Cụ ông dành 30 năm trồng hơn 400.000 cây để tạo ra ‘ốc đảo xanh’ trên sa mạc Gobi

Mảnh rừng này không chỉ trở thành một ốc đảo xinh đẹp trên sa mạc trên sa mạc Gobi cằn cỗi, góp phần bảo tồn tài nguyên của đất và nước, mà còn đóng một vai trò tích cực trong việc hạn chế sa mạc hóa.

Vùng sa mạc bên ngoài “ốc đảo xanh” của ông Baraaduuz ngày càng trở nên hoang tàn. (Ảnh cắt từ video của CNA)

Cụ ông người Mông Cổ, Baraaduuz Demchig, 82 tuổi sở hữu một khu đất rộng 16 ha ở sa mạc Gobi, thuộc phía nam của đất nước. Nơi này giờ đây đã mọc rất nhiều cây cỏ, trái ngược hoàn toàn với khung cảnh không sự sống và cằn cỗi sỏi đá bên ngoài hàng rào. Đây là thành quả sau những năm tháng nỗ lực tận tâm trồng cây của ông.

Cụ ông Baraaduuz, 82 tuổi, người đã trồng nên “ốc đảo xanh” trên sa mạc Gobi. (Ảnh cắt từ video của CNA)

Theo thống kê của chính phủ Mông Cổ, khoảng 98% tỉnh Nam Gobi (Umnugovi) của nước này bị ảnh hưởng bởi quá trình sa mạc hóa.

Ông Baraaduuz cho biết, vào năm 1992 ông đã thử trồng rau trên mảnh đất của mình, nhưng rau nhanh chóng bị phá hủy do gió mạnh. Điều này khiến ông nhận thức ra rằng phải trồng cây để chống chọi với gió to thì rau mới phát triển thuận lợi.

Sau đó ông bắt tay vào việc trồng cây du để bảo vệ rau của mình. Điều này thực sự rất có hiệu quả, hơn nữa nó còn thu hút sự chú ý của mọi người.

Cụ ông Baraaduuz đã bắt đầu trồng “ốc đảo xanh” của mình từ năm 1992. (Ảnh cắt từ video của CNA)

“Năm đầu tiên (1992) thật khó khăn, đó là một năm đầy gió và cát. Nhưng đến năm thứ hai, cây cối đã đủ cao để bảo vệ rau của tôi.”

“Tôi trở nên tin tưởng cây cối, từ đó trong lòng chớm nở một tình yêu với chúng. Mọi người cũng bắt đầu chú ý và mong muốn tôi tặng cây cho họ. Và tôi cũng đã bắt đầu trồng nhiều cây hơn”, ông nói với Channel NewsAsia.

Ông ước tính rằng mình đã trồng hơn 400.000 cây trong những năm qua, nhiều cây trong số đó đã được bán cho những người nông dân khác muốn làm theo.

Không những vậy, đất của ông cũng có thể trồng các loại cây ăn quả như hắc mai biển và mâm xôi. Để tránh mắc phải sai lầm, ông luôn làm theo lời khuyên của các chuyên gia để trồng cây.

Thu hoạch cây ăn quả như hắc mai biển và mâm xôi mang lại thu nhập cho gia đình ông. (Ảnh cắt từ video của CNA)

Ông cho biết mùa đông ở nơi đây nhiệt độ có thể xuống thấp đến – 30 độ C, còn vào mùa hè, nhiệt độ cao nhất có thể lên tới 30 độ C. Đó là hai cực của cái lạnh và cái nóng. Nếu cây có thể phát triển ở đây, thì chúng hoàn toàn có thể phát triển bình thường ở những nơi khác.

Bởi vì tuổi tác đã cao, nên cụ ông Baraaduuz đã giao lại ốc đảo do tự tay mình trồng cho cháu nội tiếp tục chăm sóc, nhưng ông vẫn tích cực chỉ dẫn cho cháu của mình.

Do tuổi tác đã cao, cụ ông Baraaduuz đã giao lại ốc đảo do tự tay mình trồng cho cháu nội tiếp tục chăm sóc. (Ảnh cắt từ video của CNA)

Ông nói: “Cách duy nhất để tránh sa mạc hóa là trồng cây.

Trúc Nhi

Published by
Trúc Nhi

Recent Posts

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

6 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

6 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

7 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

8 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

9 giờ ago

TP.HCM đề xuất xóa nợ quá hạn, khó thu hồi cho người nghèo

UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…

10 giờ ago