Khi bạn nhập cảnh vào Hoa Kỳ, dù theo đường hàng không hay đường bộ và là công dân Mỹ hay khách du lịch, các viên chức liên bang sẽ tiến hành kiểm tra an ninh như nhau. Theo đó, các công đoạn kiểm tra có thể bao gồm kiểm tra điện thoại, máy tính và các thiết bị điện tử khác mà bạn mang theo.
Theo văn bản của Hải quan và Cảnh sát biên giới Hoa Kỳ, ban hành cho người nhập cảnh tại biên giới, các nhân viên liên bang của họ có quyền tạm thu và kiểm tra điện thoại và thậm chí sao chép dữ liệu cá nhân của người nhập cảnh để mang về điều tra.
Tờ NBC đã tổng hợp dữ liệu từ Bộ An ninh nội địa và phát hiện rằng viên chức liên bang đã kiểm tra gần 25.000 điện thoại cá nhân trong năm 2016, một sự gia tăng đột biến. Trong 25 trường hợp, NBC phân tích bằng việc phỏng vấn những người có điện thoại bị kiểm tra tại biên giới và xác minh các trường hợp này với các chuyên gia, theo đó có tới 23 người trong số đó là dân Hồi giáo.
Tòa án tối cao Hoa Kỳ ra phán quyết năm 1976 và 2004 rằng những người tới Mỹ cần phải nhượng bộ quyền riêng tư cá nhân, được bảo vệ bởi Tu chánh án 4, Hiến pháp Hoa Kỳ khi nhập cảnh vào Mỹ, vì chính phủ phải bảo vệ biên giới đất nước.
Trong khi tòa án đã phán quyết rằng cảnh sát không thể kiểm tra điện thoại của người dân trong lãnh thổ quốc gia nếu không có lệnh vì các thiết bị đó có lưu thông tin cá nhân, nhưng tòa chưa có quyết định về trường hợp kiểm tra điện thoại tại biên giới.
Nathan Freed Wessler, Luật sư của Hiệp hội các Quyền tự do dân sự Mỹ, nói với tờ Business Insider rằng: “Việc kiểm tra tại biên giới đang có một khoảng cách lớn giữa điều chúng tôi cho đó là quyền của người dân và thực tế những gì giới chức thực hiện. Nhiều tòa án chưa có cơ hội cân nhắc về những vấn đề này, vì vậy Hải quan và Bảo vệ Biên giới (CBP) đang thực thi công việc bằng nhiều phạm vi quyền hạn khác nhau.”
Thông tin dưới đây là những điều bạn cần biết và dựa vào đó bạn có thể bảo vệ thông tin cá nhân trên các thiết bị điển tử mang theo tại biên giới Hoa Kỳ:
Điều này là hoàn toàn có thể, nhưng viên chức biên giới có thể sẽ làm khó bạn hơn.
Luật sư Wessler cho biết giới chức có thể bắt giam bạn và lấy điện thoại của bạn và phá khóa tại chỗ hoặc thậm chí có thể gửi điện thoại của bạn cho chuyên gia mở khóa.
Họ có thể cũng sao chép dữ liệu trên thiết bị điện tử của bạn để đọc lại sau. Bộ An ninh nội địa vẫn nói họ sẽ hủy các bản sao lưu nếu thấy dữ liệu tìm thấy là không “cần thiết cho mục đích thực thi pháp luật.”
Nếu bạn là công dân hoặc thường trú nhân hợp pháp tức là người có thẻ xanh, họ sẽ buộc phải cho bạn trở lại Hoa Kỳ. Nếu bạn không phải là công dân của Mỹ, viên chức biên giới có thể từ chối cho bạn nhập cảnh.
Luật sư Wessler nói: “Các bạn phải tự quyết định xem mình có sẵn sàng chịu đựng những bất tiện khi từ chối hay đồng ý cung cấp mật khẩu điện thoại cho an ninh biên giới. Đối với người không phải là công dân Mỹ, người có thị thực, và người khác, các bạn cần phải cân nhắc tới nguy cơ bị từ chối nhập cảnh và phải quay lại biên giới vì đã từ chối tuân thủ yêu cầu của an ninh. Chúng tôi đã thấy một vài trường hợp như vậy xảy ra rồi.”
“Các luật sư, chuyên gia y tế, và các nhà báo có thể nói rằng họ có các hồ sơ đặc biệt, bí mật. Nhưng không có gì đảm bảo có viên chức an ninh nào coi điều đó như một điều kiện để không kiểm tra điện thoại của bạn cả.” Wessler cho biết.
CBP đã công nhận rằng các luật sư có đặc quyền nghề nghiệp và quan chức an ninh phải được sự chấp thuận từ một văn phòng biện lý trước khi tiến hành khám xét, nhưng họ vẫn có thể kiểm tra điện thoại.
