Bất ngờ nhận được một bưu kiện không rõ nguồn gốc và nghĩ rằng mình gặp may mắn? Đừng vội mừng, vì rất có thể đó là một chiêu trò lừa đảo. Những gói hàng này có thể ẩn chứa mánh khóe “tăng đơn hàng giả” hay lừa đảo qua mã QR, đánh cắp thông tin cá nhân của bạn.
Chuẩn bị tới dịp năm mới, khi nhận quà từ người thân bạn bè hoặc các đơn hàng do bạn đặt mua, hãy cẩn thận với những gói hàng không rõ nguồn gốc. Đó là những gói hàng mà bạn không đặt mua và cũng không được gửi từ địa chỉ của người thân bạn bè, đặc biệt là các gói hàng không có địa chỉ người gửi nhưng lại yêu cầu bạn quét mã QR bằng điện thoại để xác nhận. Chúng không hẳn là “món quà bất ngờ”, mà rất có thể bạn đang đối mặt với một vụ lừa đảo, hoặc vô tình tham gia vào trò lừa đảo.
Một người nào đó gửi cho bạn một món hàng mà bạn không hề đặt mua, với mục đích sử dụng danh nghĩa của bạn để viết các đánh giá tích cực trên các trang bán lẻ. Thoạt nhìn, điều này có vẻ chỉ gây phiền toái, nhưng thực tế, bạn có thể đang đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng hơn. Điều này có thể đồng nghĩa rằng kẻ lừa đảo đã sử dụng thông tin cá nhân của bạn để tạo tài khoản trên các trang bán lẻ hoặc chiếm đoạt tài khoản của bạn. Thậm chí, chúng có thể sử dụng địa chỉ của bạn và các thông tin khác để lập tài khoản mới dưới những tên giả.
Bề ngoài, có vẻ như những người nhận được các gói hàng không rõ nguồn gốc không bị “thiệt hại” gì trong vụ lừa đảo. Họ thậm chí còn có thể giữ lại các sản phẩm miễn phí nhận được. Vì lý do này, một số người gọi trò lừa đảo “tăng đơn hàng giả” là tội phạm “không có nạn nhân”.
Tuy nhiên, đầu tiên, những sản phẩm này thường là những món mà người nhận không cần đến và có giá trị thấp, chẳng hạn như bóng bàn hoặc đèn pin giá rẻ.
Ngoài ra, thông tin cá nhân của bạn đã bị kẻ lừa đảo chiếm đoạt và sử dụng. Mức độ đánh cắp danh tính có thể gây ra những hậu quả khác nhau, từ việc dùng tên của bạn để bình luận hoặc đánh giá trực tuyến, truy cập trái phép vào email hoặc tài khoản mạng xã hội của bạn, thậm chí đăng ký vay tiền dưới danh nghĩa của bạn.
Còn nữa, các nhà bán hàng và sản phẩm trên các trang thương mại điện tử sử dụng cách thức lừa đảo này để tăng đánh giá tốt thường có uy tín đáng nghi ngại. Việc tên của bạn bị lợi dụng để viết đánh giá giả mạo, quảng cáo cho sản phẩm của họ rõ ràng sẽ làm tổn hại đến danh dự của bạn, thậm chí khiến bạn vô tình tham gia vào trò lừa đảo. Những người mua sắm khác có thể xem đánh giá của bạn và đưa ra quyết định mua hàng sai lầm dựa trên các đánh giá bị thổi phồng.
Một hình thức lừa đảo khác là nhận được gói hàng không mong đợi, nhưng trên đó không có địa chỉ gửi hoặc địa chỉ phản hồi, chỉ có mã QR. Hướng dẫn trên gói hàng ghi rằng bạn có thể dùng điện thoại quét mã QR để biết ai là người gửi.
Tuy nhiên, sau khi quét mã QR này, bạn có thể bị dẫn đến một trang web và bị lừa để nhập thông tin cá nhân. Hình thức này tương tự như lừa đảo phishing (lừa đảo qua mạng). Trong một số trường hợp, mã QR độc hại còn có thể cài phần mềm độc hại vào điện thoại của bạn, đánh cắp thông tin trong điện thoại.
Lừa đảo liên quan đến mã QR không phải là điều mới mẻ. Tuy nhiên, với sự phổ biến của mã QR, từ việc đọc thực đơn nhà hàng đến thanh toán phí đỗ xe, nhiều dịch vụ hiện nay đều sử dụng mã QR. Tuy nhiên, nếu bạn nhận được một đơn hàng không phải do mình đặt mua, đừng quét mã QR trên gói hàng đó.
Mã QR trên gói hàng của kẻ lừa đảo có thể đưa bạn đến một trang web trông có vẻ thật nhưng thực chất lại là giả mạo. Nếu bạn đăng nhập vào trang web lừa đảo này, kẻ lừa đảo sẽ đánh cắp bất kỳ thông tin nào bạn nhập vào. Hoặc, mã QR có thể cài đặt phần mềm độc hại, đánh cắp thông tin của bạn trước khi bạn kịp nhận ra.
Hình thức lừa đảo bằng tin nhắn giả mạo đúng định danh nhà mạng, hay là các ngân hàng, ví điện tử, để chiếm đoạt SIM, thông tin cá nhân hay lấy tiền… không hề mới nhưng vẫn có nhiều người dùng sập bẫy.
Đối tượng lừa đảo đã giả mạo đầu số nhắn tin của ngân hàng, gửi tin nhắn với nội dung khuyến mãi khủng, trúng thưởng khiến họ dễ mất cảnh giác, bấm vào đường dẫn. Các ngân hàng và các nhà mạng đã cảnh báo khách hàng hàng không trả lời các tin nhắn SMS lại với nội dung như “trúng thưởng khuyến mãi, truy cập vào các đường link để nhận thông tin ưu đãi”…, kẻ lừa đảo giả mạo nguồn tin đáng tin cậy để lừa người tiêu dùng tiết lộ thông tin cá nhân hoặc tài chính.
Khi nhận được gói hàng không rõ nguồn gốc, bạn cần thực hiện các bước sau để đảm bảo an toàn và tránh các tình huống không mong muốn:
Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm tra sao kê và chú ý các thông báo thanh toán trong tài khoản ngân hàng. Rất có thể, thông tin tài khoản ngân hàng của bạn vẫn chưa bị kẻ lừa đảo lấy đi, nhưng khi liên quan đến vấn đề rò rỉ thông tin cá nhân thì việc kiểm tra thêm không bao giờ là thừa.
Mỹ sắp công bố gói viện trợ quân sự trị giá 1,25 tỷ USD cho…
Ngoại trưởng Sergei Lavrov tuyên bố hôm 26/12 rằng Nga sẵn sàng hợp tác với…
Đồng Nai vừa ghi nhận thêm một ca tử vong do bệnh sởi là nam…
Mức thuế chống bán phá giá là 97%, trong vòng 5 năm, áp dụng đối…
Đường dây tội phạm lợi dụng một số người dân thiếu hiểu biết, điều kiện…
Công an tỉnh Đắk Lắk trước đó đã thu giữ hơn 20,3 tấn giá đỗ…