Đời người lắm ưu lo, làm sao tránh muộn phiền?

Trong cuộc sống tất bật này, làm thế nào để chúng ta có thể vượt qua những cảm xúc tiêu cực và giữ được trạng thái tinh thần lạc quan? Chỉ có thể là giải quyết gánh nặng trong tâm. Tâm nhẹ thì mới có thể sáng suốt trong mọi việc, từ đó mới có thể thoái khỏi vòng tuần hoàn ác tính rắc rối và lo lắng.

Bởi vì tâm không lo phiền, nên tự nhiên thân không mệt mỏi, cuộc sống vì vậy mà trở nên tích cực. (Ảnh: fizkes/ Shutterstock)

1. Tâm thiện

Lương thiện là một “dưỡng chất” tuyệt vời cho sức khỏe và tinh thần.

Một người thường xuyên làm việc thiện, luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác trong lúc khó khăn, trong lòng người đó sẽ luôn tràn đầy yêu thương và những cảm xúc tích cực.

Một người coi việc làm điều tốt cho người khác là trách nhiệm của bản thân, họ sẽ luôn sẵn sàng mở lòng vì người khác, cố gắng vì người khác, thậm chí là trở thành điểm dựa tinh thần cho người khác. Vừa hay, điều này lại sẽ trở thành một loại cổ vũ tinh thần họ, sẽ khiến người đó cảm thấy tin tưởng bản thân, vui vẻ và yêu đời.

Một người lương thiện vui vẻ thì nội tâm sẽ bình ổn, cân bằng, chức năng điều hòa thần kinh và nội tiết bên trong cơ thể bởi vậy sẽ ở trạng thái tốt nhất. Vì thế, họ sẽ không dễ mắc các loại bệnh như trầm cảm, suy nhược thần kinh và các loại bệnh khác. Vì vậy, họ sẽ sống thọ hơn và khỏe mạnh hơn.

2. Tâm khoan dung

Rộng lượng không chỉ có nghĩa là chấp nhận, bao dung với thế giới bên ngoài, mà còn có nghĩa là cởi mở thế giới nội tâm, để bản thân mình hòa hợp với thế giới xung quanh. 

Đối xử bao dung, độ lượng với mọi người và mọi vật là biểu hiện của phẩm chất cao thượng, đồng thời cũng là cách tốt nhất để phòng và chữa các bệnh tâm lý.

3. Tâm ngay chính

Tục ngữ có câu: Bình thường không làm việc gì có lỗi với lương tâm, nửa đêm không sợ ma quỷ gõ cửa.

Chỉ cần làm người quang minh chính đại, ngay thẳng và trong sạch thì đã có thể ăn ngon ngủ yên, không lo lắng gì cả. 

Ngược lại, nếu quá tham lam, chỉ muốn ôm giữ những ham muốn ích kỷ không có điểm dừng, người đó sẽ bị những cám dỗ này dắt mũi, khiến họ trở nên mê muội, kiêu ngạo, mất lý trí, vì vậy họ không thể sống một cách tự do tự tại. Điều đó hẳn sẽ khiến họ trở nên muộn phiền, lo lắng, mất ngủ, lâu dần có thể mắc phải một số bệnh tật.

4. Tâm thanh tĩnh

Nếu bạn có thể luôn kiểm soát tâm trạng của mình thì bạn có thể kiểm soát mọi chuyện và sống một cuộc sống thảnh thơi. (Ảnh: maxpetrov/ Shutterstock)

Một nội tâm thanh tĩnh chính là sự an yên, thanh tịnh, thoải mái và tự tại trong sâu thẳm tâm hồn của mình. 

Tâm thanh tĩnh không có nghĩa là không nghĩ ngợi gì, mà là trạng thái tâm “không nghĩ đến dục vọng, thắng thua, được mất hay vinh nhục”. Bởi vì tâm không lo phiền, nên tự nhiên thân không mệt mỏi.

Trong thế giới tươi đẹp tràn đầy màu sắc này cũng tiềm ẩn đầy rẫy những cám dỗ hấp dẫn như tiền tài, danh vọng, và sắc đẹp khiến bạn khó lòng buông bỏ và xem nhẹ.

Trong thế giới vội vàng này, nếu thực sự đạt được tâm thái điềm nhiên, tâm bất động, chúng ta có thể duy trì trạng thái ổn định của các bộ phận trong cơ thể, ngăn ngừa bệnh tật, giúp con người khỏe mạnh và trường thọ. 

5. Tâm vui vẻ

Trong cuộc hành trình nhân sinh không thể lúc nào cũng luôn thuận buồm xuôi gió, những thăng trầm, bất trắc và gập ghềnh là điều khó tránh khỏi trong cuộc sống.

Nhưng chỉ cần bạn duy trì trạng thái tinh thần vui vẻ, bạn có thể có được dũng khí để vượt qua khó khăn, bình tĩnh đối mặt với thử thách và mỉm cười với cuộc sống. Khi đó, bạn sẽ biến lo lắng thành niềm vui và cơ hội để hoàn thiện bản thân mình mỗi ngày. 

Hãy tận hưởng niềm vui, theo đuổi hạnh phúc và sống một cuộc sống lâu dài và khỏe mạnh. 

6. Tâm an

Tâm an là một trạng thái vô cùng tuyệt vời.

Đó là khi nội tâm của một người bình yên, không lo lắng, không phiền não, không sợ hãi và không vướng bận trong tâm, đây là cảm giác vô cùng tốt đẹp.

Ngoài ra, người ta cũng phát hiện ra rằng những người xem nhẹ danh lợi và tiền bạc thường sống khỏe mạnh hơn. 

Nếu bạn luôn giữ cho mình trạng thái nội tâm an yên tự tại, tự nhiên cảm xúc của bạn sẽ không bị ảnh hưởng nhiều bởi những yếu tố bên ngoài, từ đó cũng tránh được sự xâm nhập của bệnh tật.

7. Thành tâm

Nếu bạn chân thành đối đãi với người khác, bạn cũng sẽ có được những người bạn chân thành với bạn. (Ảnh: Antonio Guillem/Shutterstock)

Đối xử với mọi người bằng sự chân thành, bạn chắc chắn sẽ nhận được sự tin tưởng từ người khác. 

Nếu nghi ngờ quá nhiều hoặc thiếu chân thành thì mọi người đều dè chừng lẫn nhau, giữa người với người không có niềm vui thực sự. 

Trải qua chuỗi ngày đầy căng thẳng sẽ khiến người ta ăn không ngon, ngủ không yên, luôn trong tâm trạng bất an. 

Ngược lại, nếu bạn chân thành đối đãi với người khác, bạn cũng sẽ có được những người bạn chân thành với bạn. Khi đó, bạn có thể nói ra những điều không vui của mình, giải tỏa những cảm xúc tiêu cực và giảm bớt áp lực cuộc sống. Điều này rất có lợi cho việc duy trì sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật.

Minh Tâm, Vision Times

Mời xem video: 6 tu dưỡng để trở thành người biết tôn trọng người khác 

Minh Tâm

Published by
Minh Tâm

Recent Posts

Nga bắn tên lửa tầm trung, không phải ICBM — Tổng thống Putin

Trong một bài phát biểu quan trọng được phát sóng truyền hình hôm Thứ Năm,…

34 phút ago

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

6 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

7 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

7 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

8 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

10 giờ ago