Nếu bạn từ chối mở khóa điện thoại và các viên chức sẽ gây khó dễ, trong trường hợp này Wessler khuyên bạn nên “yêu cầu” gặp một luật sư. Tuy nhiên, bạn sẽ phải tự trả tiền phí cho các dịch vụ của mình. Chính phủ không buộc phải cung cấp miễn phí cho bạn nếu bạn yêu cầu luật sư ở tình huống này.
Nếu bạn đoán trước rằng mình có thể gặp vấn đề ở biên giới, hãy mang theo một lá thư có chữ ký của luật sư của bạn, nói rằng vị luật sư này sẽ đại diện cho bạn trong các vấn đề pháp lý.
Ông Wessler nói thêm: “Công dân Hoa Kỳ và chủ thẻ xanh có quyền yêu cầu luật sư. Vẫn chưa rõ chính phủ tôn trọng những yêu cầu đó đến mức độ nào“.
Theo dữ liệu của chính phủ cung cấp cho Hiệp hội Công dân Hoa Kỳ (ACLU) thông qua yêu cầu của Đạo luật Tự do Thông tin, từ tháng 10/2008 đến tháng 6/ 2010, hơn 6.500 người đã bị kiểm tra các thiết bị điện tử tại biên giới, gần một nửa trong số đó là công dân Hoa Kỳ.
Luật sư Wessler cho biết rằng trong khi thu giữ điện thoại ở biên giới “không phải là một vấn đề mới“, ACLU đã chứng kiến nhiều người than phiền với họ về việc thiết bị điện tử cá nhân đã bị kiểm tra.
Một phát ngôn viên CBP nói với tờ New York Times rằng các viêhn chức an ninh đã kiểm tra 4.444 điện thoại di động và 320 thiết bị điện tử khác vào năm 2015 – một con số tương đối nhỏ nếu so với 383 triệu lượt khách nhập cảnh vào Hoa Kỳ năm đó.
Tuy nhiên, tờ NBC qua thông tin từ Bộ An ninh nội địa lại phát hiện rằng năm ngoái các viên chức đã tiến hành phân tích khoảng 25.000 điện thoại, tăng tới 460% so với số liệu của CBP trước đó một năm.
Thứ nhất, Wessler khuyên, khi đi du lịch bạn chỉ nên mang theo các dữ liệu mà bạn cần. Điều đó có nghĩa là hãy dùng điện thoại hoặc máy tính xách tay không có thông tin cá nhân để đi du lịch. Như vậy, “giới chức không thể tìm kiếm những gì bạn không có“.
Thứ hai, sử dụng các dịch vụ mã hóa. Hãy luôn chọn mật khẩu dài, mạnh và độc nhất cho từng thiết bị và tài khoản.
Thứ ba, tắt thiết bị của bạn hoàn toàn trước khi đi qua hải quan. Thời điểm đó là lúc các thiết bị mã hóa của họ hoạt động mạnh nhất.
Những đề xuất nêu trên không phải là lựa chọn cho tất cả mọi người, nhưng việc thực hiện một hoặc nhiều người trong số đó có thể giúp bạn giữ an toàn các dữ liệu của mình.
Tòa Phúc thẩm khu vực số 9, có thẩm quyền tại Alaska, Arizona, California, Hawaii, Idaho, Montana, Nevada, Oregon, và Washington đã ra lệnh rằng các nhân viên biên giới phải chứng minh được một sự nghi ngờ hợp lý về hành vi phạm tội trước khi thực hiện kiểm tra pháp lý toàn diện các thiết bị điện tử, bao gồm việc tải về và phân tích toàn bộ nội dung. Tuy nhiên, an ninh vẫn có thể thực hiện kiểm tra nhanh chiếc điện thoại của bạn tại hiện trường.
Wessler cho hay: “Ở nhiều nơi tại Hoa Kỳ, chính phủ vẫn yêu cầu cơ quan thực hiện công quyền thực hiện bất kỳ cuộc kiểm tra nào họ muốn về bất cứ thiết bị điện tử nào trong bất cứ thời điểm nào họ muốn. Chúng tôi cho rằng điều đó là vi phạm nghiêm trọng quyền riêng tư của công dân theo Tu chánh án 4 của Hiến pháp. Nhưng thực tế các vụ việc như vậy vẫn chưa được đưa ra tòa án giải quyết”.
Theo Business Insider
Đăng Tâm
Xem thêm:
Theo VKS, bản án quy kết bị cáo Trương Mỹ Lan tham ô 304.000 tỷ…
Theo thống kê, hơn 800.000 người nhập cư Venezuela đã đổ vào Mỹ trong 4…
Theo một báo cáo của Tạp chí Nature đăng vào ngày 8 tháng 11, hành…
Bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh - Giám đốc kiêm Chủ tịch Công ty Xuyên…
Các cuộc biểu tình chống NATO và ủng hộ Palestine đã nhanh chóng bùng phát…
35 trẻ mẫu giáo và tiểu học hiện phải quay về điểm trường cũ đã…