Đời Sống

Không bao giờ là quá muộn để bắt đầu

Khi hầu hết mọi người nghĩ rằng lối sống của họ đã được cố định ở tuổi 40, không còn là độ tuổi để bạn tiêu phí tuổi trẻ một cách bừa bãi nữa, nhưng nhà văn Matsuura đã bắt đầu cuộc đời mình ở tuổi 40, hào hứng như học sinh năm nhất tiểu học, đầy tò mò về mọi thứ và muốn tìm hiểu mọi thứ.

Không bao giờ là quá muộn để bắt đầu. (Ảnh minh họa: Shutterstock)

Trong cuốn sách “Khởi đầu mới cho tuổi 40”. Tác giả cuốn sách này, Yataro Matsuura, đặt mục tiêu cho mình là “một tuổi 70 rạng rỡ”. Ông định vị cho mình “đỉnh cao của cuộc đời là ở tuổi 70” nên đã lên kế hoạch cẩn thận cho vở kịch của nửa sau cuộc đời.

Giữ tâm lý trẻ chính là động lực để tiến lên trong cuộc sống! Ngay cả ở tuổi trung niên và tuổi già, dù chúng ta 50, 60 hay 70 tuổi, chúng ta cũng phải sống một cuộc sống cởi mở và thoải mái. Điều chờ đợi chúng ta ở phía trước không phải là tuổi già và sự yếu đuối mà là một cuộc sống khác đầy nhàn hạ.

Tôi từng đọc một bài viết về một cụ bà 90 tuổi, bà muốn chơi violin ở tuổi 60, nhưng khi đó bà nghĩ rằng tuổi đã cao sẽ không thể học violin nên bà đã bỏ cuộc. Giờ đây bà đã 90 tuổi, bà tiếc nuối vì đã không học violin khi 60 tuổi, nếu từ đó bà bắt đầu học chơi violin và bà đã có thể chơi đàn vui vẻ suốt 30 năm nay. Thực ra, hầu hết chúng ta đều từng nghe nói rằng người lớn tuổi của chúng ta đều hối hận vì “không thể biết sớm hơn” nếu biết sớm hơn và bắt đầu làm thì bây giờ họ đã không như thế này…

Cuộc sống như một chuyến tàu một chiều lao về phía trước, nhìn cảnh vật bên ngoài vụt qua. Một trạm rồi lại một trạm, bạn bè và người thân bên cạnh lần lượt xuống xe, chỉ còn lại bạn một mình ngắm nhìn phong cảnh. Dù có hối hận hay tiếc nuối thế nào, những khoảng thời gian đã qua cũng không thể trở lại. Vì vậy, hãy nắm bắt hiện tại, bất kể bạn muốn làm điều gì, bắt đầu bất cứ lúc nào cũng không bao giờ là quá muộn. Trước khi xuống xe, đừng để những trang đầu của cuộc đời mình để lại trống rỗng hay đầy tiếc nuối!

Tâm lý quyết định vận mệnh

“Không có cuộc sống nhàm chán, chỉ có thái độ nhàm chán đối với cuộc sống,” câu nói này thật ý nghĩa! Tôi thường nghe nhiều người nói rằng họ không có thời gian, hoặc cảm thấy mình đã lớn tuổi, luôn có lý do để từ chối bắt đầu, nuông chiều bản thân sống qua ngày mà không nỗ lực. Kết quả của việc không cố gắng mỗi ngày sẽ dẫn đến một tương lai như sau: thanh niên lười biếng → trung niên không thành công → lão niên nghèo khổ. Nói thẳng ra, thành công trong cuộc đời mỗi người là do chính nỗ lực của bản thân mang lại, và thời điểm tốt nhất chính là hiện tại. Vì vậy, hãy “bắt đầu” hành động ngay bây giờ!

Người sáng lập TSMC, ông Trương Trung Mâu, bắt đầu khởi nghiệp ở tuổi 54, thành lập TSMC vào năm 1986, xây dựng “ngọn núi bảo vệ đất nước” của Đài Loan. Bây giờ ông đã hơn 90 tuổi, nhưng vẫn giữ thái độ tự kỷ luật và tích cực, duy trì thói quen đọc sách mỗi ngày, nắm bắt nhịp đập của thế giới, và mạnh mẽ đề cao học tập suốt đời, tạo nên một cuộc đời phi thường.

