Trong cuộc sống, chúng ta rất dễ bị căng thẳng: công việc áp lực, mâu thuẫn trong các mối quan hệ,… Hệ lụy là sức khỏe của chúng ta bị ảnh hưởng không nhỏ và dẫn đến nguy cơ bệnh tật, như tăng huyết áp, nguy cơ tim mạch, béo phì, mất ngủ, đau đầu, giảm trí nhớ,… Làm thế nào để loại bỏ căng thẳng?
Nhiều người thường tìm đến các nhà tâm lý học, các chuyên gia này sẽ có những lời khuyên và giải pháp hữu ích để chúng ta giải quyết các vấn đề tâm lý phức tạp, vượt qua nỗi sợ hãi và phân loại cảm xúc để chúng ta có thể điềm tĩnh và khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, đôi khi chính bản thân các chuyên gia cũng bị căng thẳng, họ sẽ vượt qua tình trạng đó bằng cách nào?
Dưới đây là 8 bí quyết hữu hiệu mà bản thân các chuyên gia tâm lý áp dụng để giúp giảm thiểu và đánh bại sự căng thẳng:
John Duffy, một chuyên gia tâm lý học lâm sàng và là tác giả của một cuốn sách về cuộc sống của thanh thiếu niên, cho biết: “Để giảm căng thẳng, tôi thường viết ra mọi suy nghĩ, tình huống, mối quan hệ với mọi người, các ý tưởng viết bài. Tôi ghi ra và sắp xếp tất cả mọi thứ trong tâm trí tôi. Quá trình này thực sự hữu ích vì nó giúp chúng ta quên đi những vấn đề tồn tại, đầu óc chúng ta trở nên thoáng đãng và thông tỏ hơn, căng thẳng giảm xuống. Sau đó, tôi có thể xem xét mọi thứ từ một góc độ khác.“
Đây là cách mà nhà tâm lý trị liệu, nhà văn, và giáo viên Jeffrey Sumber sử dụng để đối phó với sự căng thẳng:
“Khi tôi cảm thấy chán nản, tôi thích ăn. Nhưng nó phải là thức ăn tốt cho sức khỏe hoặc một món ăn mà tôi chưa bao giờ từng làm trước đây. Tôi đã dành nhiều thời gian đi mua sắm, lựa chọn kỹ lưỡng các nguyên liệu cần thiết. Sau đó, tôi chế biến chúng cẩn thận, chuẩn bị nước sốt, và từ từ thưởng thức. Tôi hay đăng các món ăn đó lên Facebook và khiến bạn bè của tôi phải xuýt xoa!“
Chuyên gia tâm lý trị liệu người Hoa Kỳ Kevin Chapman đã sử dụng biện pháp thư giãn cơ bắp đã được phát triển từ năm 1920.
Nguyên tắc đơn giản là sau bất kỳ hoạt động làm căng thẳng cường độ cao nào, thì tiếp sau đó sẽ là sự thư giãn của cơ thể. Điều đó có nghĩa là bạn hãy tập căng cơ trong 10 giây và sau đó tận hưởng cảm giác thư giãn trong 20 giây tiếp sau. Có tổng cộng hơn 200 bài tập cho tất cả các nhóm cơ. Cần chú ý đến tất cả các nhóm cơ để có hiệu quả tối đa.
Nhà tâm lý học Susan Krauss Whitbourne không chống lại sự căng thẳng. Cô có một câu “thần chú” đặc biệt thường liên tục niệm khi bản thân rơi vào tình trạng căng thẳng. Cô nói: “Tôi không thể lựa chọn tình huống sẽ xảy đến với mình, nhưng tôi có thể thay đổi phản ứng của tôi khi đối diện với tình huống đó.”
Một phản ứng tích cực trong tình huống tiêu cực giúp tránh căng thẳng và thậm chí là đem đến thêm kinh nghiệm nếu bạn coi nó như một thách thức. Đồng thời, bạn cũng có thể rút ra được bài học từ những sai lầm của mình.
