ nữ hơn ở đàn ông. Những người mắc chứng này sẽ tìm mọi cách để né tránh các hoạt động làm sạch.
Các nhà khoa học nói rằng trong thế kỷ 16, hầu như tất cả những người Anh, Pháp và các nước châu Âu khác đều có triệu chứng của hội chứng sợ sạch sẽ. Trong bộ phim “Psycho” năm 1960 có một cảnh tắm vòi sen mang tính biểu tượng: Một trong những nhân vật nữ bị đâm trong phòng tắm. Mặc dù nhân vật không mắc hội chứng sợ sạch sẽ, bộ phim đã giúp khán giả hiểu ra rằng đôi khi con người sẽ mắc phải một chứng sợ hãi bất thường nếu họ từng phải trải qua những ám ảnh đau thương hoặc chấn thương tâm lý liên quan đến hội chứng đó.
Hội chứng “sợ xấu” hay mặc cảm ngoại hình có tên tiếng anh là Body Dysmorphic Disorder – BDD là một trạng thái tâm lý tiêu cực, người mắc chứng sợ này luôn tự tìm ra khuyết điểm trong ngoại hình của mình. Theo thống kê của WHO thì trên thế giới có khoảng 1.5-2.5% dân số thế giới mắc hội chứng “sợ xấu” cả nam và nữ. Tại Mỹ con số này nằm trong khoảng 1,5% và tại Anh là khoảng 1%.
BDD làm suy giảm chức năng xã hội, gây ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc của người bệnh. Những người mắc hội chứng này luôn né tránh nơi đông đúc, các sự kiện xã hội, thậm chí còn tự cô lập bản thân với cả gia đình và bạn bè do lo sợ người khác sẽ nhìn thấy những khuyết điểm trên hình thể của họ.
Hội chứng sợ số 13 liên quan đến câu chuyện về kẻ phản bội Judas, nhân vật thứ 13 trong buổi Tiệc Ly của chúa Jesus. Sau này thế giới còn phải đón nhận hàng loạt sự kiện xui xẻo liên quan đến số 13 khiến người ta càng bị ám ảnh. Nỗi sợ hãi vô hình đối với con số 13 phát triển đến đỉnh điểm vào giữa thế kỷ XIX. Nhưng theo cách nhìn của giáo hội và các nhà tâm lý thì hội chứng này xuất phát từ chính những nỗi sợ hãi và định kiến sai lầm. Với nhiều nhà toán học, 13 chỉ đơn giản là con số đứng sau số 12. Con số 12 đại diện cho sự hài hòa và trọn vẹn. Mỗi năm có 12 tháng, có 12 ký tự trong cung hoàng đạo, ngày và đêm đều kéo dài trong 12 giờ. Con số 13 đứng sau số 12 lại phá đi sự hòa hợp và trật tự đó như thể bắt đầu chu trình khác.
Thứ Sáu ngày 13 được coi là ngày không may mắn trong một số nền văn hóa phương Tây. Tại Romania, Hy Lạp và một số khu vực của Tây Ban Nha, Mỹ Latin, thứ Ba ngày 13 cũng bị coi là không may mắn.
Bị đánh giá tiêu cực giống như số 13, nhiều người cho rằng số 666 là con số của quỷ dữ. Theo cuốn sách chuyên tiết lộ những điều bí ẩn Khải Huyền, số 7 là biểu tượng sự hoàn hảo, vì thế, 7-1 = 6 là biểu tượng của sự không hoàn hảo và thất bại. Do vậy, nhiều người không muốn đặt số nhà là 666 hoặc thậm chí họ không muốn sinh con vào ngày 6/6/06.
Ở Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, nhiều nước Đông Á và một số khu vực Đông Nam Á khác tránh số 4 vì cách phát âm giống chữ “chết” (tử).
Ở Ý, 17 được cho là con số không may mắn. Bởi trong chữ số La Mã, 17 được viết là XVII, sắp xếp lại là VIXI, trong tiếng Latin nghĩa là “Tôi đã sống”, nhưng có thể là một chuyển ngữ cho “Tôi đã chết”.
Minh Minh
Xem thêm:
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…