Bạn có phải người lãnh đạo giỏi hay không, điều này thể hiện rất rõ khi phải đối mặt và phản ứng sự cố đột ngột phát sinh trong công việc. Ngay cả khi mắc lỗi, một người lãnh đạo giỏi sẽ không vì sai lầm của bản thân mà làm giảm uy tín về năng lực của mình, trái lại, họ thậm chí còn có thể khẳng định bản thân nhờ khả năng xử lý vấn đề.
Các nhà lãnh đạo thường thích được tán dương cũng như mong người khác sẽ miêu tả họ như những nhà lãnh đạo kiệt xuất. Tuy vậy, chức vụ không đồng nghĩa với khả năng lãnh đạo. Việc nhận chức mới có thể giúp một người thăng tiến hơn trên con đường sự nghiệp, nhưng vị trí mới cũng đem lại những thử thách, đòi hỏi và trách nhiệm mới. Khi một sự cố xảy ra, cho dù là lỗi do bạn hay do nhân viên của bạn, bạn sẽ thấy được những điểm mạnh và yếu trong năng lực lãnh đạo của mình lập tức được bộc lộ ra.
Cách bạn phản ứng với sự cố sẽ cho người khác thấy chính xác bạn là một người lãnh đạo như thế nào. Lãnh đạo giỏi và tự tin sẽ không nói những điều khiến họ trở nên yếu đuối trong mắt người khác và hai câu nói dưới đây đem lại hiệu quả đúng như vậy. Nếu bạn muốn nâng cao hiệu quả lãnh đạo, hãy tránh hai câu nói sau khi phản ứng với sai lầm của bạn hoặc cấp dưới.
“Thật vậy sao?” Câu nói này cho thấy bạn biết rằng có sự cố, nhưng nó không thể hiện khả năng hay tinh thần sẵn sàng nhận trách nhiệm của bạn. Thông điệp mà câu nói này gửi đi là, một người nào đó ở đâu đó trong vũ trụ này đã gây ra sự cố, chúng tôi không sẵn sàng và không có khả năng xác định người đó là ai, và sẽ không có ai chịu trách nhiệm cho sự cố này. Đây là một câu nói yếu đuối và thể hiện sự yếu kém của tổ chức cũng như năng lực lãnh đạo của bạn.
Những người nghe câu này từ bạn có thể sẽ thắc mắc về năng lực lãnh đạo của bạn. Kết quả là, người nói ra câu nói này cũng bộc lộ sự yếu đuối bởi rõ ràng họ không nhận trách nhiệm về việc có liên quan hay đã gây ra sự cố đó. Khi bạn quản lý một bộ phận, thì cho dù cá nhân nào trong bộ phận của bạn gây ra sai phạm, bạn cũng phải có một phần trách nhiệm trong đó. Mọi người muốn biết rằng bạn nhận thức được điều đó.
Cách tiếp cận/phản ứng tốt hơn
Để thể hiện năng lực lãnh đạo của mình, bạn có thể trả lời như sau: Chúng tôi đã xem xét trường hợp, tình huống đó và xác định được là tôi (hoặc chúng tôi) đã mắc sai sót khi gây ra sự cố. Là người quản lý, tôi xin nhận toàn bộ trách nhiệm để giải quyết vấn đề này và sẽ đền bù cho những ai chịu thiệt hại. Chúng tôi sẽ tiếp tục điều tra và tìm ra giải pháp thích hợp để xử lý vấn đề này. Tôi muốn bạn biết rằng tôi hiểu các thiệt hại do sai sót này gây ra. Tôi xin nhận trách nhiệm và sẽ giải quyết nó.
Cho dù cả hai câu nói này đều là xin lỗi, nhưng không câu nào cho thấy bạn thật sự cảm thấy có lỗi về những gì bạn đã nói và đã làm. Hai câu này gửi đi thông điệp rằng người lãnh đạo này đang xin lỗi về việc một người khác cảm thấy bị xúc phạm. Vậy vấn đề là ở người cảm thấy bị xúc phạm kia, chứ không phải là do những gì bạn nói và làm đã gây ra sự xúc phạm. Câu xin lỗi này chẳng khác nào xát muối thêm vào vết thương.
Hai câu nói này giống như đổ lỗi cho người cảm thấy bị xúc phạm. Nó không cho thấy bạn cảm thấy có lỗi vì những điều mình đã nói và làm. Người nghe câu này sẽ bắt đầu nghĩ rằng vấn đề nằm ở phản ứng của họ đối với lời nói, hành động của bạn. Không chỉ là bạn không nhận ra trách nhiệm của mình trong mọi việc, mà chỉ là nếu có ai cảm thấy bị xúc phạm, bạn đều cảm thấy hành động đúng đắn là xin lỗi về phản ứng của họ trước những gì bạn đã làm hoặc nói?
Cách tiếp cận/phản ứng tốt hơn
Nếu bạn thật sự cảm thấy có lỗi về hành vi, lời nói và hành động của mình, hãy xin lỗi một cách cụ thể. Bạn nên xin lỗi về hành động của mình chứ đừng xin lỗi về phản ứng của người khác. Bạn có thể nói những câu như: “Tôi xin lỗi về hành vi hoặc lời nói đã gây ra sự xúc phạm, và tôi không hề có ý định làm bạn cảm thấy bị xúc phạm.” Nếu bạn không xin lỗi về hành vi hoặc lời nói cụ thể của mình, bạn có thể nói: “Tôi không có ý làm anh chị cảm thấy bị xúc phạm với lời nói của tôi,” và nói thêm “Tôi rất tiếc”.
Đừng xin lỗi nếu bạn không có ý xin lỗi, và cũng đừng xin lỗi về phản ứng của người khác. Hãy xin lỗi về chính những gì bạn chịu trách nhiệm, và hãy cảm nhận cảm giác của người kia.
Nếu mục tiêu của bạn là xây dựng uy tín, niềm tin và mối quan hệ bền vững, bạn sẽ cần đảm bảo rằng những người nghe bạn nói cảm thấy bạn là người dám chịu trách nhiệm.
Nếu mục tiêu của bạn là phá hủy sự tín nhiệm và làm hỏng các mối quan hệ, hãy thoải mái nói những câu như “Sự cố đã xảy ra rồi” hoặc “Tôi xin lỗi nếu bạn cảm thấy bị xúc phạm”.
Phản ứng cho thấy bạn chịu trách nhiệm về vấn đề sẽ giúp hình ảnh của bạn tốt hơn nhiều so với phản ứng cho thấy bạn đang trốn trách trách nhiệm. Bạn muốn được nhìn nhận là một nhà lãnh đạo như thế nào?
Theo Forbes
Nhật Hạ
Xem thêm:
Bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh - Giám đốc kiêm Chủ tịch Công ty Xuyên…
Các cuộc biểu tình chống NATO và ủng hộ Palestine đã nhanh chóng bùng phát…
35 trẻ mẫu giáo và tiểu học hiện phải quay về điểm trường cũ đã…
Iran đã hiện thực cam kết mở rộng chương trình hạt nhân nhằm đáp trả…
Mưa lớn khiến một số nơi ở hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định bị…
Y học cổ truyền Trung Hoa thường nói rằng “nuôi thận là nuôi dưỡng sự…