Bộ lọc trên mạng xã hội: Ảnh chỉnh sửa ảo mang đến tác hại thật

Những bức ảnh chỉnh sửa cơ thể gầy gò tràn lan trên các phương tiện truyền thông có thể gây tác động tiêu cực đến nhận thức hình ảnh cơ thể của phụ nữ.

(Ảnh: Andrea Piacquadio/ Pexels)

Dùng các bộ lọc trong các ứng dụng để chỉnh sửa ảnh không phải là chuyện hiếm trong cuộc sống hiện nay. Chúng ta luôn cố gắng tạo ra hình ảnh đẹp nhất, hoàn hảo nhất trên mạng xã hội. Mọi người nhìn vào giao diện trực tuyến của bạn, nghĩ rằng đó cũng chính là bạn trong thực tế. Còn bạn khi nhìn vào sự hoàn hảo của người khác trên mạng, bạn cũng sẽ có suy nghĩ so sánh hình ảnh đó với bản thân mình. 

Nhiều nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng hình ảnh người mẫu hoàn hảo trên TV hoặc tạp chí có thể gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức hình ảnh cơ thể của phụ nữ. Điều này được giải thích bởi lý thuyết tương phản tiêu cực, có nghĩa là phụ nữ thường tự so sánh bản thân với những nàng mẫu gầy gò mà họ hay xem. Việc thường xuyên xem các nàng mẫu “mình dây” cũng có thể khiến phụ nữ bị ám ảnh về độ gầy, khiến họ cố gắng kiêng khem cực đoan để có cơ thể gầy nhất có thể. Tuy nhiên, so với TV và tạp chí thì những ảnh hưởng tiêu cực từ các phương tiện truyền thông xã hội ngày nay còn nguy hiểm hơn nhiều vì chúng ta liên tục tiếp xúc với chúng cả ngày.

Các cô gái vị thành niên là những đối tượng đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi sự tương phản tiêu cực do phương tiện truyền thông xã hội mang lại (vì sự phát triển tâm lý nhanh chóng diễn ra ở độ tuổi này). Do đó, tìm hiểu về mối liên hệ giữa việc chỉnh sửa ảnh với tâm lý của các cô gái trẻ là một nhiệm vụ đáng được để tâm.  

Việc thường xuyên xem các nàng mẫu “mình dây” khiến phụ nữ bị ám ảnh về độ gầy, họ sẽ cố gắng kiêng khem cực đoan để có cơ thể gầy nhất có thể. (Ảnh: Ready made/ Pexels)

Để nghiên cứu về vấn đề này, Mariska Kleemans và các đồng nghiệp từ Đại học Radboud (Hà Lan) đã tuyển dụng 144 cô gái vị thành niên, chia thành 2 nhóm (dựa trên khuynh hướng của họ) rồi thực hiện so sánh hành vi xã hội của họ với những người khác. Một nửa số người trong mỗi nhóm được yêu cầu giới thiệu 10 bức ảnh tự chụp Instagram gốc, nửa còn lại giới thiệu 10 bức ảnh tự chụp Instagram đã qua chỉnh sửa. Các bức ảnh chỉnh sửa đều được loại bỏ quầng mắt, nếp nhăn, khuyết điểm, kéo dài chân, làm nhỏ eo. Tất cả ảnh đều được hiển thị theo tiêu chuẩn định dạng của Instagram.

Tiếp theo, những người tham gia sẽ được đánh giá về ngoại hình dựa trên Thang đo trạng thái hình ảnh cơ thể. Cụ thể hơn, họ sẽ được so sánh kích thước cơ thể, hình dạng, cân nặng, cảm giác hấp dẫn về thể chất và ngoại hình của mình với ngoại hình của một người bình thường. Trong phân tích, các nhà nghiên cứu cũng sẽ kiểm soát yếu tố trình độ học vấn, vì những người tham gia có trình độ học vấn cao hơn thường có hình ảnh cơ thể tích cực hơn.

Hiệu ứng của những bức ảnh đã qua chỉnh sửa

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những cô gái để ảnh đã qua chỉnh sửa đánh giá họ xinh hơn và hấp dẫn hơn so những cô gái để ảnh gốc. Các cô gái không biết rằng những bức ảnh đã được chỉnh sửa như thế nào, họ đều nghĩ những bức ảnh đó là đại diện cho hình ảnh thực tế ngoài đời của những người khác. Họ cũng phát hiện ra rằng những cô gái tiếp xúc với ảnh bị chỉnh sửa có mức độ hài lòng về cơ thể thấp hơn so với những cô gái được cho xem ảnh gốc. Khi xem xét đến yếu tố trình độ học vấn, những người có trình độ học vấn cao hơn có hình ảnh cơ thể tích cực hơn so với những người có trình độ học vấn thấp. 

Tác động của việc so sánh với người khác

Những cô gái có xu hướng so sánh bản thân với người khác nhiều hơn có điểm số về sự hài lòng đối với hình ảnh cơ thể thấp hơn so với những cô gái có xu hướng ít so sánh bản thân với người khác. Nhìn chung, những cô gái tiếp xúc với ảnh Instagram đã qua chỉnh sửa và những người có xu hướng thích so sánh bản thân với người khác có điểm số hình ảnh cơ thể thấp nhất. 

Theo nghiên cứu, điểm số về sự hài lòng đối với hình ảnh cơ thể giữa các cô gái với ảnh đã qua chỉnh sửa có sự khác biệt nhỏ với các các cô gái để ảnh gốc và người ít khi so sánh mình với người khác. Trong khi đó, các cô gái thuộc nhóm so sánh xã hội cao, khi được hiển thị với ảnh gốc, cũng cho thấy thái độ tiêu cực về độ hài lòng đối với hình ảnh cơ thể của họ. Do đó, điểm số đánh giá mức độ hài lòng đối với hình ảnh cơ thể dường như phụ thuộc nhiều vào xu hướng thực hiện các so sánh xã hội, chứ không chỉ phụ thuộc vào việc xem ảnh đã qua chỉnh sửa.

Xem ảnh của người lạ trong môi trường nhân tạo có thể dẫn đến nhận thức tiêu cực về hình ảnh cơ thể. (Ảnh: MART PRODUCTION/ Pexels)

Hậu quả

Xem ảnh của người lạ trong môi trường nhân tạo có thể dẫn đến nhận thức tiêu cực về hình ảnh cơ thể. Có thể những người tham gia nghiên cứu này tin rằng những gì họ đang xem chính là hiện thực. Mọi người có xu hướng thích tự so sánh bản thân với những người có hoàn cảnh, ngoại hình tương đương (ví dụ như đồng nghiệp) nhưng trong nghiên cứu này thì những người tham gia lại so sánh mình với người lạ. 

Minh Minh

Published by
Minh Minh

Recent Posts

Nhật Bản phát lệnh bắt cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc vẽ bậy tại Đền Yasukuni

Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…

3 phút ago

ĐBQH: ‘Không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa’

Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…

10 phút ago

Chém người trong ký túc xá một trường đại học ở Hàng Châu

Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…

28 phút ago

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…

60 phút ago

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

2 giờ ago

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

2 giờ ago