Cô gái Mỹ nghiện mạng xã hội 15 năm nói về cách cai nghiện thành công của mình

Mạng xã hội cũng có thể gây nghiện và mang lại những hệ lụy nghiêm trọng. Gần đây, một phụ nữ trẻ Hoa Kỳ với lịch sử 15 năm nghiện mạng xã hội, đã bỏ được thói quen xấu này. Nhờ vậy mà thể chất lẫn tinh thần cô đã cải thiện một cách đáng kinh ngạc. 

Nghiện mạng xã hội quá mức được coi là một căn bệnh nan y của người hiện đại, nhất là giới trẻ. (Ảnh minh họa: Eviart/ Shutterstock)

Cô Jackson nói rằng từ khi mới 9 tuổi, cô đã đăng ký một tài khoản trên Facebook với việc biên tạo ngày sinh hợp lệ. Cô ấy không ngờ rằng, điều đó sẽ khiến cô nghiện mạng xã hội.

Trong suốt 15 năm qua, ngày nào cô cũng đắm chìm trong Facebook, Instagram, Snapchat và TikTok. Dường như cuộc sống của cô không thể thiếu những mạng xã hội này từ khi thức dậy cho đến khi đi ngủ. Thậm chí trong giai đoạn học đại học, cô đã sử dụng mạng xã hội trung bình 14 giờ mỗi ngày. Cô Jackson nói rằng đó là “cuộc sống” mà nhiều người cũng đang chạy theo. 

Theo một cuộc khảo sát vào năm 2021 được thực hiện bởi Trung tâm nghiên cứu Pew (Hoa Kỳ), có đến 31% người Mỹ trưởng thành lên mạng gần như thường xuyên. Tỷ lệ này là cao hơn nhiều so với mức 21% của năm 2015.

Việc nghiện mạng xã hội quá mức có thể dẫn đến những tác động xấu, điển hình là rối loạn giấc ngủ. Cô tiết lộ rằng, từ năm 2000, cô đã nếm trái đắng của chứng mất ngủ, trầm cảm và tự ti.

Đến tháng 1 năm nay, trước những tác hại trên cơ thể, cô ý thức rằng bản thân cần quyết tâm thay đổi. Vậy hành trình “cai nghiện” của cô như thế nào?

1. Luôn khiến bản thân bận rộn

Cô Jackson đã giữ cho mình bận rộn bằng cách tập thể dục, thiền, viết nhật ký và đọc sách… để tránh xa điện thoại.(Ảnh minh họa: Troyan/ Shutterstock)

Cô Jackson cho biết cô thường dành 1 hoặc 2 giờ để kiểm tra điện thoại trước khi đi làm. Nhưng kể từ tháng 1, cô ấy đã giữ cho mình bận rộn bằng cách tập thể dục, thiền, viết nhật ký và đọc sách. Đồng thời quản lý thời gian chặt chẽ để không sử dụng mạng xã hội.

Cô nói rằng, những thay đổi này có vẻ nhỏ, nhưng chúng đang dần tạo ra sự khác biệt. Sau 2 tháng, thời gian sử dụng mạng xã hội trung bình của cô ấy đã giảm từ 9 giờ/ngày xuống còn 7 giờ/ngày.

2. Đặt giới hạn thời gian sử dụng

Cô nói, vào cuối tuần cô không phải làm việc, cho nên sẽ cảm thấy rất khó để kiềm chế việc kiểm tra điện thoại. Do đó, cô sẽ đặt chức năng giới hạn thời gian sử dụng ứng dụng của iPhone. Khi cô đạt đến giới hạn thời gian sử dụng, ứng dụng của điện thoại sẽ tự động khóa, ngăn cô ấy duyệt mạng xã hội cho đến ngày hôm sau.

Giờ đây, thời gian trung bình cô dành cho mạng xã hội vào cuối tuần đã giảm từ 14 giờ xuống còn 7,5 giờ.

3. Nhận thức rõ ràng việc bản thân đang phạm sai lầm

Cô Jackson đề cập rằng đôi khi cô ấy kiểm tra điện thoại trước khi đi ngủ vì “ngứa tay”. Điều này cũng đúng với nhiều người trẻ khi lớn lên trong thời đại kỹ thuật số. Cô tin rằng chấp nhận sai lầm của mình là một trong những bước đầu tiên để tiến bộ.

Thay đổi đã được đền đáp, thể chất và tinh thần đã cải biến

Một nghiên cứu được công bố vào năm 2018 của Đại học Pennsylvania cho thấy việc giảm thời gian dành cho mạng xã hội giúp giảm đáng kể tình trạng lo lắng, trầm cảm, cô đơn, mất ngủ và sợ thất bại.

Cô Jackson cho biết các triệu chứng trầm cảm của cô đã cải thiện đáng kể kể từ tháng 1. Cô trở nên tự tin hơn và ít so sánh mình với người khác trên mạng hơn. Ngoài ra, cô đã giảm được 5,4 kg. Cô cũng năng động hơn và rất vui vẻ khi ăn những bữa ăn lành mạnh khoa học.

Cô nói rằng khi ít lướt điện thoại đi đồng nghĩa với việc cô sẽ có nhiều thời gian hơn cho sức khỏe thể chất và tinh thần của mình.

Cô nói rằng khi ít lướt điện thoại đi đồng nghĩa với việc cô sẽ có nhiều thời gian hơn cho sức khỏe thể chất và tinh thần của mình. (Ảnh minh họa: novak.elcic/ Shutterstock)

Một nghiên cứu của Đại học Pennsylvania cũng chỉ ra rằng việc sử dụng mạng xã hội cần được giới hạn trong khoảng 30 phút mỗi ngày để mang lại lợi ích sức khỏe tâm thần lớn nhất. Được biết, bây giờ cô Jackson đã đặt ra mục tiêu tiếp theo là sử dụng mạng xã hội chỉ 30 phút mỗi ngày. Tuy nhiên đây là một chặng đường rất gian nan.

Cô chia sẻ rằng cô sẽ giảm sử dụng mạng xã hội của mình bằng cách cắt giảm 20 phút mỗi tháng cho đến khi cô ấy đạt được mục tiêu của mình. Cô cũng muốn mua lịch tháng treo tường, dùng bút dạ nhiều màu đánh dấu tiến độ từng ngày để nhắc nhở bản thân.

Theo Mạt Lỵ, Epochtimes

  • Mời xem video: SOS: “Dâm thư” nguy hiểm đang núp bóng sách dành cho trẻ em

Mạt Lỵ

Published by
Mạt Lỵ

Recent Posts

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

3 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

4 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

4 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

5 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

7 giờ ago

TP.HCM đề xuất xóa nợ quá hạn, khó thu hồi cho người nghèo

UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…

8 giờ ago