8 loại thực phẩm không nên hâm nóng

Hâm nóng thức ăn giúp chúng ta tiết kiệm thời gian chuẩn bị bữa ăn nhưng những loại thực phẩm dưới đây nếu không được chế biến đúng cách sẽ gây hại cho sức khỏe của bạn.

1. Cần tây

Gần 95% trong cần tây là nước, nhưng điều đó không có nghĩa là loại rau này thiếu dưỡng chất có lợi. Cần tây chứa kali, folate, chất xơ và 30% nhu cầu vitamin K hàng ngày của bạn. Một khẩu phần cần tây chỉ có 6 calo. Bạn nên ăn cần tây khi còn tươi, bởi rau mất nhiều chất chống oxy hóa trong vòng 5 đến 7 ngày sau khi được mua. Nitrat trong cần tây sẽ biến thành nitrit độc hại và nitrosamine có thể gây ung thư sau khi được hâm nóng.

(Ảnh: Shutterstock)

2. Trứng

Trứng có hàm lượng canxi cao, giàu chất dinh dưỡng, vitamin… nhưng khi được làm nóng lại dưới nhiệt độ cao thì lòng đỏ trong trứng sẽ biến thành chất độc hại cho cơ thể. Ngoài ra, khi trứng đã luộc chín, hơi ẩm bên trong lò tạo ra sự tích tụ hơi nước cực độ, giống như một nồi áp suất thu nhỏ khiến trứng có thể phát nổ. Thay vì hâm nóng hoặc vứt bỏ trứng, bạn hãy cho chúng vào bánh sandwich hoặc salad.

(Ảnh: Pixabay)

3. Rau bina

Rau bina là thực phẩm quen thuộc trong các chế độ ăn uống lành mạnh. Nhưng giống như cần tây, rau bina chứa đầy nitrat trở thành nitrit và nitrosamine sau khi được hâm nóng. Bạn có thể làm các món dùng rau bina tươi (sinh tố, salad) để nhận được những lợi ích tuyệt vời mà không gây hại.

(Ảnh: Shutterstock)

4. Nấm

Nấm có hàm lượng protein, vitamin và axit amin cao nhưng lại khó tiêu hóa. Khi được hâm nóng, thành phần protein trong nấm thay đổi khiến bạn bị đau bụng và đầy hơi. Nếu không muốn bỏ thừa, bạn hãy để món nấm vào tủ lạnh rồi hâm nóng vào ngày hôm sau ở nhiệt độ không quá 70°C. Nhưng cách tốt nhất để dùng lại nấm là biến chúng thành nước sốt hoặc thêm vào món salad.

(Ảnh: Shutterstock)

5. Khoai tây

Khoai tây được hâm nóng không chỉ mất đi hương vị thơm ngon mà còn gây hại cho sức khỏe. Thậm chí chúng có thể trở thành nguyên nhân gây ngộ độc nếu trước đó được bảo quản trong giấy bạc ở nhiệt độ phòng. Để xử lý khoai thừa, bạn nên làm món khoai tây nghiền và khoai tây chiên. Nếu còn thừa khoai tây luộc, bạn nên thêm chúng vào món salad.

(Ảnh: Shutterstock)

6. Thịt gà

Thịt gà là nguồn cung cấp chất đạm dồi dào, ít chất béo. Vì vậy, đây là thực phẩm được ưu tiên sử dụng khi muốn phát triển cơ bắp và giảm cân lành mạnh, lâu dài. Khi hâm nóng món gà, các thành phần protein sẽ thay đổi dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa. Do đó, tốt hơn hết bạn nên thêm thịt gà thừa vào món salad hoặc bánh sandwich.

(Ảnh: Shutterstock)

7. Củ cải đỏ

Củ cải đỏ chứa rất nhiều vitamin C, vitamin A, vitamin B9, sắt, kali, magiê, axit folic và betaine… Củ cải đỏ có tác dụng rất tốt cho tim mạch, giảm viêm nhiễm, nhưng không nên hâm nóng lại vì củ cải cũng chứa nhiều nitrat. Bạn nên sử dụng củ cải tươi để làm sinh tố hoặc salad, rất bổ cho sức khỏe.

(Ảnh: Shutterstock)

8. Cơm

Cơm rất giàu vitamin, khoáng chất và axit amin, nhưng nó cũng chứa nhiều bào tử vi khuẩn ngay cả sau khi nấu chín. Nếu để cơm thừa ở nhiệt độ phòng lâu, vi khuẩn sẽ sinh sôi và có thể gây ngộ độc thực phẩm. Hâm nóng cũng không giải quyết được vấn đề này. Vì thế bạn nên ăn cơm nóng sau khi nấu. Nếu không ăn hết thì phải đóng kín cho vào tủ lạnh (một giờ sau khi nấu) để ăn vào ngày hôm sau.

Minh Minh (T/h)

Xem thêm:

Published by

Recent Posts

Đức phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể mới của virus đậu mùa khỉ

Ca đầu tiên nhiễm biến thể mới clade 1b của virus đậu mùa khỉ (mpox)…

4 giờ ago

Ngoại trưởng Mỹ tới Trung Đông thúc đẩy đàm phán ngừng bắn

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken có mặt tại Israel ngày 22/10, điểm dừng chân đầu…

4 giờ ago

TP.HCM dự kiến xây 42 công viên dọc bờ sông Sài Gòn

TP.HCM dự kiến xây dựng 42 công viên dọc hành lang sông Sài Gòn để…

7 giờ ago

Bờ biển ở Thừa Thiên – Huế sạt lở bất thường hàng trăm mét

Đoạn bờ biển dài khoảng 300m ở xã Phú Thuận bị sạt lở nghiêm trọng,…

8 giờ ago

Bão Trà Mi hướng vào Việt Nam, giật cấp 15 khi vượt qua quần đảo Hoàng Sa

Bão Trà Mi mạnh lên từ áp thấp nhiệt đới ngoài khơi Philippines, sẽ vào…

8 giờ ago

Năm 2023, Quỹ Bảo hiểm y tế chi khám chữa bệnh 124.300 tỷ, phí quản lý hơn 3.900 tỷ

Trong năm 2023, tổng số chi của Quỹ Bảo hiểm y tế là hơn 140.000…

11 giờ ago