Nhiều người thường thức dậy vào buổi sáng với một trạng thái lo lắng hoặc căng thẳng. Về vấn đề này, một số chuyên gia cho rằng ngoài yếu tố sinh lý, thì có thể là do một số thói quen xấu gây ra.
Theo trang web ‘The Huffington Post’, Elizabeth Shirtcliff, giáo sư tâm lý học tại Đại học Oregon, cho biết việc tiết ra cortisol, một loại hormone chống stress thường bắt đầu vào buổi sáng. Lúc cao điểm, nó tăng khoảng 70%, điều này đánh thức mọi người và khiến họ cảm thấy hưng phấn.
Ngay cả khi bạn có những thói quen lành mạnh như ăn sáng hàng ngày, uống nước và tiếp xúc với ánh nắng, bạn vẫn có thể cảm thấy lo lắng và căng thẳng vào buổi sáng. Thật ra điều này là do bạn hữu ý hoặc vô ý thực hiện một số thói quen xấu, trong khi lại không nhận thức được ảnh hưởng của nó có thể khiến tình trạng lo lắng và căng thẳng trở nên tồi tệ hơn.
Dưới đây là 7 thói quen xấu khiến bạn gặp những tâm lý tiêu cực vào sáng sớm, hãy loại bỏ để chào đón ngày mới đầy năng lượng.
Cô Elizabeth cho biết, việc thức dậy vào những thời điểm khác nhau mỗi ngày sẽ làm cơ chế đánh thức của cơ thể bị rối loạn. Bởi vì phản ứng này không bắt đầu khi bạn thức dậy mà nó bắt đầu trước cả khi bạn mở mắt.
Vì vậy, nếu hôm nay bạn thức dậy lúc 5 giờ sáng, ngày mai thức dậy lúc 8 giờ sáng và ngày kia thức dậy lúc 7 giờ sáng thì cortisol của bạn sẽ không được bài tiết đúng cách.
Điều này sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi kiệt sức vì cơ thể chưa sẵn sàng. Cô nói rằng cuối cùng bạn sẽ cảm thấy lo lắng, bởi vì thiếu đi sự bảo vệ của phản ứng đánh thức cortisol. Để giải quyết vấn đề này, bạn nên thức dậy và đi ngủ vào cùng một thời điểm mỗi ngày, kể cả là cuối tuần.
Amber Benziger, cố vấn chuyên nghiệp ở New Jersey, Mỹ cho rằng nếu bạn cứ bấm tắt đồng hồ báo thức liên tục và “ngủ nướng” vào buổi sáng, bạn có thể vội vã đi làm hoặc đi học, đó là lý do tại sao không thể hoàn thành từng bước thói quen buổi sáng của mình.
Việc bắt đầu ngày mới với sự lo lắng như vậy có thể khiến thời gian còn lại trong ngày trở nên rất khó chịu. Cô hy vọng mọi người nên xây dựng thời gian làm việc và nghỉ ngơi cố định để không phải vội vã vào buổi sáng.
Cô Benziger cho biết việc hấp thụ quá nhiều caffeine là nguyên nhân chính gây lo lắng và bồn chồn. Đối với lượng caffeine thì ở mỗi người là khác nhau. Một số người không thể nạp được caffeine, trong khi những người khác có thể uống vài tách cà phê mỗi ngày mà không cảm thấy “say”. Tuy nhiên, phòng khám hàng đầu của Hoa Kỳ, Mayo Clinic lại chỉ ra rằng, nhìn chung thì lượng caffeine khuyến nghị hàng ngày cho người lớn được giới hạn ở mức 400 miligam, tương đương với hàm lượng caffeine trong khoảng 4 tách cà phê.
Cách bạn nạp quá nhiều caffeine để đối phó với tình trạng thiếu ngủ là một hành động sai lầm nghiêm trọng. Thông thường, mọi người dựa vào cà phê hoặc nước tăng lực thay vì kiểm tra xem liệu họ có cần ngủ hoặc nghỉ ngơi nhiều hơn không. Cô Benziger nói rằng caffeine không phải là một giải pháp lâu dài, sử dụng caffeine để giải quyết những nhu cầu này sẽ chỉ giúp giảm mệt mỏi tạm thời nhưng cuối cùng nó sẽ khiến bạn cảm thấy lo lắng hơn.
Một tổ chức y tế nổi tiếng khác ở Hoa Kỳ, Phòng khám Cleveland, cho biết uống cà phê trong trạng thái bụng đói trước bữa sáng có thể gây lo lắng và bồn chồn. Điều này là do cơ thể hấp thụ caffeine nhanh hơn khi bụng đói.
Cô Elizabeth nói rằng ngủ đủ giấc có thể giúp giảm bớt lo lắng vào ngày hôm sau. Ngược lại, không ngủ đủ giấc có nghĩa là bạn không thể tạo ra phản ứng đánh thức cortisol. Nếu buổi chiều bạn thèm ngủ nhưng không thể ngủ được, thì phản ứng căng thẳng sẽ xảy ra, khi đó ban đêm bạn sẽ không thể ngủ ngon giấc, như thế nó sẽ tạo thành một vòng lẩn quẩn.
Cô nói: “Tôi cho rằng mẹo tốt nhất để giảm bớt lo lắng vào buổi sáng là có một giấc ngủ ngon”.
Cô Benziger lưu ý rằng việc thức dậy sớm vào buổi sáng và kiểm tra tin tức, tin nhắn hoặc lướt web có thể làm bạn cảm thấy choáng ngợp hoặc mất tập trung, điều này khiến bạn không thể làm tốt mọi việc trong ngày hôm đó. Ngoài ra, nếu tin tức bạn xem gây lo lắng (điều này thường xảy ra), thì tình trạng sẽ còn tồi tệ hơn.
Nếu bạn nói chuyện với chính mình vào sáng sớm và nghĩ về những điều tiêu cực, bạn sẽ cảm thấy lo lắng. Khi có những suy nghĩ tiêu cực, hãy nỗ lực cắt đứt chúng, bởi nếu không sẽ cảm thấy lo lắng hoặc căng thẳng suốt cả ngày.
Cô nói rằng một lịch trình lý tưởng để giảm bớt lo lắng vào buổi sáng chính là ngủ đều đặn để tạo ra hormone giảm căng thẳng. Điều này bao gồm việc thức dậy, đi ngủ và ăn đúng giờ cố định.
Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng một số thói quen sau để khiến bản thân trở thành một người tích cực hơn:
– Bắt đầu ngày mới với một ly nước ấm và đón ánh nắng mặt trời.
– Thực hành lòng biết ơn.
– Nở nụ cười với bất kỳ ai bạn gặp trong ngày mới.
– Đi bộ hoặc vận động một số bài tập nhẹ nhàng.
– Thức dậy sớm hơn 20 phút để đọc những trang sách bạn yêu thích.
– Viết lại những dự định và mục tiêu cần hoàn thành trong ngày.
– Thực hành thiền định trong khoảng 15-20 phút để thanh lọc thân tâm.
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…