Độc đáo thư viện trăm tuổi nằm giữa biên giới Mỹ – Canada

Thư viện Haskell là một thư viện công cộng với lịch sử hơn 100 năm, nó kiêm luôn chức năng của một nhà hát kịch, và điều đặc biệt chính là được xây dựng trên biên giới giữa Mỹ và Canada, thuộc sở hữu của cả hai nước, vì vậy mà cùng lúc phục vụ người dân của cả 2 quốc gia. Người dân của 2 nước này chỉ cần đi qua đường ranh giới trong thư viện đã được tính là ra nước ngoài, hoàn toàn không cần thông qua hải quan.

Thư viện có vị trí độc đáo này nằm ở đường ranh giới giữa Vermont (Mỹ) và Quebec (Canada), được vợ chồng Mỹ – Canada là Carlos Haskell và Martha Stewart Haskell xây dựng vào đầu thế kỷ 20, sau đó đã tặng cho hai nước này.

Thư viện này được cố ý xây dựng trên đường biên giới, với mục đích cho người dân của cả hai quốc gia có thể sử dụng, nó cũng có 2 địa chỉ riêng biệt ở cả 2 nước và người dân có thể tùy chọn để sử dụng.

Tuy nhiên, thư viện này chỉ có một lối vào nằm ở nước Mỹ, khi người Canada muốn sử dụng họ phải đi vòng qua cánh cửa bên nước Mỹ mới có thể vào trong, và sau khi sử dụng xong thì bắt buộc phải trở lại Canada. Mặc dù phần thư viện bên Canada có một cửa thoát hiểm nhưng thường không được dùng tới.

(Ảnh: Wikipedia)

Trên sàn trong khu vực đọc sách của thư viện có một đường băng keo màu đen tượng trưng cho đường ranh giới giữa hai nước, khi người dân bước chân qua, được tính là ra khỏi phạm vi của đất nước, hoàn toàn không cần qua hải quan, cũng không cần kiểm tra hộ chiếu. Đồng thời các chỉ dẫn được sử dụng trong thư viện cùng lúc được viết bằng 2 thứ tiếng: tiếng Anh và tiếng Pháp, để có thể phục vụ cho người dân của 2 nước (ngôn ngữ chính của Quebec là tiếng Pháp).

Ở tầng 2 của thư viện có một nhà hát nhỏ, có thể dùng làm nơi biểu diễn. Dưới sàn cũng có đánh dấu đường ranh giới, mà đường ranh giới này được tính từ hàng ghế khán giả, khiến cho toàn bộ sân khấu thuộc lãnh thổ Canada, vì vậy có nhiều người nói rằng đây là nhà hát duy nhất ở Mỹ không có sân khấu biểu diễn. Trong vài thập kỷ qua, thư viện – nhà hát kịch Haskell là trung tâm của các cuộc hội họp và giao lưu giữa người dân của 2 nước. Đây là nơi duy nhất mà người Canada và người Mỹ có thể gặp nhau mà không cần rời hải quan.

Tuy nhiên vài năm gần đây, nhiều kẻ đã lợi dụng sơ hở biên giới để buôn lậu vũ khí, thêm vào đó còn xảy ra vụ khủng bố 911, vì vậy các cơ quan chức năng có liên quan đã tăng cường các biện pháp an ninh. Hiện nay, các lực lượng của Bộ An ninh Mỹ luôn ở phía ngoài thư viện, canh giữ cửa ra vào suốt 24 giờ.

Yến Nhi

Xem thêm:

Yến Nhi

Published by
Yến Nhi

Recent Posts

Tổng thống Trump ra chỉ thị cứng rắn đối với Cuba

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 30/6 vừa qua đã ký một chỉ thị áp…

2 giờ ago

Tin tặc nghi liên quan tới Iran đe dọa tiết lộ email của chính phủ Mỹ

Nhóm tin tặc "Robert" nghi có liên quan Iran đã tiến hành đe dọa công…

2 giờ ago

Sạt lở ở Sapa: Đất đá đổ ập xuống sát Trạm BOT Lào Cai – Sa Pa

Tảng sáng ngày 1/7, một lượng đất đá rất lớn từ vách núi đổ sập…

8 giờ ago

Phó Trưởng phòng đại diện Tạp chí Luật sư Việt Nam bị khởi tố

Phó Trưởng Văn phòng đại diện Bắc Trung bộ, Tạp chí Luật sư Việt Nam…

9 giờ ago

Indonesia nới lỏng hạn chế nhập khẩu trước thời hạn áp thuế của Hoa Kỳ

Các quan chức Indonesia cho biết họ sẽ bắt đầu nới lỏng hạn chế nhập…

10 giờ ago

Bộ GD&ĐT: Đề thi tốt nghiệp 2025 vẫn trong giới hạn Chương trình 2018

Bộ GD&ĐT cho biết đề thi tốt nghiệp THPT 2025 không vượt chương trình 2018,…

11 giờ ago