Nhà tâm lý học Martin Seligman đề xuất một biện pháp dễ dàng và phổ biến giúp bạn loại bỏ sự căng thẳng đó là hãy vỗ tay và hét to lên: “Dừng lại! Tôi sẽ suy nghĩ về nó sau!” Bạn cũng có thể đeo một chiếc vòng tay và cầm rồi vê nó khi bạn thấy mình đang bắt đầu suy nghĩ về điều gì đó bất lợi cho bạn tại thời điểm đó. Sử dụng các thủ thuật như vậy để tạm dừng luồng suy nghĩ tiêu cực và trì hoãn vấn đề trong một khoảng thời gian. Sau đó, cố gắng hướng sự chú ý của bạn đến những thứ thật sự hấp dẫn hoặc là tập thể dục thể thao.
Nhà tâm lý trị liệu Amy Przeworski khuyên bạn nên dành một khoảng thời gian để làm bất cứ điều gì mà bạn yêu thích như đọc sách, vẽ, nấu ăn hay tập thể dục, hay bất cứ điều gì khiến bạn cảm thấy vui vẻ. Lúc này, không công việc, không trách nhiệm, không có tư tưởng tiêu cực, không điều gì làm cho bạn cảm thấy thất vọng.
Toni Bernhard gợi ý một biện pháp khác thường nhưng có hiệu quả đặc biệt dựa trên cơ sở sinh lý học.
Đó là dùng ngón tay trỏ lướt nhẹ qua lại lên môi. Cách này sẽ tác động đến hệ thống dây thần kinh nằm trên bề mặt của môi và kích thích hệ thần kinh giao cảm và giúp bạn trở nên điềm tĩnh hơn.
Tất nhiên còn có những biện pháp cổ điển giúp loại bỏ sự căng thẳng.
Ví dụ, Deborah Serani, nhà tâm lý học trị liệu và là tác giả của cuốn sách “Living With Depression” (tạm dịch: Sống chung với trầm cảm), khuyên bạn hãy cố gắng đáp ứng mọi nhu cầu của cơ thể: “Tôi sử dụng mọi thứ mà có thể khiến tôi thư thái. Ví dụ, tôi thích ngồi trong xe của mình và nghe nhạc jazz trên radio, vẽ, hay ngâm mình thư giãn trong bồn nước nóng, hoặc thưởng thức một tách trà ngon.”
Nhà trị liệu Joyce Marter sử dụng một biện pháp phổ biến: để gạt bỏ đi những suy nghĩ [tiêu cực], bạn phải làm điều gì đó hữu ích. Ví dụ như: rời khỏi nơi làm việc, rửa chén bát, dọn dẹp nhà cửa,… Mục đích là để chuyển hướng sự chú ý của bạn và giúp bạn quên đi những gì đang khiến bạn căng thẳng.
Nhà tâm lý học Susan Newman nghĩ rằng ‘liều thuốc” chống trầm cảm tuyệt vời nhất chính là bạn bè. Và bác sĩ Stephanie Sarkis thì khuyên nên làm giảm sự căng thẳng bằng cách thiền định, tập yoga, chơi thể thao, hoặc chỉ đơn giản là nghỉ ngơi và ngủ.
Như vậy ý tưởng chủ đạo trong việc loại bỏ sự căng thẳng là hãy tách bạn ra khỏi các vấn đề gây căng thẳng trong một khoảng thời gian. Bạn càng xử lý tốt, bạn sẽ càng nhanh chóng đánh bại căng thẳng và phục hồi, sẵn sàng cho những thử thách mới.
Theo Bright Side
Nguyễn Việt
Xem thêm:
Các sợi lông lỏng lẻo trên bề mặt vải có thể dễ dàng được loại…
Tổng thống đắc cử Donald Trump trong quá trình tranh cử đã nhiều lần chỉ…
Ông Matt Gaetz hôm thứ Năm (21/11) đã tuyên bố rằng ông sẽ rút lui…
Có hơn 1.000 cây guitar acoustic và guitar điện không có chữ ký của ông…
Bệnh tiểu đường có thể gây ra rất nhiều tác hại đối với cơ thể,…
Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…