La hét trong lúc tức giận không chỉ khiến bạn thua cuộc trong trận tranh cãi mà còn gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn.
Mỗi khi bạn cao giọng trong một cuộc tranh cãi nảy lửa, hẳn bạn cũng nhận ra nhịp tim của mình đang tăng nhanh. Điều này đồng nghĩa với việc huyết áp của bạn cũng tăng lên, dẫn đến tĩnh mạch nổi rõ trên da và má thì ngày càng đỏ. Bạn cũng sẽ thấy hơi thở khó nhọc và gấp gáp hơn. Quá trình lưu chuyển oxy và chất dinh dưỡng đến các cơ quan chính thì bị rối loạn. Trong một số trường hợp, bạn có thể nhận thấy bàn tay và bàn chân của mình lạnh hơn bình thường.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng thậm chí chỉ cần nhớ lại một cuộc tranh cãi nảy lửa trong quá khứ cũng đủ làm giảm khả năng phòng vệ miễn dịch của bạn trong 6 giờ. Những người dễ nổi giận thường xuyên bị ốm hơn vì hệ thống miễn dịch của họ yếu hơn. Thể trạng không tốt cộng với sự gia tăng lo lắng càng làm sức khỏe của họ suy giảm, nhưng họ sẽ khó nhận ra điều này cho đến khi gặp những biểu hiện rõ ràng, lúc này thì đã hơi muộn.
Khi tức giận, các chất hóa học gây căng thẳng tràn ngập trong não và cơ thể chúng ta dẫn đến những thay đổi đột ngột cho quá trình trao đổi chất. Đó là lý do tại sao những người có vấn đề về kiểm soát cơn tức giận (mà không được điều trị) có thể bị đau đầu, lo lắng, mất ngủ và gặp các vấn đề về tiêu hóa. Các bệnh về da, chẳng hạn như bệnh chàm, cũng có thể xuất hiện trong lúc tâm trạng cực kỳ tức giận. Do đó, những người này có nguy cơ bị đột quỵ hoặc đau tim rất cao.
Cơn giận dữ không chỉ gây chấn thương về thể chất mà còn làm ảnh hưởng đến trí nhớ của con người. Khi cãi nhau, chắc chắn cả hai bên đều nói ra những lời lẽ gay gắt. Đến khi kết thúc, một hoặc cả hai bạn sẽ “đánh rơi” một phần ký ức. Các bạn sẽ ghi nhớ những thứ khác nhau hoặc sẽ quên hoàn toàn một số điều mình vừa nói.
La mắng gây hại cho cả người nói và người nghe. Nếu đối tượng nghe là trẻ em thì các tác hại càng trở nên nghiêm trọng.
– Các vấn đề về hành vi của trẻ nhỏ có thể trở nên tồi tệ hơn. Một số nghiên cứu cho thấy những bậc cha mẹ la mắng con từ năm 13 tuổi sẽ tự nhận ra những hành vi tồi tệ của con mình ở những năm tiếp theo.
– Sự phát triển trí não của trẻ thay đổi. Những người bị la mắng nhiều trong thời thơ ấu dường như có cấu trúc não khác biệt trong các bộ phận xử lý âm thanh và ngôn ngữ.
– Trẻ có thể bị đau mãn tính. Chúng có thể bị đau lưng và cổ, đau đầu, thậm chí viêm khớp đến hết cuộc đời.
Nghiên cứu cho thấy: chúng ta hét lên trong một cuộc tranh cãi vì tự tin là mình đúng nhưng lại không tin là mình sẽ được lắng nghe. Trên thực tế, những người tranh luận bằng cách la hét, ngắt lời và xem thường lời nói của đối phương lại là người thua cuộc.
Đôi bên cần phải bình tĩnh lắng nghe, hiểu quan điểm của nhau và giải quyết vấn đề dựa trên sự khác biệt của nhau. Lập luận chặt chẽ và giữ bình tĩnh là cách duy nhất giúp bạn bảo vệ quan điểm, đồng thời giúp đối phương hiểu được ý của bạn, có như vậy họ mới bị thuyết phục.
– Nghĩ trước khi nói.
– Bày tỏ sự thất vọng của bạn về sự việc sau khi tâm trí đã bình tĩnh lại.
– Tạm nghỉ giữa các trận cãi vã để tìm ra giải pháp khả thi.
– Đừng giữ trong lòng sự thù hằn.
– Nhìn mọi thứ dưới con mắt hài hước hơn.
– Thực hành các kỹ thuật giúp thư giãn.
– Đừng ngại yêu cầu sự giúp đỡ từ chuyên gia.
Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…