Nhà quản lý học vĩ đại Peter Drucker từng nói: “Những điều thú vị bắt đầu từ tuổi 60,” bởi vì năng suất của ông đã tăng trưởng vượt bậc sau 60 tuổi. Ông vẫn miệt mài với việc giảng dạy và viết lách cho đến khi 92 tuổi, hoàn thành bài giảng cuối cùng tại Đại học Claremont.

Điều này cho thấy tuổi tác không phải là lý do để từ chối “bắt đầu,” và không có thời gian cũng không thể là cái cớ. Nếu bạn thật sự coi trọng một điều gì đó, thì việc “bắt đầu làm” chắc chắn phải được đặt lên hàng đầu.

Thái độ quyết định số phận. Bắt đầu từ bây giờ, hãy hành động, liên tục học hỏi, và sau đó áp dụng những gì đã học. Trong quá trình đó, hãy không ngừng chỉnh sửa và điều chỉnh. Chỉ cần nỗ lực không ngừng, bạn sẽ có cơ hội tiến đến con đường thành công. Câu nói “sống đến đâu, học đến đó” chỉ ra rằng chỉ có học hỏi liên tục mới có thể giúp ta đi được con đường dài hơn.

Việc trì hoãn “bắt đầu” thường là do tự mình đặt ra giới hạn cho cuộc sống, không có thời gian, tuổi đã lớn, không làm được… và do đó rơi vào “sự trì trệ thói quen,” không muốn “bắt đầu,” dẫn đến hiện tượng “thành tích thấp” trong tương lai.

Để tránh đau khổ khi làm việc chăm chỉ, chúng ta vô thức hạ thấp tiêu chuẩn của mình. Điều này có thể do bốn lý do sau:
1. Sợ thất bại.
2. Sợ bị nhận phản hồi tiêu cực từ người khác.
3. Bạn không thể thấy phần thưởng khi hoàn thành nhiệm vụ.
4. Lười biếng và thích được thoải mái, thiếu kiên trì.

Những gợi ý thực tế:
•Tham khảo kinh nghiệm của người khác và đừng sợ thất bại.
•Dành thời gian để trau dồi kỹ năng và kiến ​​thức chuyên môn.
•Đừng tạo áp lực quá lớn cho bản thân, hãy tiến hành từng bước một cách có kế hoạch và tự khen ngợi bản thân khi thích hợp.
•Đừng quan tâm quá nhiều đến ý kiến ​​của người khác, hãy tập trung làm những gì mình nên làm.

Đừng có tâm lý sợ cái mới (Neophobia), chỉ cần chúng ta muốn làm, cuộc sống sẽ có vô vàn khả năng! Câu thơ cổ có câu: “Ngựa già nằm chuồng, chí ở 4 phương”. Dù ngựa đã già, nhưng vẫn hy vọng có thể phi nước đại. Thế nhưng, mỗi phút mỗi giây trong cuộc đời đều có thể là một khởi đầu mới, chỉ cần sẵn sàng làm, thì lúc nào cũng là thời điểm tốt nhất.

Lý Ngọc

Published by
Lý Ngọc

Recent Posts

TKV sẽ nhập khoảng 5 triệu tấn than/năm từ Lào về Quảng Trị

Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam (TKV) dự kiến từ năm…

7 phút ago

Ông Trump chọn Thống đốc Bắc Dakota Doug Burgum làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ

Tổng thống đắc cử Donald Trump đã hé lộ một thông báo "lớn" vào tối…

29 phút ago

Ông Trump chọn cựu Dân biểu Doug Collins làm Bộ trưởng Cựu chiến binh

Tổng thống đắc cử Donald Trump hôm thứ Năm (14/11) đã công bố rằng ông…

1 giờ ago

Lý Tử Thất đổi tên trên CMND, bị dị ứng nặng sau khi tiếp xúc với sơn mài

Lý Tử Thất (Li Ziqi) đã trở lại vào thứ Ba (12/11) sau 3 năm…

1 giờ ago

Gần 5000 sản phẩm kẹo, viên sủi… giả mạo bị phát hiện tại một công ty dược

Lượng lớn thực phẩm, như kẹo dẻo hương trái cây, viên sủi nghi giả mạo…

2 giờ ago

Vụ tông xe chết 35 người: ĐCSTQ buộc hỏa thiêu thi thể, Bộ Ngoại giao bị chế giễu

Bộ Ngoại giao ĐCSTQ đáp rằng: “Trung Quốc là một trong những nước an toàn…

2 giờ ago